Phù Hư, "quán chôn tiếng khách bàn ghi chỗ ngồi (Kỳ 02 - Cuối)

24 Tháng Mười Hai 20161:51 CH(Xem: 4216)
Phù Hư, "quán chôn tiếng khách bàn ghi chỗ ngồi (Kỳ 02 - Cuối)

Cũng nhân dịp ra đời của thi phẩm “Ngậm Thẻ Qua Sông” tại VN, năm 2013, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ, trong một bài viết trên báo Tiền Phong (số đề ngày 30 tháng 6-2013), đã ghi nhận về Phù Hư Thơ và, đời thường như sau:

“… Cuộc đời là một cuộc phù hư thấp cao lận đận, không ai có thể biết trước cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu khi thời gian đang mỗi ngày một ngắn lại, nó không cho phép ai lẩn tránh cái định phận đã từng đeo đuổi theo suốt một mùa chinh chiến, nhất là cái định phận ấy lại là của những người lính. Phù Hư là một người như vậy. Khi cầm súng cũng như làm thơ, với anh, như chiến đấu cho một thứ tương lai không bao giờ hiện hữu, vì thế thi ca của anh luôn mong manh bốc khói.

Với thi sĩ, cuộc đời là một ‘Quân bộ khúc’ như một bài thơ của Phù Hư, là một cuộc hành quân triền miên thầm lặng băng qua những vùng ‘lãnh khí’, nhiều khi nó không là gì hết trong cái cõi đời sát phạt tử sinh phù du trắc ẩn.

Sau 30/4/75, Phù Hư cũng như nhiều người, trở lại làm ‘phó thường dân’, mưu sinh từng ngày trên những vỉa hè góc phố. Thời đó, có thể nghe những tiếng rao khan đục vang lên trong những cung đường trưa vắng ‘ai có radio, quạt máy cũ, tivi hư, răng vàng bạc vụn bán hôn’. Nếu nghe tiếng rao này của một gã đàn ông đen sạm dong dỏng cao thì đích thị chính là Phù Hư – thi sĩ – lính Sài Gòn trước 1975.

Phù Hư là ai, tôi cũng không biết, khi tôi vẫn là thằng học sinh mê văn chương ở miền Trung cát đá, chỉ nhớ đã từng đọc được một bài thơ của gã trên Tạp chí ‘Văn’ của Sài Gòn vào khoảng cuối năm 73 với bài thơ ‘Ngậm thẻ qua sông’. Tôi mường tượng Phù Hư chắc là một Kinh Kha đang thích khách sang Tần, một mình một thẻ một kiếm đang nín thở bơi qua sông Dịch, sau này khi gặp tôi mới hiểu ‘ngậm thẻ’ chỉ là một cách biểu lộ của văn chương, nó nói lên sự ‘bí mật’ im lặng của người lính khi hành quân qua làng mạc hay núi rừng ‘Đi qua rừng truông lá tủi thân / Quân như ma lẩn bước thì thầm/ Áo quần trận tiệp mùi cây lá / Đường xa đau rát gan bàn chân…’ [Quân bộ khúc]

Hồi đó sau một ngày mỏi mê chạy chọt điên cuồng lùng sục khắp nơi để kiếm được dăm ba đồng, anh em lại thấy Phù Hư lững thững đi vào quán 81 Trần Quốc Thảo (nguyên là quán của Hội VH-NT TPHCM, nay đã bị phá bỏ làm cao ốc) gọi mấy thùng bia hơi cùng bạn bè văn nghệ chén chú chén anh đến sập tối mới chịu về. Ít ai biết, nguyên một ngày rát hơi khản cổ mỏi gối trôi qua gã đã không mua được một thứ gì ngoài một cái răng vàng mà nghe đâu ngày mai người ta mới có thể cạy ra và đưa cho gã [?].

Phù Hư có một bộ mã cao gầy chắc đậm như một cây sậy, gương mặt sắc cạnh, ăn nói như đinh, hài hước thâm thúy lọc lõi như một tay chơi, nói chuyện với Phù Hư có cái vui là không biết gã nói giỡn hay nói thật, vì cách nói của gã mang hơi hướm dân trí thức nhưng lại cực sảng giang hồ, những tay văn chương giả hình hay bị Phù Hư cà khịa nhiều khi tím mặt mà không biết làm gì ngoài chuyện cười xòa cho qua chuyện.

Xét cho cùng nếu bương chải kiếm sống trong thời buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ thì chỉ có Phù Hư là số một, trong túi gã lúc nào cũng có ‘xiềng’, nhiều khi hứng chí gã bao hết làm cho anh em uống xiểng niểng, tất nhiên là cả một tuần sau anh em thấy gã biến mất, nhưng không - gã lại xuất hiện với nụ cười hư vô đúng như cái tên mà gã có – ‘Phù Hư’ quả là danh bất quá... hư phù, gã lại bia bọt khích bác tưng bừng cho đến khi một ai đó uýnh lộn tưng bừng u đầu sứt trán cho quán xá tưng bừng vui lên thì gã mới thôi.

Vui thì vậy nhưng lúc nào tôi cũng thấy ánh mắt gã lấp lánh tia giễu cợt buồn phiền, vì tôi biết đôi khi cuộc sống này cũng quá buồn đối với một chiến binh đã giã từ vũ khí - vì cuộc chiến tranh mà gã đã băng qua vẫn không bao giờ lành thẹo bởi những tiếng nổ âm u của cái chết vẫn còn đang đi về, nó vẫn là những cơn đau nhức khôn nguôi mà tôi vẫn thường hay nhìn thấy trong ưu tư của những người bạn anh em cùng thời.

“ ‘Tôi gác đêm như bóng người rình/ Tối nay đạn nổ nhẹ mạn sông / Sương mỏng quá nhìn hoa ngàn con mắt / Tôi giữa đêm nghe mình như thất lạc / Thương xóm nhà biết nổ đạn vào đâu ..’ [Ngậm thẻ qua sông]

Tôi biết nhiều khi gã cũng không muốn chơi với một ai, nhiều khi tôi thấy gã chỉ ngồi một mình, anh em ai tới thì tới không thì thôi, gã cũng không vui mà cũng không buồn. Tôi nghĩ, hắn ngồi đó với vết thương lòng, chỉ vì hắn thực là thi sĩ…” (Nđd.)

Tuy nhiên, với tôi, Phù Hư không chỉ thành công với những bài thơ 7, 8 chữ, viết về năm, tháng chinh chiến của mình; ông còn thành công với thể thơ lục bát. Mảng thi ca dường ít nhận được nhiều chú ý của đám đông!

Như chúng ta cùng biết, lục bát là thể thơ dễ làm! Khó hay!

Sự quyến rũ của thể thơ này, đã và, sẽ còn là một thứ hầm chông, bẫy ngầm với nhiều người làm thơ - - (Gồm luôn cả những nhà thơ từng thành danh với thể loại tự do, năm, bảy chữ…) Hầm chông, bẫy ngầm này, đã đem thương tích đến cho những nhà thơ chấp chới bước vào lục bát thiếu cảnh giác!!!

Nhưng Phù Hư thì, ngược lại.

Họ Nguyễn đến với lục bát, ít thôi, nhưng cũng như với thơ bị coi là “phản chiến”, Phù Hư đã có được cho lục bát của ông, chí ít cũng một tâm cảnh khác, thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh khác.

Thí dụ bài “ngựa ô vong”, ông viết:

“mây ngâm úng nước chiều trời

chuông xô tháp nhọc nặng lời chia tay

ở lâu nhà ngủ phố lầy

nhạc phao tin ngựa rong đầy phố câm

thấp hiên điện ủng tin buồn

mười năm ngựa nhược theo phường bát âm…”

Hoặc:

“nẻo em cồn bão đêm tù

núi khi tàn xuống biển từ dâng lên

cách em đến mấy nghìn đêm

môi còn ẩn nụ hôn riêng ban đầu.”

(Phù Hư, “Nụ hôn đầu”).

Hoặc nữa:

“… nghe ngày hạ phố thốt âm

đậy chăn tôi vẫn tưởng lầm chiêm bao

đêm còn lạnh với lên cao

gió chen với nắng xôn xao cửa ngoài

xa kèn huyễn vọng bên tai

bến sâu giờ chắc phơi đầy biệt ly

hối ngày xe đuổi nhau đi

quán chôn tiếng khách bàn ghi chỗ ngồi…”

(Phù Hư, trích “Ngụy âm”)

.

Là một nhà thơ thành tựu nhiều mảng thơ khác nhau như Phù Hư, tôi nghĩ, trước cũng như sau 1975, chúng ta có không nhiều, lắm.

Du Tử Lê,

(Jan. 2017)

_________

Chú thích:

(1) Phù Hư tên thật Nguyễn Đắc Ngân, sinh ngày 17 tháng Chạp năm Canh Dần (24 tháng 1-1951, tại Hải Dương. Thuở nhỏ ông sống ở Huế; từ năm 1972 tới nay, định cư tại Saigon. Ông đã có thơ đăng các báo Khởi Hành, Văn, Thời Tập, Đứng Dậy, Mỹ Thuật Thời Nay, v.v….

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20219:17 SA(Xem: 7011)
Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài ‘Mẹ Tôi’,
24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 19589)
Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50
11 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 10640)
Một buổi sáng, bất ngờ Bạn-tôi nhắc tôi đọc truyện ngắn “Nấm Mồ” của Vũ Thư Hiên. (1
31 Tháng Giêng 202112:00 SA(Xem: 13158)
Theo Wikipedia-Mở thì, hành trình văn chương, nghiên cứu của nhà văn Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại chính
27 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 19527)
Bây giờ đã 24 năm kể từ ngày dòng văn học nghệ thuật miền nam Việt Nam bị bức tử.
26 Tháng Tám 202012:00 SA(Xem: 12542)
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960...
31 Tháng Bảy 20209:56 SA(Xem: 8079)
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
11 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 19492)
dutule.com: Chúng tôi đăng lại, bài Du Tử Lê viết về bạn mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, như món quà muộn, mừng Sinh Nhật anh.
06 Tháng Sáu 20203:30 CH(Xem: 5794)
Trần Thanh Hiệp ghi nhận rằng “lịch sử” thơ Tự Do ở Việt Nam, đã chào đời khoảng cuối thập niên 1920, đầu thập niên 1930.
11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11255)
họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18995)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,