Tính chấp chới giữa thiên đàng / địa ngục trong thơ Như Quỳnh de Prelle (Kỳ 01)

31 Tháng Năm 201711:12 SA(Xem: 4621)
Tính chấp chới giữa thiên đàng / địa ngục trong thơ Như Quỳnh de Prelle (Kỳ 01)

Gần đây, nhiều người trẻ làm thơ tỏ ra chú ý tới sự xuất hiện của tiếng thơ Như Quỳnh de Prelle, với thi phẩm “Song Tử”, bìa của họa sĩ Lê Thiết Cương, do nhà Thuận Hóa ấn hành tháng 2-2017.

NhuQuynhDePrelle
 Nhà thơ Như Quỳnh De Prelle (hình fb Như Quỳnh de Prelle)


Song Tử” gây được sự chú ý đặc biệt, một phần vì tiếng thơ trừu tượng có được cho nó những cách diễn tả khác, không theo nếp cũ. Tác giả lại là một người nữ, hiện cư ngụ tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Có lẽ cũng nên nói thêm rằng, Như Quỳnh tìm đến với văn chương thế giới khi còn rất trẻ, đồng thời cũng có nhiều năm sống ở ngoại quốc. Vì thế, với những người biết qua tiểu sử của tác giả “Song Tử” cho rằng, phong cách văn chương của Như Quỳnh de Prelle, ít nhiều, khó tránh khỏi ảnh hưởng phong cách văn chương tây phương hiện đại. Phong cách văn chương tây phương hiện đại, cho thấy xu hướng văn chương, không nhất thiết phải chuyển tải một đề tài to lớn, hay một triết lý nhân sinh, mới lạ nào. Mà văn chương là nỗ lực không ngừng nghỉ thể hiện chính mình, hoặc đi tìm “cái tôi” như một thất lạc, bị “mất tích” trong xã hội, ngày một toàn cầu hóa này.

Tuy nhiên, qua thi phẩm “Song Tử” mới ấn hành và, nội dung của thi phẩm thứ hai, đang trên bệ phóng, có tên “Thơ Quỳnh” – cho thấy Như Quỳnh de Prelle, ở tầng sâu khuất lấp nào đó, vẫn còn tính gắn bó giữa con người và nơi chốn được sinh ra. (Ngay cả khi nơi chốn đó, thật đáng xấu hổ hay đáng nguyền rủa - qua thơ của tác giả trẻ, độc lập này, hiện ra như một hiện tượng phức tạp; đồng thời một thách đố).

Nơi phần tiểu sử sơ lược, Như Quỳnh de Prelle cho biết, trong quá khứ, Như Quỳnh từng làm việc ở lãnh vực truyền thông, sản xuất phim độc lập, viết kịch bản, viết báo tại Việt Nam. Như Quỳnh cũng từng được học bổng của Quỹ Ford tại Việt Nam về Viết kịch bản phim và, sản xuất phim.

Tôi không biết những năm, tháng viết truyện, sản xuất phim ảnh thì, kỹ thuật ở lãnh vực này, có ảnh hưởng nhiều đến thế giới thi ca của Như Quỳnh không? Riêng tôi thấy, trong phần thứ nhất của thi phẩm “Thơ Quỳnh”, có tiểu tựa là “Nỗi buồn trên cây”, có những “sequence” (hình ảnh xen kẽ) bất ngờ khiến người đọc dễ bị rối rắm, lạc lối khi dõi theo lộ trình biến động tình cảm, suy tư của Như Quỳnh.

Điển hình, trong thi phẩm thứ hai này, phần một, tựa đề “Nỗi buồn trên cây” có tất cả 32 bài thì, tựa đề “Nỗi Buồn Trên Cây” chiếm hai bài. Theo thứ tự, bài thứ nhất có tên Nỗi Buồn Trên Cây 20n7và, bài thứ hai Nỗi buồn trên cây 15”…Cách đặt thêm một con số “bí hiểm” tựa như đánh đố người đọc- - Hoặc đó là những “ám số” dành riêng cho ai đó, hay cho chính tác giả - - Theo tôi, không nên có nơi nhan đề những bài thơ được chọn để phổ biến cho đám đông. Nếu cần thiết, thì chỉ nên là một ký hiệu nhỏ, riêng giữa hai người hay, với chính tác giả mà thôi…

Phần nội dung, tôi thực sự không thể đoán biết version nào của một trong 2 bài “Nỗi Buồn Trên Cây” là linh hồn của đoạn phim ngắn, được chuyển thể với tên mới Tôi 30” - - Đã được chọn để trình chiếu trong buổi khai mạc nhiều Liên hoan phim ở Âu châu (1) , theo tiết lộ của chính tác giả. Tôi không có nhu cầu “giải mã” ký hiệu “20n7” trong bài thơ “Nỗi Buồn Trên Cây (một) là con số 20 cộng 7 hay “n” là con số phiếm định ứng với bất cứ một con số ngày tháng kế tiếp nào khác. Tôi cũng không bận tâm về con số 15, nơi “Nỗi buồn trên cây 15 (Hai) - - Có phải là nỗi buồn của cây 15 tuổi? Tôi nghĩ, một khi tác giả cố tình “chơi chữ” hoặc “đánh đố” người đọc thì, chúng ta chỉ nên bận tâm về nội dung thi-bản mà thôi.

Ở “Nỗi Buồn Trên Cây” (Một), Như Quỳnh viết:

Người đàn ông nói với nàng

anh đã đánh mất em

mất em thật rồi

khi anh đi trên đường băng

không có đôi bàn tay của em níu anh”

Từ đó, bi kịch tình yêu này, với những sợi xích vô hình của nó, đã xỏ vào chân người đàn ông đôi hia bảy dặm, để người đàn ông đi từ “rừng sâu thẳm” bay lên tới “…thiên đàng địa ngục” và luôn cả:

“… những phản trắc bội tàn

hoang phế

sự quay lưng và những căm thù

một mùa vọng của nỗi buồn trên cây”

… Là sức mạnh và hệ quả của tình yêu, mang lại. Nhưng cụm từ
“những phản trắc bội tàn / hoang phế” tôi cho là sự “dồn dập” của nhiều “sequence” hình ảnh gần nhau, có phần dư thừa, không cần thiết… Tuy nhiên, khi chọn nhan đề chung cho thi phẩm thứ hai của mình, là “Thơ Quỳnh”, hiển nhiên tác giả muốn cho thấy sự gắn bó của một cá thể nhỏ bé, tên Như Quỳnh de Prelle với nhân gian lồng lộng chờ được khám phá và, cũng lồng lộng nguy nàn, phản trắc.

Trong phần “dẫn nhập” ngắn, trước khi mời độc giả bước vào phần 1, “Nỗi Buồn Trên Cây”, Như Quỳnh viết:

Tôi đã tưởng rằng, thời 20 tôi cô độc nhất, nhiều buồn bã nhất. Thì ra, thời thanh xuân rực rỡ ấy, tôi buồn vì tự do của tôi, của cái riêng tư. Lúc này đây, có đầy đủ hạnh phúc riêng tư, tôi trưởng thành, và có một lịch sử về chính mình và tình yêu quê hương xứ xở, với con người trên mặt đất này, tôi cô độc ở những hoang mang về sự rạn nứt, sự khó khăn trong những hàn gắn, sự chênh vênh của kết nối. Nỗi buồn trên cây như một định mệnh từ thời thanh xuân, nó sẽ hết khi tôi nằm xuống hay đến chết có hết buồn không, tôi không hề biết, chưa được biết.”

Tôi nghĩ chúng ta không có nhiều những người nữ băn khoăn về thanh xuân 20 tuổi của mình, là:

Nỗi buồn trên cây như một định mệnh từ thời thanh xuân, nó sẽ hết khi tôi nằm xuống hay đến chết có hết buồn không, tôi không hề biết, chưa được biết…”

Theo tôi, có thể phần nào, nó phóng lớn bi kịch tưởng tượng(?) của thời mới lớn của một nữ thi sĩ? Nhưng trước nhất, vẫn theo tôi, đó là cá tính, là phía khuất lấp nhất của tâm-thái một người nữ làm thơ không chỉ trước và, trong đời sống mà còn trước và, trong cả cái nghĩa tử / sinh nữa:

“… mưa của mùa thu đầy bão giông

sấm chớp

sự tận cùng của lá chín

của sự về với cái chết kiệt cùng

trên những hàng cây khô

của những tâm trạng không hứng thú

ngưng lại thành giọt buồn

giọt chia ly

mưa của mùa thu như nước mắt loài người

tan biến

mặn mòi

trên những khổ đau

trên những ngày buồn

vô tận”

(Trích “Tôi là người khác ở xứ sở này”)

Mặc dù Như Quỳnh de Prelle đã cho người đọc, quan niệm riêng của cô về “cá tính”, khi viết:

cá tính chỉ là một thứ trang sức vô nghĩa

cho những khát vọng lấp đầy trên gương mặt, con chữ

và hình hài thoát khỏi sự cô đơn

không thể chịu đựng hơn…”


Nhưng, từ vô thức, bản chất người nữ vẫn đem phù sa “niềm tin không lý giải” đến cho Như Quỳnh:

“… và tôi sẽ trở thành một cái xác chết khi tôi nằm xuống

bên cạnh người đàn ông vĩnh hằng của tôi

tình yêu tồn tại

tưởng như đã hết khi chết

tôi tin

chúng tôi có thêm một cuộc đời khác

lặng im

cùng trái đất nghiêng

ở đâu đó

xác chết là tôi

trong tương lai

gần xa

tôi nhìn thấy

tro tàn

trong bình gốm

tôi mỉm cười

xin chào tạm biệt thế giới sống của loài người

tôi đi về cõi khác…”


Trong nỗ lực tìm cho thơ một cách nói riêng, thay vì nói tới kiếp khác, hay tình yêu thiên thu… thì, Như Quỳnh viết chết đi là được
“… nằm xuống bên cạnh người đàn ông vĩnh hằng của tôi”

Đó là một trong những “niềm tin không lý giải” có khá nhiều trong tiếng “Thơ Quỳnh” - - Một trong những điểm mạnh của tiếng thơ này.

Tôi không biết Như Quỳnh de Prelle đang ở độ tuổi nào? Chỉ hiểu, đi giữa lộ trình chấp thiên đàng / địa ngục, thơ của Như Quỳnh de Prelle cho thấy là kết tinh kinh nghiệm sống đời thường, trước những thành / bại, cùng những ám ảnh tử / sinh, bất toàn của con người - - Sinh vật những tưởng là “chúa tể” muôn loài… Nhưng thật ra, con người vốn yếu đối, bất lực như chiếc lá, lúc lìa cành, trôi theo dòng sống…

Phải chăng, chính vì tính độc lập mạnh mẽ (đôi khi trở thành hôn ám) của một người nữ quá mẫn cảm mà, thơ Như Quỳnh bị nhìn là phức tạp, khó đọc? Hay vì đó là những “ghi chú” của tác giả khi khẳng định “cái tôi” một cách quyết liệt, để rồi có thể sau đó, “cái tôi” lại bị phủ nhận, hoặc được treo lên đỉnh cao, cho những tia mặt trời chói chang, tra khảo sự hiện hữu thật / giả của nó!?!

(Kỳ sau tiếp)

____________

Chú thích:

(1) Như Quỳnh de Prelle cho biết… “Bài thơ Nỗi buồn trên cây được chuyển thể thành kịch bản phim ngắn của đạo diễn Minh Đức Hoàng Trần, sau đổi tên thànhTôi 30”, được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2014 và nhiều Liên hoan phim khác…”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21535)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34800)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12210)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17967)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11553)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5542)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11422)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20312)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10620)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9512)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19013)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14023)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7910)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8506)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19801)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,