Phù Hư, “tiếng còn hao vọng giữa mùa thịnh âm” (Kỳ 01)

18 Tháng Mười Hai 201611:05 SA(Xem: 5964)
Phù Hư, “tiếng còn hao vọng giữa mùa thịnh âm” (Kỳ 01)

Phù Hư là một trong những nhà thơ quen thuộc của độc giả miền Nam, trước tháng 4-1975. Ông nổi tiếng với bài thơ “Ngậm Thẻ Qua Sông”, viết năm 1972. (1)

PhuHu 01
Nhà thơ Phù Hư (hình MPK Phước Khùng).



Sự thực Phù Hư / Nguyễn Đắc Ngân, không chỉ được đông đảo những người yêu thơ biết tới, qua bài thơ vừa kể mà, ông cũng nhận được nhiều yêu mến qua một số bài thơ khác, như “Quân Bộ Khúc”, “Đồn Sơn Yểm”…

Dường như tất cả những bài thơ được coi là nổi tiếng của Phù Hư, đều viết về những năm, tháng ông chiến tranh khốc liệt ở miền Nam. Những bài thơ ra thoát khỏi phong trào hay, sự “đồng bộ” của những người làm thơ về chiến tranh, súng đạn một thời chinh chiến. Họ Nguyễn với những bài thơ viết ở thời kỳ đó, đã hiện ra như một “chân dung” hai mặt. Không ít người cho rằng đó là loại thơ “phản chiến” - - Có tính chất thời thượng! Nhưng cũng không ít người lại ghi nhận, đó là những bài thơ phản ảnh tình cảm trung thực, rất con người, của Phù Hư. Ông không vô tình hay cố ý, gắn cho thơ của ông một “nhãn hiệu” nào - - Dù ngợi ca hay, khinh bạc sống, chết…

Phù Hư / Nguyễn Đắc Ngân không “lên gân” coi cái chết như…củ khoai. Ông cũng không phất cao ngọn cờ căm thù hoặc, cầu nguyện Thượng đế ban phước lành cho dân tộc Việt Nam, sớm có hòa bình. Họ Nguyễn chỉ ghi nhận những chi tiết nhỏ nhặt, những rung động vi tế từ trái tim mẫn cảm… Nhưng chính những cảm thức tưởng chừng nhỏ nhặt kia, tự thân, lại mang rất nhiều ý nghĩa!!! Vì đó chính là thân phận con người! Thực tế đời thường, ở những góc khuất, lấp nhất…

Nếu nối kết đa số những bài thơ của Phù Hư, trong thi phẩm “Ngậm Thẻ Qua Sông” thì, với tôi, đấy là một trường khúc lấp lánh tính nhân bản, lấp lánh, sáng lên từ thảm kịch chung một giai đoạn lịch sử, đất nước.

Nhà văn Trần Văn Nam, tháng 9 năm 2009, trong một bài nhận định về thơ thời chiến, ở miền Nam, viết đã chia loại thơ thời thế này, thành hai dòng chảy, khi ông viết về thi phẩm “Ngậm Thẻ Qua Sông” của Phù Hư, được nhà XB Hội Nhà Văn, ấn hành đầu năm 2013, như sau:

Thơ Thời chiến Miền Nam, ta thường nhắc những câu thơ khinh bạc của những quân nhân ở trong cuộc; ta cảm thức những ý tưởng pha trộn chấp nhận và chua chát làm người trong thế hệ đi vào cuộc chiến; những ý tưởng kiểu ‘cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi’ mà trong Đường Thi có nói tới rồi từ hàng ngàn năm trước. Như Nguyễn Bắc Sơn tiên liệu một điều may rủi: ‘Mai ta đụng trận ta còn sống / Về ghé Sông Mao phá phách chơi / Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm / Đốt tiền mua vội một ngày vui’. Như Tô Thùy Yên nghĩ thầm biết đâu ngày mai có thể tử trận: ‘Còn mươi tháng nữa lên trung úy / Có thể ngày mai chửa biết chừng’. Hoặc như Trần Hoài Thư cũng có mối ưu tư ngày mai như vậy: ‘Xin cô hàng thêm một két bia / Hôm nay lãnh lương tôi đãi hết / Cô hàng ơi, một mai tôi chết / Ai tiêu dùm, ba tháng tiền lương’. Còn rất nhiều những câu thơ khinh bạc rải rác trong thơ thời chiến Miền Nam.

Để dễ dàng dẫn chứng, ta có thể truy cập căn cứ vào bộ sách có nhiều công sưu tầm ‘Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến’ (nhà xuất bản Thư Ấn Quán, tập I và II, dầy 1550 trang).

(…)

Cũng trong bộ sách ‘Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến’ ấy, ta bắt gặp nhiều câu thơ tình đời thường, nghĩa là không có vẻ gì khinh bạc số phận rủi may vì mũi tên hòn đạn vô tình mà bỏ lại người yêu; chỉ là thơ nhắc nhở người vợ hiền hay người tình chưa cưới hãy chờ đợi, hãy lo cho con thơ, cho cha mẹ già, cho mảnh vườn hay ruộng nương lợi tức khiêm tốn. Lãng mạn hơn thì là nhắc nhở chuyện ngày xưa gặp gỡ thần tiên mà bây giờ tính lại cũng đã bao năm canh gác nơi tiền đồn biên giới; nhắc nhở chuyện ngày nào cùng học một trường với lưu bút ngày xanh mà nay đành phải xếp bút nghiên. Buồn bã hơn thì tin tức em lên xe hoa trong khi anh chưa biết ngày nào hết hạn quân dịch… Những câu thơ tình đời thường ít gây ấn tượng nên rải rác đâu đó trong thơ thời chiến như gió thoảng qua, chờ đợi ta sưu tầm sự phong phú của nó, thiết tưởng cũng không kém số lượng như thơ tình khinh bạc…”

Sau khi phân nhánh hai dòng chảy chính của thơ miền Nam thời chinh chiến, họ Trần bước vào bài “Ngậm Thẻ Qua Sông” của Phù Hư:

Lại có những người đã vào hẳn quân ngũ, đã hành quân xuôi ngược khắp nơi, nhưng thơ thì vẫn là thơ tình đời thường, như kể chuyện trong thời gian hành quân tạm trú bên hông nhà của gia đình thường dân (dù được mời vào ở trong nhà, nhưng khước từ vì không muốn gia chủ khó xử và bận rộn).

Gia chủ là một thiếu phụ có chồng cũng đi lính đã rất lâu, không biết sống chết ra sao mà bặt tin tức gửi về. Người lính chắc có ý nghĩ thầm kín khi kể mẹ nàng trông mong có một mụn cháu đầu lòng mà tin chồng nàng thì bặt vô âm tín. Người lính chắc cũng có ý nghĩ thầm kín khi đêm khuya nghe tiếng nàng thở dài, vì chàng ngủ bên hông nhà chỉ cách ngăn bởi một vách đất. Bài thơ này nhan đề ‘Ngậm Thẻ Qua Sông’ của tác giả Phù Hư (do nhà văn Trần Hoài Thư gửi đến năm 2009), cùng một số thơ khác được Thư Quán Bản Thảo sưu tầm và gửi đi cho các bạn quen để coi như phần bổ túc cho bộ sách ‘Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến’. Đôi bài đã có sẵn trong bộ sách ấy, như bài ‘Ngậm Thẻ Qua Sông’ này. Bài thơ viết theo lối một truyện kể, nhưng có những từ ngữ và thi ảnh thật hiếm quý, như khi ánh trăng chiếu xuống thì ‘ngồi co mình cho bóng bớt riêng tôi’ và khi thức khuya mới hay ‘hồn bớt ngủ’, cũng như mới hay ‘trăng tháng chạp úa quanh đồi’. Một tháng ở bên hông nhà như vậy, không làm phiền gì ai, cho đến khi đội quân có lệnh rút đi bí mật vào lúc nửa khuya, người lính cũng lặng lẽ rời khỏi nơi tá túc (mỗi người lính tá túc kế bên mỗi nhà người dân, theo lối ấy, chắc là cách tản mác khi nghỉ dưỡng quân, không theo lối tập trung dễ làm mục tiêu cho đạn pháo rót vào). Rút đi êm ru, bỏ lại những ý nghĩ thầm kín, cố gắng giữ thật im lặng như khi quân di hành qua sông cần ngậm thẻ bài bằng kim loại thường ngày đeo ở cổ. Ngậm thẻ như vậy hầu tránh cơn ho chợt đến không kìm giữ nổi, hay kiểm soát cái sặc sụa biết đâu lại tới tình cờ. Vậy ngậm thẻ qua sông vừa có nghĩa đen ‘giữ im lặng bí mật khi hành quân’, vừa có nghĩa bóng ‘giữ kín ý nghĩ thầm có thể phạm tới luân thường đạo lý’, nhất là khi người chồng của người thiếu phụ cũng là lính bôn ba xuôi ngược như mình, cũng bặt tăm như mình qua bao năm chinh chiến chưa một lần ghé thăm nhà. Bài thơ như một truyện kể, nên xin trích ra khá dài hầu không bỏ sót những câu thơ hay, và phải gồm những chi tiết khiến ta thông cảm cho một mối tình câm:

“… em nhớ thương chồng đóng đồn ải xa

lâu, tin vắng, trông mòn đường xóm

tôi ở quá bên hông nhà gió sớm

đợi dùm em tin chinh chiến gởi về

“… làng em ở gió Lào qua rất độc

ngày mưa mù khuất núi mù sông

mẹ già mong một mụn cháu đầu lòng

em nhắn gửi, bao lần tin vẫn biệt

“… tôi nương bóng nhà trăng che khuất

ngồi co mình cho bóng bớt riêng tôi

nhìn xa trăng định trốn sau đồi

sông, tiếng vạc đậm buồn như tiếng cú

thức có khuya mới nghe hồn bớt ngủ

mới hay trăng tháng chạp úa quanh đồi

nghe em thở buồn não mãi không thôi

“… em vẫn bảo tôi mái tranh không chật

tôi cười xòa xó xỉnh miết đâm quen

“… hôm từ biệt quanh thôn nhà cửa khép

lúc quân đi chắc em không hề biết

đội tôi ngậm ngùi ngậm thẻ qua sông

còn tôi co ro lạnh mãi gió đông

một lần cuối nhìn nhà em đóng kín

tin chồng em chắc chưa về đến bến

như tin tôi mấy thuở gởi thăm nhà...”

(Phù Hư trong bài “Ngậm Thẻ Qua Sông”). (Nguồn Wikipedia)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33544)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5468)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9322)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10103)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19502)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,