Nam Dao: “Trăng Nguyên Sơ”, hiềm khích giữa chữ, nghĩa và xã hội? (Kỳ 01)

18 Tháng Mười 20169:49 SA(Xem: 4030)
Nam Dao: “Trăng Nguyên Sơ”, hiềm khích giữa chữ, nghĩa và xã hội? (Kỳ 01)

Tháng 10 năm 2004, trả lời cuộc phỏng vấn qua điện thư của nhà văn Mai Ninh ở Pháp, Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ông chỉ thực sự viết văn xuôi kể từ năm 1998. Trước đó, ông có làm thơ, gửi gấm bạn bè… Lý do theo ông:

“…‘văn xuôi’ thường cần thời gian, thứ này trước kia tôi có rất ít vì còn phải tập trung giảng dậy và nghiên cứu khoa Toán Kinh Tế, chưa có điều kiện để trả nghiệp, cái nghiệp bất bình tắc minh theo cách nói của Hàn Dũ, nôm na là không nhịn được thì khắc nói. Nhưng nói gì? Nói để ai nghe? Văn chương liệu có chia sẻ được với những ai? Chúng ta có cùng một lịch sử thật bi tráng, nhưng với tôi, tôi luôn luôn có cảm tưởng bị lường gạt, bị lừa phỉnh, qua luồng chính sử thường bị quyền lực o ép cưỡng bức. Nhu cầu chiếm hữu lại cho mình một lịch sử qua lăng kính chủ quan ngày một bức bách, trở thành yếu tố đẩy tôi vào thể loại Tiểu Thuyết Lịch Sử. Năm (19)99, Gió Lửa là tác phẩm đầu tay. Nhưng xin nói ngay, nghiêng thì có nhưng tôi chưa nghiêng hẳn về văn xuôi đâu! Khi Thơ bà Chúa của ngôn ngữ vời đến, tôi sẽ chẳng cưỡng lại được. Nhưng hiềm là bà Chúa vốn khó tính, không phải vẫy gọi tất cả mọi người, dẫu cả nước mình, trong và ngoài, ai cũng tự xưng là nhà thơ. Lục bát ắt rất truyền thống, vần điệu niêm luật tất là cổ điển, và nếu trúc trắc lên đèo xuống suối thì... gọi sang trọng là hành ngôn cách tân hậu hiện đại…” (1)

Nhưng, chỉ một năm sau, Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng đã hoàn tất tiểu thuyết lịch sử “Gió Lửa”, dày gần 500 trang chữ in. Và, liên tiếp, tính tới hôm nay, họ Nguyễn đã cho ấn hành 16 đầu sách - - Từ tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký tới thoại kịch… Khá nhiều cuốn đã được tái bản. Cộng chung số trang sách được ấn hành của Nam Dao, có thể đã lên tới vài nghìn trang.

Tuy nhiên, với tôi, đóng góp cho văn chương của một tác giả, không phải là số lượng tác phẩm hay, tổng số trang sách ông / bà ta đã hoàn tất mà, về phương diện hình thức, hay nội dung…, tác giả đó có được những thay đổi, hoặc mới mẻ cho văn chương hay không?

Từ quan điểm này, tôi trộm nghĩ, dường như ở lãnh vực nào, Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho thấy nỗ lực làm mới văn chương của ông. Nói cách khác, từ truyện ngắn tới tiểu thuyết, từ bút ký tới thoại kịch, bằng vào kiến thức sâu, rộng, kinh nghiệm sống phong phú…, họ Nguyễn đã luôn đắm mình trong những thử nghiệm. Tựa ông muốn đánh những đường kiếm trầm trọng về phương diện kỹ thuật, ngôn ngữ, cũng như tư tưởng.

Dẫu vậy, hai lãnh vực mà Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng được dư luận chú ý và, có thể nói thành công nhất là lãnh vực tiểu thuyết lịch sử và, hiện thực xã hội.

.

Nói tới lãnh vực văn chương hiện thực xã hội của Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng, những người theo dõi bước đường chữ, nghĩa dằn xóc bất trắc của Nam Dao, hẳn chưa quên vụ tiểu thuyết nhan đề “Trăng Nguyên Sơ” của ông - - Do nhà XB Lao Động ở VN phối hợp với Trung Tâm Văn Hóa Đông Tây, ấn hành năm 2008. (2)

Tác phẩm này, ngay tự sơ sinh, đã không nhận được nụ cười (dù nửa miệng) của định mệnh! Tựa giữa định mệnh chữ, nghĩa ở “Trăng Nguyên Sơ” và thực tế vốn ẩn tàng hiềm khích nhiều đời, kiếp!.! Tác phẩm mới phát hành chưa được một tháng thì, cơ quan kiểm duyệt đã yêu cầu NXB Lao Động thu hồi và, người chịu trách nhiệm nội dung tác phẩm có 30 ngày để sửa chữa, nếu muốn sách được tái lưu hành.

Cơ quan kiểm duyệt quy kết “Trăng Sơ Nguyên” là:

“… Cuốn sách có những trang, những đoạn mô tả, bình luận, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống hiện đại tại Việt Nam, ‘như chuyện đòi “boa’ ở khách sạn, ăn xin, bán dâm, loạn luân bố chồng ngủ với con dâu, bạn bè lừa lọc nhau, người vô tội bị quản thúc 3 năm chỉ vì đưa thơ ra nước ngoài, sự bất lực của bộ máy công quyền trong việc giải quyết các vụ kiện về đất đai…’ ” (Trích Công văn của Cục Xuất bản gửi Nhà Xuất bản Lao động ngày 03/12/2008). (Da Mầu.com. Nguồn Wikipedia)

Là người chịu trách nhiệm bản thảo “Trăng Sơ Nguyên”, nhà văn Trần Tử Huyến, trong phần “giải trình”, đã phản biện rằng:

“… Trăng nguyên sơ là tác phẩm văn học thể loại hư cấu (tiểu thuyết), được viết với thủ pháp Hậu hiện đại ít nhiều mới lạ với bạn đọc truyền thống trong nước, như chính tác giả nói trong Lời phi lộ: ‘Cấu trúc tiểu thuyết này kết hợp với thể cổ điển nào là phóng sự, rồi cả chưởng Kim Dung, tức một món lẩu đủ yếu tố ‘hậu hiện đại’ có thể gây sốc cho người đọc’. Thông qua những trang ‘du kí’ kể về hành trình vừa thật vừa giả tưởng, qua không gian và qua cả thời gian, của một nhóm người đi tìm báu vật ‘Bảo Quốc Hộ Dân’ và đi tìm những người đi tìm báu vật đó, tác giả muốn ghi lại những ấn tượng về đất nước và con người qua những thăng trầm của lịch sử. Đây là tác phẩm nghệ thuật có những cố gắng tìm tòi, cách tân trong hình thức thể hiện cũng như trong suy ngẫm mang tính triết lí nhân sinh về lịch sử, về số phận người và về quan hệ người với người, với xã hội, thiên nhiên (…)

“… Ngôn từ đối thoại của nhân vật, và của cả tác giả, mang tính ‘Hậu hiện đại’, diễu nhại, trào lộng, dễ gây mất thiện cảm, thậm chí là sốc với một số người.

Về điểm này tôi xin có ý kiến giải trình:

“– Những hiện tượng trên có được mô tả trong cuốn sách, nhưng chỉ là đơn lẻ (không lặp lại), không đậm đặc, chiếm không nhiều số trang sách và số sự kiện (đoạn Công văn vừa dẫn đã liệt kê gần hết những hiện tượng “tiêu cực” có trong sách); ngoài ra trong sách còn nhiều những sự kiện, những suy tư và cảm hứng tích cực khác, nên không thể nói là nội dung tác phẩm chỉ ‘tập trung phản ánh hiện thực một cách phiến diện khách quan, chỉ thấy tiêu cực, yếu kém’ như nhận định của Công văn (…)

“… Hơn nữa, tất cả những hiện tượng trên đều là có thật trong hiện thực cuộc sống ở Việt Nam (và không chỉ ở Việt Nam). Ở đây tác giả dùng thủ pháp “phóng sự” đưa những sự kiện đó vào trang sách để làm nền cho ý đồ nghệ thuật của mình – phê phán cái tiêu cực để đi tìm cái tích cực, cái nguyên sơ của tính người. Thái độ của tác giả trong cuốn sách là khẳng định cái tốt đẹp, phê phán những cái xấu trong xã hội – đó là đặc trưng tất yếu của nghệ thuật văn chương. Điều này có thể tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm của các tác giả, tác phẩm khác được dư luận đáng giá cao ở trong nước…” (Nđd)

Trước cái chết tức tưởi của đứa con tinh thần, nhà văn Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng đã có “…Vài lời… cho số phận”, chua chát, như sau:

Thời gian viết xong Trăng Nguyên Sơ (TNS), đọc báo thấy có nghị quyết này nọ khuyến khích người Việt ở hải ngoại gửi đô-la, mua nhà (có điều kiện để đàng hoàng hợp pháp), đóng góp ‘’ chất xám’’ vào công cuộc xây dựng đất nước…, tôi đã hồ hởi, biết đâu đất nước Việt Nam đang thay đổi. Gửi về cho mấy ông bạn văn, TNS được vài vị chú ý, giới thiệu với những nhà xuất bản trong nước, và xin giấy phép…Tháng 7/2008, nhà xuất bản Lao Động nhận in, mọi việc suôn sẻ. Tháng 11, TNS ra đời. Cuối tháng 11, đầu tháng 12, nghe tin như sét đánh ngang, Trăng (TNS) kia đang sống chuyển sang từ trần: Cục Xuất Bản ra tay bôi chất ‘xám’ Việt Kiều tôi thành ‘đen kịt’ một mầu ‘tiêu cực’. Sau đó, người biên tập TNS có bản giải trình với nội dung tôi chia sẻ và đồng ý 100%…” (Nđd)

(Kỳ sau tiếp)

__________

Chú thích:

(1) Theo amvc.free fr. Nguồn Wikipedia-Mở.

(2) “Trăng Nguyên Sơ” ấn hành lần thứ hai, bởi NXB Thi Văn Hoa Kỳ, 2015.  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17041)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12260)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8342)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33527)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5458)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9312)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10092)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19486)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21733)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,