Tình yêu nơi chốn, song sinh cùng kỷ niệm, trong thơ Nguyễn Đạt. (Kỳ 02)

04 Tháng Mười 201611:20 SA(Xem: 3889)
Tình yêu nơi chốn, song sinh cùng kỷ niệm, trong thơ Nguyễn Đạt. (Kỳ 02)

 

Du Tử Lê,

(Tiếp theo kỳ trước).

Tôi vẫn quan niệm, nơi chốn, tự thân vốn không mang một ý nghĩa cụ thể nào, nếu không có phần thịt, da, hồn tính do con người đáp đỗi cho nó. Phần thịt, da, hồn tính của một nơi chốn càng mang tính đặc thù, khi chúng hiện diện trong văn chương, nhất là qua thi ca.

Tôi tin, nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848):

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà…”
(4)

Cách đây nhiều thập niên, thi ca của chúng ta còn dành cho nơi chốn nhiều kỷ niệm hơn nữa. Điển hình như “Chùa Hương” trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938):

Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy.
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Lưng đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.
Mẹ cười: "Thầy nó trông!
(Nđd)

Hay “Đèo Cả” trong thơ Hữu Loan (1916-2010):

Đèo cả!
Đèo cả!
núi cao ngất
mây trời Ai Lao
sầu đại dương
dặm về heo hút
Đá bia mù sương
…” (Nđd)


Hoặc những địa danh trong thơ Quang Dũng (1921-1988):

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
(…)
“Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”

(Trích “Đôi mắt người Sơn Tây”. Nđd)

Gần hơn, trước 1975, người đọc cũng bắt gặp Pleiku trong thơ Kim Tuấn (1938-2003):

Buổi chiều ở Pleiku những cây thông già

đứng lên cùng bụi mù
tiếng phi cơ, tiếng xe và tiếng súng
“anh còn phút nào để nói yêu em
(...)

Buổi chiều ở Pleiku có anh và nỗi buồn
có đêm, có ngày, có quan, có lính
có jeep chở vợ đi chơi, có kẻ chờ xe đi làm
có vui, có buồn, có mây, có núi
có anh đứng nhìn ngày tháng đi qua
buổi chiều ở Pleiku có cà phê và bạn hiền
có biển hồ nước trong có lúc buồn soi mặt
ôi mặt mình sao bỗng gớm ghê
ôi đời mình sao nhìn muốn khóc
ta với ta xa lạ vô cùng”.

(Trích “Buổi chiều ở Pleiku”. Nđd)

Hoặc Vũ Hữu Định (1942-1981):

“… Em Pleiku má đỏ môi hồng

ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông

nên mắt em ướt và tóc em ướt

nên em hiền như mây chiều trong…”

(Trích “Còn chút gì để nhớ”. Nđd)

Sau biến cố tháng 1975, ở hải ngoại cũng có rất nhiều nhà thơ nhắc tới Saigon, trong thơ của họ…

Nhưng, Nguyễn Đạt, hơn bất cứ một thi sĩ nào khác, có dễ là người gắn bó thiết thân nhất, với những nơi chốn ông đi qua, ở lại, rồi đem chúng vào thơ. Với họ Nguyễn, nơi chốn không chỉ như kỷ niệm hoặc, làm phông nền cho một tình yêu mà, chúng chính là Tình Yêu. Thứ tình-yêu-song-sinh: Giữa nơi chốn và, kỷ niệm.

Trong số rất nhiều nơi chốn họ Nguyễn đã sống, đã thao thiết thì, Đơn Dương, B’Lao, Di Linh, Đa Thọ, Dran… là những địa danh hiển lộ nhiều lần trong thơ của Nguyễn.

Trong thi phẩm “Dran” ấn hành năm 2015, tôi đếm được 9 bài thơ mà địa danh “B’Lao” có ngay trong tựa bài. Và địa danh “Dran” cũng được ông mang vào tựa đề với 6 bài khác nhau. (Nđd)

Trước đó, ở thi phẩm “Nơi băng giá” ấn hành năm 1991, địa danh “Đơn Dương” cũng được ông đề cập ngay trong tựa của 3 bài thơ (cộng 2 phụ bản họa)…

Tôi rất thích một số câu trong những bài thơ của Nguyễn mà, nơi chốn không chỉ minh thị ngay nơi tựa bài. Thí dụ:

Em nghe thấy chăng

Những đêm hoang vu gió lóc thịt xương

Dưới một cành thông buốt nhọn ở Đơn Dương

Anh đứng ngây mình trong nỗi tự sát và yêu em

Những đêm khuya như phím đàn giá lạnh”

(trích “Đêm Dơn Dương”. Nđd)

Hoặc:

Giữa chơi vơi mây rã tro bụi

Rớt xuống hoàng hôn bải hoải

Thanh ơi loài chuột núi vẫn rục rịch

Ánh mắt chúng đẹp mắt Thanh lấp lánh cùng đêm sao”

(Trích “Chuột núi ở B’Lao”. Nđd)

Hoặc nữa:

Đêm trở mình vô cùng rã mệt

Từng vì sao rụng dưới chân soi

Đêm dấu mặt trong cây thiếp ngủ

Nàng loãng tan trong ánh sáng trời”

(Trích “Đêm Đà lạt có thể”. Nđd)

V.V…

.

Với tôi, dường như mỗi nhà thơ thường bị một số từ đặc biệt ám ảnh, mai phục trong vô thức… Nên chúng dễ tái hiện một cách tự nhiên trong thơ của họ. Nguyễn Đạt không ngoại lệ.

Tôi gặp được rất nhiều tính tự “rã” trong thơ ông - - Không chỉ là từ-đơn mà, còn cả những từ- kép nữa. (Thí dụ “chờ rục rã”) (Nđd).

Tính từ “rã” tôi gặp lần đầu tiên nơi câu “Mặt trời chiều rã rưng rưng biển” trong bài “Trường Sa hành” của Tô Thùy Yên, viết năm 1974.

Tôi không biết ai là người đầu tiên xử dụng tính từ này. Nhưng việc xử dụng nhiều lần tính từ ấy, trong thơ của Nguyễn Đạt thì, bên cạnh nơi chốn, người đọc lại có thêm một “điềm chỉ” hay, “từ khóa” để nhận diện dòng chảy thi ca của họ Nguyễn.

Cũng nằm trong những “điềm chỉ”, để dễ nhận ra thơ Nguyễn Đạt, theo tôi, là sự cố tình lập lại một nhóm chữ, như một điệp khúc (nhấn mạnh) hoặc, “dấu nhấn” cho một đoạn thơ như:

Uống ly này ly này nữa”; “Thông rừng Dran ôi thông rừng Dran”; “Sóng sánh sóng sánh sóng sánh nước”; hay “Quả thông khô quả thông khô”… (5) Khiến nhiều người liên tưởng tới phong cách thơ Thanh Tâm Tuyền. (TTT cũng thường lập lại một số cụm từ trong thơ, như thế).

Tuy nhiên, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền không phải là người đầu tiên lập lại một nhóm chữ như điệp khúc, mang tính dấu nhấn. Hình thái này cũng thấy rất nhiều trong thơ Nguyên Sa, Trần Dạ Từ, Tô Thùy Yên... Xa hơn nữa, sự lập lại ấy, đã hình thành rất lâu, trong lịch sử thi ca tây phương.

Cụ thể, những ai từng đọc thơ Boris Pasternak, hẳn chưa quên bài thơ “Đêm mùa đông” của Pasternak. Bài thơ có 8 phân khúc thì, hết 4 phân khúc lập lại điệp khúc: “Ngọn nến cháy trên bàn, ngọn nến cháy” (6)

Nếu cần tìm thêm một “điềm chỉ” hay đặc tính thi ca khác nữa, của Nguyễn Đạt, tôi thiết nghĩ, có dễ đó là những… kết luận bất ngờ. Ông thường ra khỏi một bài thơ bằng những hình ảnh hay, ý tưởng gần như không tương quan nhiều lắm, với toàn thể bài thơ. Nó như sự “chệch đường” với tuyến tính hay, một đoạn chỉ khác mầu, với sợi chỉ xanh xuyên suốt thi bản. Khiến người đọc thấy có nhu cầu đọc lại từ đầu, bài thơ.

Với tôi, đó cũng là đặc tính truyện Nguyễn Đạt mà, kỳ tới, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc vài cảm nhận về lộ trình văn chương thứ hai, của họ Nguyễn.

(Còn tiếp một kỳ)

_________

Chú thích:

(4) Nguồn Wikipedia - Mở. Câu chót, trong khổ thơ này, có bản chép “lác đác bên sông RỢ mấy nhà”.

(5) Câu thơ này, được tác giả lập lại 3 lần trong bài “Tặng Vật” có 4 phân khúc (Nđd)

(6) Đọc thêm “Boris Pasternak, con người và tác phẩm”. Nhiều dịch giả. XB tại Saigon, 1988. (Phần thơ do hai dịch giả Nguyễn Đức Dương và Hoàng Hưng đảm trách).
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,