Những thiết bị chỉ đường GPS trong truyện ngắn Vũ Thư Hiên. (Kỳ 04)

11 Tháng Bảy 20179:46 SA(Xem: 5784)
Những thiết bị chỉ đường GPS trong truyện ngắn Vũ Thư Hiên. (Kỳ 04)

(Tiếp theo và hết)

Khi tả da mặt của bà cô tên Lương, bước vào tuổi già, thay vì nói, với thời gian, làn da đó sạm đi và khô khốc, thì Vũ Thư Hiên lại liên tưởng tới màu của những bao giấy đựng xi măng và, một sợi râu bạc, “chui ra” từ nốt ruồi:

Cô Lương chậm rãi pha trà. Giữa chúng tôi hơi trà ngào ngạt và ấm áp bốc trên miệng chén. Ở khoảng cách gần, tôi thấy cô già sọm – hai mắt lõm sâu, má hóp, da mặt đã có màu bao xi măng. Mấy chiếc răng cửa hơi đưa ra, vốn là cái duyên của cô, giờ xuống màu, với những khe rộng hơn trước. Giọng cô không còn trong, không còn cao, nó hơi mệt mỏi, khàn khàn. Từ nốt ruồi ở hàm bên phải chui ra một sợi râu bạc…”

Bên cạnh những nhận xét tinh nhậy với ít nhiều tính trào phúng, tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội, tôi cũng rất thích những bút ký viết về những văn nghệ sĩ đàn anh, hoặc cùng thời với họ Vũ - - Như nhà văn Nguyễn Tuân, họa sĩ Phạm Tăng, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay nhà văn Nguyễn Khải, v.v…

Viết về những văn hữu của mình, dù ở giai đoạn nào của dòng văn học Việt Nam, Vũ Thư Hiên, luôn cho tôi cảm tưởng trong trang văn của ông luôn ẩn tàng những thiết bị chỉ đường GPS. Nó dẫn tôi tới những dấu vết nhận dạng riêng từng người. Cũng có khi trong bút ký viết về nhân vật A, người đọc sẽ được thiết bị chỉ đường GPS của chữ, nghĩa Vũ Thư Hiên dẫn đến chân dung nhân vật B; cũng đậm nét, cũng khắc sâu những dấu vết nhận dạng của người đó.

Thí dụ, trọng tâm của bút ký “Phở Cá” là Nguyễn Tuân, vì đề cập tới vấn đề ẩm thực, nên vào bài, họ Vũ đã nhắc tới Thạch Lam. Ông viết:

“… Tiếng tăm các vị trưởng thượng trong làng ăn uống thì nhiều, đọng lại trong văn chương, tôi vụng nghĩ, chỉ có hai: Thạch Lam và Nguyễn Tuân.

Hai nhà văn khác nhau ở chỗ một đàng chết trẻ, một đàng chết già, thành thử lớp hậu sinh cứ Thạch Lam trống không mà gọi, còn với Nguyễn Tuân thì người ta cung kính kêu cụ Nguyễn, ông Nguyễn, bác Nguyễn.

Có thể thêm vào đấy một cụ nữa là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Nhưng cụ này khác hai cụ kia - Tản Đà là người lập dị trong chuyện ẩm thực, chứ không được con cháu liệt vào loại sành điệu. Cụ ưa bịa ra những món ăn cầu kỳ và siêu cầu kỳ, nghe sướng con ráy, nhưng người theo chân cụ ngày một thưa thớt.

Thạch Lam còn mãi là nhờ tài bốc tận mây xanh những món sang món hèn trong Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường (tại sao không gọi là băm sáu nhỉ, cho đúng cách Hà Nội?)

Vũ Bằng với Thương Nhớ Mười Hai hay tuyệt, nhưng theo nhiều nhà điểm sách đáng kính thì chỉ là một Thạch Lam nối dài, chứ không hơn.

Nguyễn Tuân sống lâu hơn cái chết của ông, không kể những Vang Bóng Một Thời, Chùa Đàn, Quê Hương tức Thiếu Quê Hương…, có phần còn nhờ đưa cách ăn uống bình dân lên hàng nghệ thuật, trong tùy bút “Phở” (…)

“… Trong cái tùy bút không dài này ông khẳng định cả quan niệm lẫn tình yêu của mình đối với phở. Thành ra khi nói về phở mà không nhắc đến Phở của Nguyễn Tuân là coi như thiếu đứt một mảng văn chương của ông (…)

“… Khi nào Nguyễn Tuân sướng lắm trong sáng tác ông mới rụt rè hỏi người đối thoại về đứa con tinh thần của mình ‘Anh thấy nó thế nào?’

Tôi nói tôi thích.

Ông ghé cái trán bóng về phía tôi thì thào:

- Bây giờ thiên hạ sính nói chuyện lập trường, mình lại nói chuyện phở mà không bị họ bắt bẻ, thế là tốt lắm rồi đấy…” (“Phở Cá”. Tr. 525, 526 & 528)

Ở một bút ký khác, để kỷ niệm 4 năm (ngày 2 tháng 10 năm 2012) ngày bạn tù Nguyễn Chí Thiện qua đời, Vũ Thư Hiên viết:

Nguyễn Chí Thiện tù cùng với tôi ở trại Phong Quang, Lào Cai. Tính về mức độ tàn bạo, nó chỉ đứng sau trại Quyết Tiến, hoặc còn gọi là Cổng Trời, ở Hà Giang (…)

Vào thời gian ấy chẳng ai trong chúng tôi, những người bạn tù của Nguyễn Chí Thiện coi anh là nhà thơ, mặc dù không ít thì nhiều chúng tôi đều được anh thì thầm đọc cho nghe thơ anh trong những buổi tối của đời tù đằng đẵng.” (“Nhớ Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện”. Tr. 615, 616)

Nhờ ra tù sớm hơn bạn khoảng nửa năm, lại gặp được một bạn cũ, trước kia cùng là giảng viên khóa 6, trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn, cho việc làm. Khi Nguyễn Chí Thiện ra tù, cần việc, lại không có vốn, họ Vũ đã nói với bạn, cho Nguyễn Chí Thiện được lấy hàng trước (bột nở), bán trước, trả tiền sau…

“… Nhờ buôn bột nở, Nguyễn Chí Thiện nhanh chóng trang trải được nợ nần, thậm chí còn dư chút đỉnh giúp họ hàng ở quê, giúp các bạn tù còn loay hoay tìm kế sinh nhai. Ấy là sau này Thiện tâm sự tôi mới biết.

Thiện rất sòng phẳng. Bán được nhiều rồi, tích được lãi làm vốn rồi, anh lấy hàng lần nào trả ngay lần ấy không dây dưa.” Nhưng, chính lúc tác giả “Hoa Địa Ngục” tương đối được thong thả về tài chính thì, đó cũng là lúc tai họa bất ngờ ập đến. Theo nhà văn Vũ Thư Hiên thì, đó là lần Nguyễn Chí Thiện dồn hết tiền bạc cho chuyến buôn “Bột nở” từ miền Bắc vào trong Nam. Bị cơ quan thuế vụ tịch thu toàn bộ lô hàng.

Đấy cũng là thời gian Nguyễn Chí Thiện chép lại những bài thơ làm trong tù, rồi đột nhập Tòa Đại sứ Anh, nhờ họ chuyển ra nước ngoài tập “Hoa Địa Ngục”. Vì thế, ông bị tù trở lại.

Gần cuối “Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Thư Hiên”, tác giả viết về một người bạn văn khác của ông: Nhà văn Nguyễn Khải.

Đây là một nhà văn từng được những người cùng thời ở cả hai miền Bắc / Nam e ngại, đề phòng, xa lánh vì tính chất công khai phục vụ chế độ của ông ta (3). Vậy mà cuối đời, thật bất ngờ khi Nguyễn Khải để lại bài viết “Đi tìm cái tôi đã mất”.

Bằng vào tình thân và dùng tâm lý học, họ Vũ đã “giải mã” trường hợp văn nô Nguyễn Khải, một nhà văn, phải sống giả, phải tiêu những đồng bạc giả cho khi xuôi tay, nhắm mắt:

“… Khải có con mắt quan sát sắc sảo, có tài viết ra những gì mắt anh thấy. Anh đã chiều theo cái tài của mình để nó được thiên hạ biết đến rằng nó có mặt. Anh viết, bắt đầu bằng những bài báo tường, rồi báo giấy, rồi những cuốn sách. Anh sinh ra trong một thời đại đặc biệt khe khắt với mọi sản phẩm chữ nghĩa. Mọi thứ viết đều phải nhất nhất tuân theo ý người cai trị xã hội. Viết khác ý nó thì nó đập cho kỳ chết. Anh muốn phô cái tài của mình thì anh phải làm ra những cái mà nó muốn. Thế là người đọc có một nhà văn Nguyễn Khải như ta đã biết. Một thằng nịnh, một thằng hèn, một văn nô, như nhiều người nghĩ.

Khải thèm viết để chiều cái tài thiên phú. Dần dà cái sự thèm ấy trở thành một bản năng được cấy ghép vào người. Nói cách khác, nó là một thứ ma túy, không có nó không sống được. Đã bập vào nó khó dứt ra lắm. Khải đã bập vào, đã vật vã, đã không dứt ra được. Mãi cho tới cuối đời.

“ ‘Đi tìm cái tôi đã mất’ đến với tôi khi Khải không còn. Tôi đã ở rất xa, cả quá khứ lẫn địa lý. Với bài viết này, Khải bộc bạch những suy nghĩ được giấu kín trong lòng. Không thể tưởng tượng nổi nhà văn được coi là con yêu của đảng lại có thể nói toạc về đảng mình đến thế này: “Nói dối lem lém. Nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ…”

Và điều họ Vũ rút ra được từ Nguyễn Khải, cuối đời qua “Đi tìm cái tôi đã mất” là:

“ ‘Bất cứ nhà nước nào lấy học thuyết xã hội hay tôn giáo thay cho hiến pháp thì trước sau sẽ chuyển đổi thành nhà nước chuyên chế’. Và ‘Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người’ ”. (“Nguyễn Khải – Vài kỷ niệm”. Tr. 672)

.

Tôi tin, độc giả sẽ tìm thấy rất nhiều thiết bị chỉ đường GPS trong “Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Thư Hiên”, do Người Việt Books ấn hành, như một trong những quà tặng tinh thần đáng kể nhất của năm 2017 này mà, Người Việt Books đã gửi tới những người yêu sách.

___________

Chú thích:

(3) Sinh thời, nhà văn Mai Thảo từng cảnh giác: Trong số những nhà văn Hà Nội vào sinh hoạt ở miền Nam tiếp xúc với văn giới Saigon thì, Nguyễn Khải là tay nguy hiểm nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20219:17 SA(Xem: 7009)
Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài ‘Mẹ Tôi’,
24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 19588)
Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50
11 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 10637)
Một buổi sáng, bất ngờ Bạn-tôi nhắc tôi đọc truyện ngắn “Nấm Mồ” của Vũ Thư Hiên. (1
31 Tháng Giêng 202112:00 SA(Xem: 13158)
Theo Wikipedia-Mở thì, hành trình văn chương, nghiên cứu của nhà văn Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại chính
27 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 19524)
Bây giờ đã 24 năm kể từ ngày dòng văn học nghệ thuật miền nam Việt Nam bị bức tử.
26 Tháng Tám 202012:00 SA(Xem: 12539)
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960...
31 Tháng Bảy 20209:56 SA(Xem: 8077)
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
11 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 19489)
dutule.com: Chúng tôi đăng lại, bài Du Tử Lê viết về bạn mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, như món quà muộn, mừng Sinh Nhật anh.
06 Tháng Sáu 20203:30 CH(Xem: 5792)
Trần Thanh Hiệp ghi nhận rằng “lịch sử” thơ Tự Do ở Việt Nam, đã chào đời khoảng cuối thập niên 1920, đầu thập niên 1930.
11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11254)
họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,