Ai là hậu duệ đời thứ nhất của nhà thơ Lưu Trọng Lư…

26 Tháng Tư 20172:23 CH(Xem: 19992)
Ai là hậu duệ đời thứ nhất của nhà thơ Lưu Trọng Lư…


Cho tới hôm nay, các nhà di truyền học vẫn chưa thể giải thích được một cách thỏa đáng: Tại sao rất nhiều văn, nghệ sĩ nổi tiếng, sau khi qua đời, hậu duệ của họ không có được mấy người tiếp nối được sự nghiệp lẫy lừng của họ. Nhất là ở lãnh vực văn chương. Riêng ở lãnh vực âm nhạc, tỷ lệ nối nghiệp cha, ông có phần cao hơn những lãnh vực còn lại, một chút…

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên trong chiếc bóng quá lớn của đấng sinh thành, thường không chọn con đường của ông, bà hay bố, mẹ, vì tự thấy không thể so sánh với thành tựu của những tài năng ngoại khổ của người trước. Trường hợp này, có người gọi là những tài năng sớm bị “cớm nắng” (?)

Tuy nhiên, trong thực tế đời thường vẫn có những ngoại lệ. Một trong những ngoại lệ tiêu biểu ấy, có thể kể tới trường hợp của cố thi sĩ Lưu Trọng Lư. Ông có người con trai thứ tư tên Lưu Trọng Văn, nổi tiếng với bài thơ “Về Thôi”, viết tặng nhạc sĩ Phạm Duy mà, sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng cho biết, bài thơ đó là một động lực quan trọng đưa ông tới quyết định, bỏ hết, để trở về Việt Nam.

Nhưng nếu Lưu Trọng Văn là hậu duệ đời thứ nhất của cây phả hệ dòng Lưu Trọng thì, nhà thơ Lưu Trọng Cao Nguyên, hiện cư ngụ tại miền nam Cali, là hậu duệ đời thứ hai của dòng họ Lưu Trọng vậy.

Tuy nhiên, có một sự kiện, nếu không do chính nhà thơ Lưu Trọng Văn tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn dành cho Trọng Thắng Show, có thể nhiều người không tin rằng mãi tới năm 1966, khi đã 15 tuổi, tác giả “Về Thôi” mới được đọc bài “Tiếng Thu” của thân phụ ông!!!

Câu chuyện có thể tóm tắt như sau: Ở thời điểm giữa thập niên 1960s ở miền bắc thì, tất cả thơ văn mà chúng ta quen gọi là “Thơ văn Tiền chiến”, vẫn còn bị chính quyền CS Hà Nội cấm phổ biến, cấm lưu trữ vì, bị xếp vào loại văn chương lãng mạn đồi trụy, sản phẩm sa đọa của tiểu tư sản!.!

Khi biết được Lưu Trọng Văn là thứ nam của tác giả “Tiếng Thu”, một độc giả hâm mộ thơ Lưu Trọng Lư, đã gọi Lưu Trọng Văn về nhà, dẫn tới một gác bếp, vói tay, lấy từ trên gác bếp đó, một bọc giấy, nhiều lớp. Mà lớp trong cùng là một miếng lá chuối khô. Bên trong mảnh lá chuối khô, lại là một tấm giấy nhỏ… Vị độc giả hâm mộ thơ Lưu Trọng Lư bảo:

“Mày đọc đi!...”

Người con trai thứ của nhà thơ Lưu Trọng Lư cúi đọc những hàng chữ li ti trong miếng giấy nhỏ ấy…

Đó là nguyên vẹn bài “Tiếng Thu” của cha ông mà, lần đầu tiên, ông mới được đọc:

“Em không nghe mùa thu 
Dưới trăng mờ thổn thức? 
Em không nghe rạo rực 
Hình ảnh kẻ chinh phu 
Trong lòng người cô phụ? 

“Em không nghe rừng thu 
Lá thu kêu xào xạc 
Con nai vàng ngơ ngác 
Đạp trên lá vàng khô?”
(Lưu Trọng Lư)

Đọc xong bài thơ của cha mình, Lưu trọng Văn đã… bật khóc!

(Nguồn: Trọng Thắng PV Lưu Trọng Văn - Youtube)

Có thể nhiều người cũng sẽ không tin, nếu chính tác giả “Về Thôi” không kể lại rằng: Ba năm sau, tức năm 1969, ông mới được nghe lần đầu, bài hát “Tiếng Thu” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của cha ông.

Tôi nghĩ, đó cũng là một duyên lành khác, trời đất dành cho Lưu Trọng Văn sau nhiều năm, không được quyền biết tới di sản trí tuệ của cha mình!

Vẫn theo lời kể của nhà thơ Lưu Trọng Văn thì, một độc giả khác, ái mộ thơ Lưu Trọng Lư, chỉ hơn Lưu Trọng Văn một, hai tuổi, cho biết: Anh đã lén nghe đài phát thanh Saigon nhiều lần. Một hôm tình cờ được nghe ca khúc “Tiếng Thu” phổ từ bài thơ cùng tên của thân phụ Lưu Trọng Văn, anh đã nhập tâm ca khúc ấy… Tới khi tình cờ đi cùng tầu, người thanh niên yêu thơ liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm kia, đã đóng cửa, ghé tai tác giả “Về Thôi”, để hát cho thứ nam của nhà thơ mà anh hằng hâm mộ. (Nguồn: Nđd.)

Cũng trong cuộc phỏng vấn kể trên, trả lời câu hỏi của Trọng Thắng về sự hình thành, rồi tương tác giữa bài thơ “Về Thôi”, với nhạc sĩ Phạm Duy… Khiến tác giả ca khúc “Tình Ca: Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi”; quyết định, phải trở về, nhà thơ Lưu Trọng Văn cho biết, đại ý:

Đó là năm 1994, trong một chuyến đi Singapore, thứ nam của tác giả “Tiếng Thu” được nhạc sĩ Võ Tá Hân (khi đó còn làm việc tại Singapore), hỏi có muốn nói chuyện điện thoại với nhạc sĩ Phạm Duy ở Hoa Kỳ?

Tuy chưa bao giờ gặp mặt một trong những người bạn văn nghệ thân thiết nhất của cha mình, vì hoàn cảnh chia đôi đất nước năm 1954, nhưng dĩ nhiên, Lưu Trọng Văn rất muốn được nói chuyện với người bạn tài hoa của cha. Chưa kể cá nhân ông, bằng cách riêng, cũng biết khá nhiều những ca khúc nổi tiếng Phạm Duy. Câu chuyện được hướng thẳng vào tâm nguyện riêng của hai người; không dè dặt. Không úp mở. Không quanh co!

Phần nhạc sĩ Phạm Duy cho biết, ông đã suy nghĩ rất nhiều về chọn lựa sinh tử “trở về” trước khi quá muộn. Ông rất muốn trở về không phải với chế độ mà, với đất nưóc, dân tộc của mình.

Phía nhà thơ Lưu Trọng Văn, tựa như thay mặt người cha quá vãng (*), nói thẳng với bạn của cha rằng, một khi đã nghĩ tới chuyện trở về thì, nên về ngay. Bởi vì, theo ông, làm gì có trăm năm mà đợi! Làm gì có kiếp sau mà chờ!
Sau đó, Lưu Trọng Văn viết và, đọc qua điện thoại bài “Về Thôi” cho Phạm Duy nghe:
 
“Về thôi, người tình già ơi
Thôn nữ chị
đã qua cầu thóc lép
Thôn nữ em
trăng đầy tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ út
lơ đễnh lên đòng nào biết
Khúc tình xưa
Xưa ấy
Xưa rồi
Về thôi
Làm gì có trăm năm mà đợi
Làm gì có kiếp sau mà chờ
Đất Mẹ – Đất Nàng
Con sáo sang sông
tha cọng rơm vàng lót ổ
Mười chín năm bến cũ
Người tình già ơi
Nhớ không?”
LTV.
14.10.1994 (Nđd)

Sinh thời, khi được hỏi về bài thơ “Về thôi” của Lưu Trọng Văn, cố nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) từng cho biết:
“Mùa Thu năm 1994, khi bài thơ này được thi sĩ gửi từ Saigon tới Thị Trấn Giữa Đàng cho tôi, thì nó gợi trong tôi một câu ca dao cũ: 

“Trăm năm dầu lỗi hẹn hò 
Cây đa bến cũ con đò khác đưa... 

“Câu ca dao này đã từng là kỷ niệm cho nhiều cuộc tình xa xưa của tôi trên những con đò ở dòng Hương Thủy. Kể từ ngày xuất ngoại, xấp xỉ 30 năm rồi, tôi xa quê hương, xa Huế... Rất nhiều khi tôi có ý nghĩ trở về thăm quê cũ, trở về Huế, Saigon và Hà Nội... nhưng tôi cứ băn khoăn, ngại ngùng, lưỡng lự... Giờ đây Lưu Trọng Văn dùng những câu thơ: 

Làm gì có trăm năm mà đợi 
Làm gì có kiếp sau mà chờ… 

“… đi kèm với những câu: 

Con chuồn chuồn không lùng nhùng trong mạng nhện 
“Con bướm vàng nằm xoài dưới chân ai... 

“… để gọi một người trong nòi tình thì -- dù tôi không còn cái thú soạn ca khúc nữa - - tôi đã muốn phổ nhạc nó ngay. 

“Bài thơ của Lưu Trọng Văn còn nhắc tôi rằng: đã nhiều năm rồi tôi cứ ngồi khoanh tay chờ đợi một cái gì đó, giống như nhân vật trong một vở kịch nổi danh của Samuel Beckett: En attendant Godot! Hơn nữa, theo tinh thần của câu ca dao kể trên, tôi còn thấy nếu cứ ngồi chờ đợi một con đò xa xưa thì, sau ba thế hệ làm nghề đưa đò, chắc chắn o đò nào cũng đã đi mô mất rồi! 

“Thế là tôi không ngần ngại gì nữa, vào đầu năm 2000, tôi đáp máy bay về Việt Nam, có lẽ cũng chỉ vì có tiếng gọi tha thiết của một thi sĩ, tiếng gọi mơ màng của một o đò, tiếng gọi nồng nàn của tình yêu…

“Và sau dăm bẩy lần về thăm quê hương, tôi quyết định sáng tác một serie mười ca khúc mới, gọi là Mười Bài Hương Ca. Tôi đem bài thơ "Về Thôi" phổ thành: Hương Ca số 1 với tên là Trăm Năm Bến Cũ…” (Nguồn Wikipedia- Mở).
.
______
Chú thích:
(*) Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh năm 1911 tại Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông mất năm 1991 tại Hà Nội.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12248)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8320)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33516)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5447)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9304)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10079)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19478)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1155)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11052)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19778)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,