NHƯ QUỲNH DE PRELLE - Tháp “babel” trong kinh thánh và thơ NQ de Prelle, (03)

12 Tháng Sáu 20172:25 CH(Xem: 4962)
NHƯ QUỲNH DE PRELLE - Tháp “babel” trong kinh thánh và thơ NQ de Prelle, (03)

(Tiếp theo và hết).

Phần thứ ba của Thơ Như Quỳnh de Prelle, tác giả chọn “Babel” làm tựa đề chung cho phần này, 37 bài.

Chỉ có một bài, tôi nghĩ có thể liên quan gần xa tới chủ đề “Babel”. Đó là bài “Babel”. Nội dung đó nguyên văn như sau:

Thủ tướng Anh Quốc rời chính trường sau sự kiện Brexit trong lịch sử nước Anh và liên hiệp của EU, nước Anh sẽ lùi hay tiến trong tương lai, EU cùng nhau đứng lên mạnh mẽ cải tổ và thống nhất

Trong một diễn biến khác, đội tuyển bóng đá Bồ Đào Nha vô địch bóng đá Châu âu 2016

Tổng thống Hoa Kỳ Obama buồn bã với những cái chết của cảnh sát bị tấn công bởi những tay súng

Tổng thống Đại Pháp mỗi tháng chi trả gần 10 nghìn euro cho việc cắt mái tóc hói của ông làm giới truyền thông tốn giấy mực và

Khủng bố vào đêm Quốc Khánh Pháp tại Nice, gần 80 người chết và nhiều người bị thương, nỗi buồn của mùa hè

Cuộc chạy đua của người đàn bà trong tương lai lần đầu tiên là tổng thống nước Mỹ và Trump không ngừng hào hứng và sinh động

Philippines thắng Trung hoa lục địa đường biên giới trên biển, lưỡi bò thật khó gặm, Việt Nam có muốn giành Hoàng Sa Trường Sa thật sự không, chỉ có giới chính quyền rõ nhất, nhân dân cứ gào thét dân chủ và đấu tranh cô độc, nhà tù và nhà tù / cá chết từ Vũng Áng và môi trường biển Miền Trung trong cơn phẫn nộ của dân chúng, 500 triệu đô đền bù là thực hay hư ảo để xoa dịu lòng người đã bị đánh mất niềm tin vào chính quyền nhà nước đang thực thi cai trị.

Thổ Nhĩ Kỳ dùng quân đội đảo chính chính phủ, hàng nghìn người bị bắt…”

Rồi tác giả đột ngột chuyển qua lãnh vực tình yêu cá nhân:

Anh không thích thi ca

Anh không thích sinh nhật

Viết lách chả ăn thua gì

Anh chỉ muốn trái tim thuộc về …

Em…đừng đi

Anh phán xét em với hệ quy chiếu đạo đức và đạo hạnh của người đàn bà

toàn thế giới đóng cửa trước mọi con đường sống còn của em mịt mùng và tăm tối

sự vô nghĩa khi đánh mất tình yêu và niềm tin, thế giới đổ vỡ như thành Babylon

các cuộc thảm sát, khủng bố, chính trường bất ổn… thế kỷ 21 như đang thách thức loài người trên những hệ giá trị và sự bảo tồn sự sống, hệ thống quyền lực.”

Như thế, “Babel” của Như Quỳnh de Prelle không một chút liên hệ gần, xa tới Tháp Babel theo Kinh Thánh mà, Wikipedia-Mở đã ghi nhận, vắn tắt như sau:

Tháp Babe trong Sách sáng thế ký, là một ngọn tháp to lớn được xây dựng ở thành phố Babylon, một thành phố quốc tế điển hình bởi sự hỗn tạp giữa các ngôn ngữ, cũng được gọi là ‘sự bắt đầu’ của vương quốc Nimrod. Theo kinh thánh, một nhóm người là các thế hệ tiếp theo sau Đại hồng thủy, nói cùng một thứ ngôn ngữ và di trú từ phía đông, đã tham gia vào việc xây dựng. Những con người đó quyết định rằng thành phố của họ nên có một cái tháp thật to lớn đến mức ‘đỉnh của nó chạm đến thiên đường.

Tuy nhiên, Tháp Babel không được xây dựng để thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng là để thể hiện sự huy hoàng của con người, để ‘đặt tên’ cho người xây tháp. ‘Sau đó họ nói, 'Đến đây, chúng ta xây dựng một thành phố của riêng chúng ta (…)” (Genesis 11:4). Vì thế, khi ‘Đức Giê-hô-va ngự xuống, đã phán rằng: ‘…Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành (…) (Kinh Thánh, Sáng Thế Ký 11:9).”

.

Trong khi đó, “Babel” của Như Quỳnh lại là bản liệt kê những biến động lớn, bé, ý nghĩa và vô nghĩa của thế giới đa cực hôm nay. Những chuyện lặt vặt hàng ngày của các chính khách…

Tôi thực sự không hiểu dụng ý của Như Quỳnh, khi viết “Babel”!!!

Như khá nhiều những người viết trẻ sau này, xu hướng của họ, dường không hề quan tâm tới lãnh vực Tu-từ-học / Rhetoric. Họ cũng không quan tâm tới lãnh vực Mỹ học / Phonics mà, chỉ chăm chú vào nỗ lực chuyển tải những “thông điệp” của họ, cho thế hệ của họ (?) (2)

Họ cho người đọc cảm tưởng, có những lúc họ “nhập đồng”, mê sảng với những điều mà họ cho đó là “thông điệp”? Hay tiếng nói, phản ảnh những ưu tư, dằn vặt của thế hệ họ (?)

Cũng thế, Như Quỳnh, trong bài thơ “Thư gửi Jesu”, đã “thân mật hóa” khi gọi Chúa Ngôi Hai, bằng nhân xưng đại danh tự “chàng”:

Cơ thể của chàng treo trên cây thập giá

rồi tháo xuống

nước mắt và máu tràn ngập cùng mồ hôi

người và người cùng khóc

Jesu chàng đã không chết và không bao giờ chết

(…)

Thế kỷ này, Jesu không được nhìn thấy những bất hạnh khác

nhưng chàng đã nhìn ra những đắng cay ấy, những tội đồ ấy

và những kẻ trao cho chàng cái chết

chúng vẫn muốn đóng đinh loài người vào những bức tường trên những định kiến mù loà và những dùi cui song sắt

Jesu ơi, Jesu, chàng có nghe thấu chăng”

Tôi không nói tới sự khó chịu, hay bất mãn của những Ky Tô Hữu, (vì thi sĩ khác người thường ở chỗ họ có thể nhân cách hóa, phàm tục hóa bất cứ một nhân vật tôn giáo linh thiêng nào)… Nhưng sự thân mật hóa Chúa Ki Tô, về phương diện Tu từ học của Như Quỳnh, tôi cho là không thích hợp. Cũng không nhờ thế mà bài thơ hay tác giả được nâng cấp, lên một trình độ cao hơn!

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Như Quỳnh de Prelle cũng có những bài thơ nhẹ nhàng, đằm thắm chia sẻ, mang nhiều tính nhân bản, như bài “Tháng 11 năm 16”:

Nỗi buồn tháng 11 u ám

đàn chim ngưng trên mái nhà đầy khói

lò sưởi có đủ ấm cho mùa giá lạnh năm nay

loài người sẽ đi về đâu sau tháng 11 trôi qua

chào một năm khác

một năm khác

thở dài trong hy vọng và cần hy vọng

cầu nguyện cho thế giới hoà bình

cho những gía trị không thể vỡ trong một đêm ngắn dài

cầu nguyện tháng 11

cầu nguyện

niệm sinh

mùa tạ ơn đang đến

cầu nguyện cầu nguyện

tháng 11 trôi

Hoặc bài “Nhớ metro số 1”:

Sân ga Alma mỗi ngày dịch chuyển những chuyến tàu vào trung tâm

những gương mặt buổi sáng vội vàng

những người đàn bà da đen cùng bọn trẻ đến trường

những thiếu nữ quấn khăn trên đầu với những trang phục áo dài sang trọng che hết đôi giày xinh xắn

những điệu nhạc của ngày thường

một vài gương mặt thân quen của những người đàn ông không gia đình

Mỗi mùa trôi qua, metro số 1 chở bao nhiêu nhân gian, bao nhiêu số phận…”

(Trích “Nhớ metro số 1”)

Hoặc:

đường vào châu âu

qua các biên giới

sự mừng vui

nước mắt

mặc cảm tự ti

cho tờ giấy thông hành

để được tiếp tục sống

châu âu mùa hè 15 như một cuộc khủng hoảng

nhiều sắc màu

nhân văn

những dèm pha tị hiềm từ nơi khác

những ẩn ức nhập cư

những người đàn ông thất thơ tìm việc

những người đàn bà làm bếp trong lều

những đứa trẻ được hoài thai từ đây trên những con đường

những góc phố

bên cạnh những thùng rác

(Trích “Bài ca vượt biển 1”)

.

Tôi trộm nghĩ, khép lại thi phẩm thơ Quỳnh là những bài thơ có nội dung nhân bản như vừa trích dẫn ở trên, thì đó cũng là một trong những điểm son của người làm thơ trẻ tuổi này vậy.

(Calif. June 2017)

_________

Chú thích:

(2) Mỹ học (phonics) là bộ môn khoa học, có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội. Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức, Alexander Baumgarten, để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (1750-1757)). Ông dùng từ "mỹ học" cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được. (Nđd).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 21539)
Với tiêu chí tự đặt cho mình: “Nhạc phải cho hay, lời phải cho đẹp và ý nghĩa;” Từ Công Phụng đã đem đến cho giới thưởng ngoạn những tình khúc sang cả, mượt mà từ nhạc tới lời.
10 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 34800)
Mặc dù, mỗi chúng ta, hằng ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, cũng có thể gọi được, tự làm lấy cho mình một ly cà phê sữa đá. Chỉ riêng Anh thì không. Chẳng bao giờ, chẳng bao giờ, nữa!
01 Tháng Giêng 202012:00 SA(Xem: 12214)
Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất.
30 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 17968)
Dù bây giờ, Việt Dzũng không còn nữa, nhưng những đóng góp, những đầu tư của Việt Dzũng cho tự do, nhân bản và tình người, sẽ mãi còn là những ngọn lửa ở được với mai sau.
04 Tháng Mười Hai 20191:55 CH(Xem: 11558)
Cách gì, cậu Trúc, Thứ Sáu tới đây, cả bà T., Orchid, và tớ cũng sẽ đi… “thăm” cậu; trước khi tớ sẽ gặp lại cậu, như ngày nào hẹn nhau ở Canada… cậu còn nhớ chứ?
02 Tháng Mười Hai 20191:03 CH(Xem: 5551)
Sáng Tạo đã thành công trong việc đổi mới thơ. Nhưng đã thất bại trong việc đổi mới thơ cho mọi người,
28 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 11430)
Bị thôi thúc bởi ngọn lửa bập-bùng-náo- nức của T., cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được chuyến viếng thăm người họa sĩ nổi tiếng một thời của văn học, nghệ thuật miền nam
19 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 20326)
Nguyên Sa đã chết! (Như Mai Thảo đã chết!) Dù, chính tôi theo chân những người thân yêu của anh, theo chân bạn hữu tiễn, đưa anh tới nơi an nghỉ cuối cùng.
02 Tháng Mười Một 201912:00 SA(Xem: 10632)
Tôi tự thấy mình thật thiếu sót, khi chỉ tìm đến vào cõi nhạc Trần Dạ Từ / Lê Hà Vĩnh, cách đây vài năm…
28 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 9517)
Đó là một buổi tối. Một buổi tối nào đó, dưới gầm trời tạm dung nào đó, tại cột cây số lưu vong nào đó...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8510)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30729)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,