Phùng Cung và, người bạn đời: Một tặng phẩm từ trời (Kỳ cuối - 04)

14 Tháng Mười Một 20163:41 CH(Xem: 5683)
Phùng Cung và, người bạn đời: Một tặng phẩm từ trời (Kỳ cuối - 04)

(Tiếp theo và hết)

Đọc tiếp bút ký viết về nhà văn / nhà thơ Phùng Cung của Nam Dao, độc giả sẽ càng thấy rõ hơn, dù chết oan khuất, nhưng ở một góc nào đó, họ Phùng vẫn nhận được những bày tỏ, ngưỡng mộ vàng mười của bằng hữu. Nhất là của người bạn đời!.!

Tôi vẫn nghĩ, với những tài hoa ngoại khổ, thượng đế thường đem đến cho họ những người bạn đời xứng-hợp. Tôi muốn gọi đó là một tặng-phẩm- từ- trời:

Lần cuối về Hà Nội, tôi đến thăm anh Hoàng cầm và báo tin Phùng Hà Phủ đã qua đời. Phủ đi làm về, ghé quán uống bia với bạn, bỗng ngật người đi hôn mê, đưa vào cấp cứu nhưng không qua được bàn tay tử thần. Rủ nhau xuống chia buồn với chị Thoa, nhưng mấy ngày sau anh Cầm lại bị ngã gẫy xương chậu, nằm bẹp. Thế là chịu. Thôi thì cứ ngày ngày đến chia sẻ với anh Cầm, mong anh có được chút niềm vui trong những ngày nằm bệnh. Chuyện trò, anh lại kể: Con người Phùng Cung là con người của những thái cực. Xưa, Trần Dần nhận biết anh ấy là loại tử vì đạo, im lặng thì có nhưng đầu hàng thì không. Một vai, anh ấy âm thầm gánh cái nặng của anh em, giọng ‘kiểm thảo’ vẫn cứ ngoan cố, lơ lửng, đúng theo kiểu ‘cao đầu phóng vĩ’ của một con ngựa chiến không chịu thành gia súc cho nhà Chúa.”

Sau đó, thi sĩ Hoàng Cầm kể Nam Dao nghe, vài chi tiết thôi, về người bạn đời của tác giả ‘Con ngựa già của Chúa Trịnh’ - - Nhưng cũng đủ cho thấy tình-nghĩa-kim-cương của bà dành cho người chồng ngoại khổ Phùng Cung:

Khi anh ấy bị đưa đi quản thúc trên Bất Bạt, chị Thoa lên thăm nuôi, nhưng anh ấy nhất định không nhận chị Thoa là vợ, không cho chị Thoa nhìn mặt, trả lại tiếp tế và khăng khăng một mực là mình không còn liên hệ gì với thế giới bên ngoài. Lần đầu, chị khóc sướt mướt. Đành về, rồi ít lâu sau chị lại lên. Anh Cung vẫn thế. Quản giáo vặn, lý lịch anh khai là đã kết hôn, thế là khai man. Amh đáp, thời ấy Đảng không đồng ý cho tôi lấy vì cô ấy thuộc giai cấp phong kiến, mà tôi thì mê mẩn, mất lập trường giai cấp. Nay tôi tỉnh ngộ, nhận có chung sống ngày trước, nhưng bây giờ tôi xin chấp hành… Thế thì anh lợi dụng hủ hóa, thêm một tội, quản giáo gằn giọng. Ừ thì thêm một tội. Thêm một chứ mười, tôi cũng chịu… Chị Thoa lại về, để tiếp tế lại chia chác cho anh em tù. Và chị cứ lên. Anh tiếp tục ruồng rẫy . Ba lần, bốn lần…

Tôi thở dài, có lẽ anh Cung mong chị quên anh ấy đi, chứ đã mang cái án miệng là phản động, là chống Đảng, bôi bác lãnh đạo như anh ấy thì biết ngày nào ra. Vả lại, chị Thoa khi ấy còn trẻ… Anh Cầm chép miệng, chắc vậy. Nhưng chị Thoa vẫn cứ đều đặn lên thăm nuôi, cho đến một ngày, hơn hai năm sau, hai vợ chồng mới lại nhìn nhau… Và chị Thoa sống cảnh chia ly như vậy suốt 12 năm đằng đẵng!”

Về cõi-giới thi ca Phùng Cung, Nam Dao cũng ghi lại cảm nhận của thi sĩ Hoàng Cầm như sau:

Tại sao? Tôi muốn hỏi lại, một lần cuối, tại sao? Đọc ‘Xóm Đêm’, (10 ) tôi nói với anh Cầm, tôi chưa hề thấy mang thù hận vào thơ. Anh buồn và xót xa. Nhưng anh vẫn nhân hậu. Anh vẫn trong trẻo. Thậm chí độ lượng. Anh Cầm giơ tay xoa mặt, mắt đờ dẫn nhìn vào khoảng không choãi về phía nơi quá khứ còn nương náu. Tại sao ư? Đó là câu chuyện của những con ngựa cung đình. Chúng không thể để dăm con ngựa chiến tồn tại để phủ nhận chính chúng. Còn Vua Chúa, thói thường là họ yên tâm với những con ngựa đã thuần, leo lên lưng, ra roi, nắm bờm và chờ tiếng hí đã rập khuôn rắp mẫu sẵn. Nhưng có hoạn nạn thì Cung mới có thơ hay như vậy! Anh cười, thế là bội thu đấy. Anh tiếp tục cười, nhưng tôi nghe có gì như tiếng nấc ừng ực…

Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều, thực lòng tôi chưa bao giờ quan tâm tới cái thuyết Tài Mệnh tương đố, bảo Cung có tài nên trời xanh đánh ghen với má hồng đánh ghen. Tôi cho rằng Phùng Cung trả giá chẳng phải vì anh thâm thù chuyện cha anh bị đấu tố mà hóa ra ‘chống phá cách mạng’. Tôi tin Phùng Cung trả giá chỉ vì anh níu giọt mồ hôi Mẹ, đứng dạy Làm Người. Và ở cái tư thế làm người, anh không muốn nhìn một chiều kiểu con ngựa cung đình có hai chiếc lá chắn che mắt, chỉ thấy con đường ta đi nhỏ bé trước mặt, thẳng tắp cho đến độ màu xanh da trời cũng thẳng. Vì thế, anh không đành tâm để Vua Chúa cưỡi lên lưng khiến anh làm con ngựa tôi đòi. Anh chẳng thể cuống cuồng nhai danh vọng trộn với thóc và mật ngọt trước khi chạy những vòng đua nịnh hót. Và anh lại chẳng như Hữu Loan xuôi ra Thanh Hóa, như Nguyên Hồng bỏ lên Bắc Giang, đi cho khuất mắt những con ngựa cung đình rắp ranh bổng lộc. Anh sờ sờ ở Hà Nội, nơi ngựa cung đình nhởn nhơ nhưng chưa an tâm. Đợi dịp, chúng xúm lại, hóa thân thành giống biết sủa biết cắn và biết đẩy anh vào cái thân phận tội đồ.

Trong tù, anh chỉ còn thơ. Và trăng.

“ ‘Trăng qua song sắt

Trăng thăm ngục

Bỗng ta chợt tỉnh

Sững sờ

Trên vai áo tù

Ngày xưa ơi!

Xa mãi đến bao giờ.’ ”

.

Qua phần hai của Bút Ký Nam Dao, như đã nói, hơn 100 trang sách in, là một bút ký chen lẫn tự sự kể. Nó tựa bản “tự kiểm” chân thật tới mủi lòng của Nguyễn.

Nếu phần 1, tựa đề “Những con người”, như một thứ đàn tràng trên giấy, giải oan cho một số văn nghệ sĩ chết trong oan khuất - - Thì phần hai, tuy tựa đề “Những bóng ma”, nhưng với tôi, nó lại như thứ “kinh cầu”, khẩn xin bình minh sớm trở về với đất nước.

Tôi không thấy cần trích ít, nhiều phần “tự kiểm” của Nam Dao, mà nghĩ: Nên dành ưu tiên cho độc giả của Nguyễn.

Trước khi chấm dứt bài viết ngắn này, tôi chỉ xin ghi lại những dòng chữ cuối cùng của Bút Ký Nam Dao, gửi 2 người bạn trẻ, ông gặp giữa quê nhà là Bình Minh và Hoàng Oanh:

“… Điều tôi muốn nói để trả món nợ với tuổi trẻ hai em là chưa muộn nếu chúng ta lên đường từ một quá khứ cùng hiểu ra để tránh được những bước hững chân mai sau. Và dù thế nào chúng ta cũng phải đi. Chỉ xin được đi với những bước vững chắc, với ý thức tìm về quê quán là con người, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Như những đứa con nhân loại, chúng ta còn sẽ vượt qua sa mạc, vượt qua núi cao, vượt qua đại dương. Trên bước đường trong mênh mông, chúng ta đang cần chút nước cho một hành trình mà đích đến còn ở trước mặt. Những thiệt thời trong quá khứ đã đủ lớn nên ta không thể để cả một giống nòi bị hụt hơi vì vô vọng.

Và mỗi bước đi của tôi, tôi sẽ ngước lên chào bình minh, đợi tiếng hoàng oanh hót cho mặt trời lên, để nắng vào lòng, ngước mặt nhìn mặt trời thật sáng.”

.

Bút Ký Nam Dao / Nguyễn Mạnh Hùng khép lại với bình minh, tiếng chim hót; mặt trời lên…, tự thân đã là những tia nắng hy vọng (có phần ngậm ngùi) của trái tim nhà văn, dù ở đâu, thế nào, cũng không thể không đập cùng nhịp với trái tim tổ quốc.

Du Tử Lê,

(Nov. 2016)

________

Chú thích:

(10) “Xóm Đêm” tựa đề một tập thơ của Phùng Cung (chú thích của người viết bài này).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20219:17 SA(Xem: 6995)
Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài ‘Mẹ Tôi’,
24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 19577)
Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50
11 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 10624)
Một buổi sáng, bất ngờ Bạn-tôi nhắc tôi đọc truyện ngắn “Nấm Mồ” của Vũ Thư Hiên. (1
31 Tháng Giêng 202112:00 SA(Xem: 13149)
Theo Wikipedia-Mở thì, hành trình văn chương, nghiên cứu của nhà văn Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại chính
27 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 19511)
Bây giờ đã 24 năm kể từ ngày dòng văn học nghệ thuật miền nam Việt Nam bị bức tử.
26 Tháng Tám 202012:00 SA(Xem: 12520)
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960...
31 Tháng Bảy 20209:56 SA(Xem: 8065)
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
11 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 19470)
dutule.com: Chúng tôi đăng lại, bài Du Tử Lê viết về bạn mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, như món quà muộn, mừng Sinh Nhật anh.
06 Tháng Sáu 20203:30 CH(Xem: 5776)
Trần Thanh Hiệp ghi nhận rằng “lịch sử” thơ Tự Do ở Việt Nam, đã chào đời khoảng cuối thập niên 1920, đầu thập niên 1930.
11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11235)
họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8804)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11050)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,