Vũ Thư Hiên: ‘Hai người lính đối nghịch ôm nhau mà chết.’ (Kỳ 03)

06 Tháng Bảy 201710:10 SA(Xem: 5173)
Vũ Thư Hiên: ‘Hai người lính đối nghịch ôm nhau mà chết.’ (Kỳ 03)

(Tiếp theo kỳ trước).

Ở một đoạn khác, là lời kể của chồng Tâm với họ Vũ:

Chúng em lội chừng trăm mét thì thì gặp một cái hốc um tùm cành lá và dây leo. Anh Mịch lấy dao mở đường vào cái hốc tối mò ấy. Cái hốc hẹp, nhưng nông, đất ướt nhoẹt, chúng em dò từng bước, người nọ theo chân người kia. Bỗng anh Mịch dừng lại: ‘Đây rồi!’ Anh ấy gieo mình xuống, hai tay bưng mặt ‘Tường ơi!’ Cùng với tiếng kêu xé ruột, nước mắt trào ra qua kẽ tay anh.

“ ‘Không sâu đâu. Chú cứ đào đi. Nhẹ tay thôi!’, anh Mịch nức nở. Em lấy xẻng hớt dần từng lớp đất nơi tay anh Mịch chỉ. Tâm quỳ xuống bên, châm hương, khe khẽ khấn. Đúng như anh ấy nói, vài phút sau, cái xẻng đã đụng vào vật gì đó lùng nhùng - một mảnh vải mưa. Khẽ gạt đất đi, em kéo mảnh vải mưa đã mủn ra…

Cô Tâm (kể):

Em sụm xuống, anh ạ, khi nhìn thấy anh nhà em. Người ta bảo người thân nhìn thấy xương sọ thôi cũng biết ngay là người nằm kia là người của mình, em nhận ra ngay anh ấy dù quần áo đã bục hết trơ ra bộ cốt. Em gào lên được hai tiếng ‘anh ơi!’ là ngất liền.

Chồng Tâm (kể):

Em đỡ lấy Tâm, cuống quýt xoa dầu cho cô ấy. Phải mất một lúc sau nhà em mới tỉnh lại. Anh Mịch cứ mặc em săn sóc nhà em, cứ ngồi yên, như thể người mất trí. Em cũng sững người trước cảnh tượng trước mắt – dưới mảnh vải mưa không phải chỉ có một, mà hai bộ cốt trong tư thế nằm nghiêng, ôm lấy nhau…” (“Nấm mồ”. Tr. 458)

Tới khi hình ảnh hai “bộ cốt trong tư thế nằm nghiêng, ôm lấy nhau” thì tâm bão mới thực sự hiện ra - - Một tâm bão khác. Tâm bão của tình con người, tính nhân bản, dù được nuôi dưỡng, tuyên truyền, nhồi sọ bao nhiêu năm thì trước cái chết, tính thiên lương, giữa người với người vẫn có cơ hội bật dậy, rạn rỡ như thể đó là tinh túy mà, thượng đế đã đặc biệt trao cho con người - - như Mịch kể tiếp với người viết lại câu chuyện “Nấm Mồ”:

“… Chui vào sâu hơn nữa, tôi nhìn thấy một đống đen đen. Bất lửa lên, trong ánh sáng nhạt nhòa tôi nhận ra Tường. Nhưng sờ vào mặt Tường lạnh ngắt, tôi biết đã muộn. Cậu ta nằm nghiêng, tay ôm một cái gì đó. Soi gần lại thì thấy đó là một người nữa, nhưng không phải quân mình. Mà là người phía bên kia, căn cứ quân phục và cái mũ chỏng chơ bên cạnh. Khi ở bên ngoài trời đã sáng, mắt đã quen dần với bóng tối tôi thấy chung quanh hai người là bông băng bữa bãi, với một cái bi đông trong đó còn một chút nước. Chắc hẳn hai người tình cờ chui vào hốc này, họ gặp nhau khi cả hai đều bị thương nặng.

Tôi nói:

- Một tình huống bất ngờ. Họ làm gì nhỉ? Tiếp tục bắn nhau chăng?

- Cả hai không còn súng. Tôi không thấy súng bên hai người, chắc họ đã vứt bỏ khi lết đến được đến đây. Là tôi đoán thế. Cả hai bị thương rất nặng. Trong tình trạng đó, họ đã có một quyết định thông minh là giúp nhau băng bó, những bông băng ở hai bên người cho tôi thấy điều đó. Hai cái bi đông không còn giọt nước nào. Chắc họ đã san sẻ cho nhau lương khô, nước uống. Nhưng rồi cả hai đã không tránh được cái chết. Nơi này khá xa những cuộc giao tranh, giá họ có kêu cứu cũng chẳng ai nghe thấy. Trước mắt tôi là một cảnh tượng kỳ cục không thể nào hình dung ra – hai người lính của hai bên đối địch ôm nhau chết. Chỉ có thể đoán phỏng rằng khi mất hết máu, người bị thương ắt run cầm cập vì lạnh, và lúc ấy họ chẳng còn cách nào khác là cho nhau hơi ấm còn lại…” (“Nấm Mồ. Tr. 459, 460)

Tới lúc này, bằng vào tinh thần nhân bản, giữa con người với con người, Mịch mới giải tỏa uẩn khúc, tại sao bao nhiêu năm qua, Mịch đã nín lặng về cái chết của Tường. Tâm sự với người chứng Vũ Thư Hiên, Mịch nói:

Bây giờ chắc ông hiểu vì sao tôi tránh không muốn nói tới cái chết của Tường. Ông thử hình dung cảnh tôi báo cho đơn vị biết nơi Tường chết. Trong trường hợp ấy họ sẽ xử trí thế nào với hai cái xác?

Người ta sẽ nhặt xác Tường, còn cái xác kia thì người ta sẽ lấp đất lên, và bỏ đi. Tôi chắc chắn họ sẽ làm như thế. Nhưng thật bất nhẫn – hai người dù ở hai bên đối địch, đã giúp nhau trong những giờ phút cuối cùng để dành lại sự sống. Để làm được điều đó, họ phải bỏ ngoài mọi hận thù, nếu có. Mà chắc gì họ có cái đó. Cả hai đều là lính, họ bắn vào nhau theo mệnh lệnh, chẳng biết viên đạn của mình bắn sang bên kia sẽ trúng ai… (“Nấm Mồ. Tr. 461).

Tới đây, câu chuyện những tưởng đã có được cho nó một “happy ending” nhưng không. Hoàn toàn không! Khi chồng Tâm kể với người kể chuyện rằng anh đã hỏi Mịch về cách cư xử với bộ cốt của bên thua cuộc thì, Mịch bảo:

Cô chú cứ việc mang cốt chú Tường về, rồi đưa chú ấy vào nghĩa trang liệt sĩ. Việc của tôi giúp cô chú đến đây là xong. ‘Còn bộ cốt kia?’ em hỏi. ‘Đó là việc của tôi’ – anh ấy nói – không thể để cậu này ở đây được. Hai đứa đã giúp nhau chống chọi với cái chết trong những phút cuối cùng, mang một đứa đi, đứa kia vứt lại sao đành?’

Em bảo ‘Hay là ta cứ mang cả hai về, báo danh một anh Tường thôi, còn anh kia ta nói không rõ danh tính, coi như chiến sĩ vô danh… Họ sẽ được ở bên nhau cùng một chỗ. Anh Mịch quắc mắt quát: ‘Làm thế sao được? Làm thế là lừa đảo. Người lính bên kia cũng biết coi trọng danh dự chứ. Cậu ta không chịu nằm lẫn với những người được bên chiến thắng vinh danh đâu. Như thế là nhục. Không, tôi sẽ không để cậu ấy nằm lại đây một khi chú Tường được mang đi, tôi sẽ mang cậu ấy về, chờ đến khi nào có người nhà tìm đến…” (“Nấm Mồ”. Tr. 461)

Lần nào đọc tới đây, tôi đều nghĩ, ngay cả những lời nói sau cùng của Mịch, dành cho người lính bên thua cuộc, có thực sự là ý tưởng của Mịch và họ Vũ chỉ thuật lại một cách khách quan thì, tôi vẫn thấy đó là tâm thái nhà văn, nhân bản rất đáng trân trọng của Vũ Thư Hiên.

Nhưng thế giới truyện ngắn của họ Vũ, không ngưng ở đó. Nếu không kể những truyện ngắn không được tác giả chọn in trong “Tuyển Tập Truyện Ngăn Vũ Thư Hiên” do nhà Người Việt Books XB tại Hoa Kỳ, 2017, thì với 41 truyện ngắn làm thành tuyển tập truyện Vũ Thư Hiên, còn mở ra những chân trời văn chương, chữ, nghĩa đặc biệt khác.

Không chủ tâm tả cảnh, tả tình, như chính họ Vũ đã cho biết, nhưng bù lại, Vũ Thư Hiên lại có khả năng đặc biệt, khi tả người hoặc viết về tâm lý đại chúng, bên cạnh kiến thức sâu rộng vể địa lý (nhất là địa lý miền Bắc) người.

Khả năng đặc biệt này, ở tác giả “Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Hiên, có được, theo tôi, do tích lũy nhiều năm chống trả với tù đầy, cái chết, để tồn tại. Tôi trộm nghĩ, nếu ông không có khả năng nhìn người và lượng giá tâm lý đúng mức mỗi… “đồng chí” của ông, có dễ chúng ta đã không thể có một Vũ Thư Hiên, nhà văn, sống tới hôm nay (?)

Thí dụ, khi tả về một trong hai người bạn thân, thời còn đi học của mình, trong bút ký “Cái Bóng”, họ Vũ viết:

“… Thường dẻo dai hơn hai chúng tôi, ngay cả trong thời cả nước thiếu ăn và anh luôn bị đói. Có những người như thế, nhìn họ ta không bao giờ có ý nghĩ rằng họ sẽ chết vào một lúc nào đó, cứ như thể họ là một cái gì đó bất biến. một cái gì đó vĩnh hằng. Năm tháng làm cho hình hài mọi người biến đổi, riêng anh thì không. Vẫn gày nhẳng và khô đét, không bệnh tật, không đau không ốm, không già đi, y như một vật cũ kỹ trong nhà từ đời nảo đời nào chẳng còn ai để ý đến chuyện nó có hay không có…” (“Nấm Mồ”. Tr. 96)

(Còn tiếp 1 kỳ) 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17069)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,