Phan Lạc Tiếp và cõi-giới văn xuôi sớm định hình, (Kỳ 01)

31 Tháng Giêng 201710:32 SA(Xem: 4049)
Phan Lạc Tiếp và cõi-giới văn xuôi sớm định hình, (Kỳ 01)

Trong sinh hoạt 20 năm văn chương miền Nam (1954-1975), nếu có nhà văn viết rất ít, nhưng lại sớm định hình, thì đó là nhà văn Phan Lạc Tiếp. Tính tới tháng 4-1975, ông chỉ cho xuất bản duy nhất, tập truyện “Bờ Sông Lá Mục” (BSLM) năm 1969; tái bản tại Hoa Kỳ năm 1998.

Trọng lượng của cõi-giới văn xuôi của họ Phan không nằm nơi con số của những trang sách. Nó cũng không nằm nơi những đầu sách đã được in ra. Trọng lượng đó, nằm nơi tự thân của những con chữ, phản ảnh những ghi nhận, cảm nghĩ của một nhà văn từng phục vụ trong binh chủng Hải Quân VNCH, về cuộc chiến miền Nam. Đó là những con chữ mà hầu hết các cây bút từng đề cập tới BSLM đều có chung một mẫu số. Mẫu số chung đó là tính nhân bản, điềm đạm, không hận thù, không cao giọng xỉa xói, lên án kẻ thù.

Nằm trong số những người có chung nhận xét vừa kể, có cố nhà văn Võ Phiến. Giới thiệu BSLM, ông viết:

“Tác phẩm giới thiệu với chúng ta một văn tài, tất nhiên; mà cùng lúc nó cũng giới thiệu một cốt cách. Trong mỗi tác giả còn có một con người. Con người nơi ông là một người trung hậu. Sau cuộc đổ vỡ đau thương của miền Nam, chúng ta buồn giận và thường đay nghiến lẫn nhau. Phan Lạc Tiếp không có thế… Không trách kẻ dưới, không oán người trên. Mỗi cái quấy có lý do phức tạp của nó, mỗi thất bại, có nguyên nhân trùng điệp. Ông không chì chiết nặng nhẹ. Ông đau cái chung, thế thôi .

"Người như vậy, không mến được sao?”
(Trích theo Dương Hoàng Dung, nguồn Wikipedia – Mở)

Trong bài viết tương đối đầy đủ, sâu sắc, mang tính nhìn lại tập truyện BSLM của họ Phan, tác giả Dương Hoàng Dung, ghi nhận:

“… Không khí trong Tác phẩm, Bờ Sông Lá Mục“ đưa người đọc lùi về quá khứ ở khoảng thời gian cách đây nửa thế kỷ.

“Đấy là giai đoạn đầu cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc, sau khi đất nước chia đôi vào năm 1954 bắt đầu.

Cuộc chiến thật khốc liệt, tương phản khung cảnh thanh bình của những người nông dân đang cùng đàn trâu yên ả cày bừa.

“Những bước chân lùng sục địch quân trên mảnh ruộng xanh non mơn mởn, những lo âu thấp thỏm đắm chìm tương phản ánh trăng lặng lẽ chiếu sáng bên bờ ao. Hình ảnh những cô thôn nữ, những em bé quê chập chờp lung linh trong đốm sáng hỏa châu.

"Mảng ký ức chập chờn ẩn hiện sau màn sương trên cánh đồng lúc trời chưa tỏ rạng qua hàng lá dừa nước chen nhau rập rờn hai bên bờ sông. Mùi cây lá rụng ủ từ bao ngày trong bùn sình dọc theo bờ rạch, mùi thuốc súng, mùi cháy khét từ nhà bị đốt, mùi tử khí âm u khó thở…

“Tất cả hòa quyện suốt từ đầu cho đến cuối trang sách mỏng, khiến người ta sống lại những giây phút cận kề súng đạn, những giây phút bên lỗ châu mai, bên lửa trại cùng đồng đội, bên nắm đất ngôi mộ lấp vội vàng cho người vừa mất.

“Chiến tranh Việt Nam qua ánh mắt nhìn của tác giả chứa chất nhiều suy tư buồn bã về ý thức hệ của cuộc chiến:

“ ‘Cuộc chiến thật buồn. Chúng ta chìm đắm trong sự đau buồn đó từ bao nhiêu năm qua... Ngôn ngữ chúng ta không còn hiệu lực. người bên này và bên kia cùng nói chung một danh từ nhưng nhiều khi hiểu khác hẳn nhau…

“ ‘…Có lẽ chỉ còn có tiếng khóc… Tiếng khóc của đổ nát, của người mẹ khóc con, của vợ khóc chồng… Có lẽ chỉ có tiếng khóc là có thực đang bao trùm lên đất nước chúng ta…’ ” (Bờ Sông Lá Mục-trang 84)

*
Vào sâu tác phẩm, họ Dương nhấn mạnh:

“… Chiến tranh qua những trang sách “Bờ Sông Lá Mục“ cũng có không khí đầy chết chóc, thương đau nhưng sâu lắng như những búng sâu giữa các làn sóng đại dương, với vẽ êm ả đầy cạm bẫy chết người.

“Từ bao năm nay câu hỏi gây đau đớn như khoáy thêm vào vết thương đang rỉ máu những người Miền Nam là câu:

“ ‘Tại sao Việt Nam Cộng Hòa’ lại thua trận?’ ”

Tác giả Dương Hoàng Dung đã tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn vừa nêu:

“ ‘Bờ Sông Lá Mục’ đã trả lời phần nào cho câu hỏi trên:

“Người ta chẳng thà thua trận, còn hơn cầm súng bắn vào người anh em của mình. Người ta không chỉ đau đớn bên xác người, bên cảnh nhà cháy hoang tàn, người ta còn có thể đau đớn, xót thương cho cả cỏ cây, như một gốc Na bé bỏng nằm chơ vơ sau khi thôn xóm bị càn ủi tan hoang.

“Gửi rừng một gốc cây na,
“Cố xanh tươi nhé, can qua sẽ tàn… (Bờ Sông Lá Mục-trang 112)

“Tính nhân bản, tình người đã làm người lính chùng tay súng.

“Chỉ còn nỗi đau thương trước cái chết của người cùng xứ sở:

“Không gian im lìm hoang vắng, Trung không thể phân biệt được đâu là nơi an nghỉ của người lính Quốc Gia, đâu là nơi vùi thân của các cán binh Việt Cộng. Tất cả đều chìm đắm trong sự câm nín của hư vô. Tất cả đã nằm im trong lòng đất, cả Tính, cả Thư, cả Nự và biết bao nhiêu người nữa. Trung lặng lẽ quay đi và nghĩ: ‘Thôi trong vòng tay hiền hòa của đất, tụi bây là anh em’. Nghĩ thế lòng Trung bỗng vơi bớt đi niềm cay đắng.” ( Vòng tay của đất- Bờ Sông Lá Mục- trang 45- 1967)

Ở một đoạn khác, khi nhận định về một truyện ngắn khác, in trong BSLM của Phan Lạc Tiếp, họ Dương viết:

“… Qua câu chuyện kể cách đây hơn nửa thế kỷ về ‘Thánh địa Hòa Hảo –Miền đất hứa’ nhà văn Phan Lạc Tiếp cho thấy khung cảnh sống thanh bình, yên vui của người dân trong địa phận của Phật Giáo Hòa Hảo, giữa vùng miền Nam trù phú dư giả lúa gạo, tôm cá.

“Và cho ta hiểu tại sao cho đến ngày nay Cộng sản không dung tha những người theo đạo Hòa Hảo. Lý do thật đơn giản, vì ngay từ đầu người dân theo đạo Hòa Hảo đã nhận ra ‘chân tướng’ của Cộng Sản và kẻ giết người thường tìm cách giết luôn những người đã biết mình gây tội ác.

“ ‘Tụi nó cũng nhiều phen mò về đây chớ. Khi thì ngon ngọt kêu xí xóa sự hiểu lầm xưa, khi thì gian manh trà trộn vào đám đạo hữu… Ôi thiên hình vạn trạng đó chớ. Riết rồi đạo hữu chúng tôi đồng một lòng một dạ…Vì thế đã bao nhiêu người bị chúng chặt, bỏ bao bố trôi sông. Biết bao nhiêu mà nói” (Thánh địa Hòa Hảo - Miền đất hứa – BSLM - trang 93- 1965)

“Gần 70 năm gây tội ác triền miên trên khắp miền quê hương Việt Nam, từ Bắc chí Nam, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn miệng kêu gọi ‘Hòa hợp hòa giải’.

“Người ta chỉ hòa giải khi có xung đột và tha thứ cho những tội không cố ý hay tội không làm chết người.

“Người ta không thể hòa giải giữa cái ác và cái thiện, không thể tha thứ cho những kẻ gây cái chết đau thương cho hàng triệu đồng bào, và vẫn tiếp tục không tôn trọng Nhân quyền, đàn áp tôn giáo khốc liệt (…)

“Những gì Đảng CS Việt Nam tiếp tục gây ra cho giáo hữu Phật Giáo Hòa Hảo hiền lành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, đã khiến tính nhân bản của chế độ Việt Nam Cộng Hòa được nâng cao lên, dù trước đó hơn nửa thế kỷ, đó chỉ là xã hội với nền dân chủ mới phôi thai.

“ ‘Bờ Sông Lá Mục’ đã ghi lại thời kỳ phôi thai nhất của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày Chiến tranh Việt nam vừa bắt đầu.

“Quyển sách mỏng, nhưng chỉ qua vài trang giấy tác giả đã gây ấn tượng vào lòng người, cho thấy từ thưở đó xã hội miền Nam đã có nền tảng nhân ái, tình người.

“Điều này khiến người đọc khó quên ‘Bờ Sông Lá Mục’, khó quên hình ảnh cây Na lẻ loi ở lại bên bờ sông, gây vấn vương trong lòng người tách bến lên đường đời với vạn ngã rẽ, như kênh rạch trên sông nước miền Nam.” (Nđd).

(Kỳ sau tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5930)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5184)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5277)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5149)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4398)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4534)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4790)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4437)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4650)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4276)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8343)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 982)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8501)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25514)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19790)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16923)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31957)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,