‘Bàng bạc gấm hoa’, câu hỏi lớn về nghệ thuật cổ truyền VN! (Kỳ cuối-03)

18 Tháng Tám 20172:21 CH(Xem: 4500)
‘Bàng bạc gấm hoa’, câu hỏi lớn về nghệ thuật cổ truyền VN! (Kỳ cuối-03)

(Tiếp theo và hết)

Và, đây là “chân dung” nhà văn Mai Thảo qua nét vẽ (bằng chữ) của Mặc Lâm trong “Bàng bạc gấm hoa”:

“Mai Thảo từ nhiều thập niên trước khi sang Mỹ đã được giới phê bình đánh giá là ngòi bút văn xuôi đậm chất thơ nhất nước. Văn chương của ông ngoài phần kỹ thuật viết, bàng bạc trên các trang chữ là  không khí lung linh cuả thi tứ, của chắt lọc tinh tế chỉ có trong thơ và hơn hết, Mai Thảo chứng tỏ rất sành sỏi khi lựa những cập chữ đậm dấu ấn thi ca vào truyện của ông.

(…)

“Trong “Ta thấy hình ta những miếu đền”, nhiều bài chỉ bốn câu ngắn viết lên những suy tưởng khác nhau của Mai Thảo. Ngắn nhưng được ông gọt dũa, chưng cất nên thơ của ông trở thành chuẩn mực của một kinh nghiệm có được sau khi sống trọn đời cho văn xuôi. Bài Cục Đất vừa hóm hỉnh lại vừa thâm trầm, ít nhiều nói lên được cá tính của ông:

“Biển một đường khơi xa thẳm xa

Núi vươn trượng trượng tới mây nhòa

Thì treo cục đất tòng teng giữa

Cho cái vô cùng vẫn nở hoa”

“Từ trên phi cơ, núi non ngất ngưởng và mây trắng bồng bềnh, Mai Thảo nhìn thấy cái vô cùng vừa bát ngát vừa đe dọa cho mầm sống cũng đang lơ lửng trên không là ông. Mai Thảo ‘con người’ chợt nẩy ra ý tưởng cân bằng cái bao la của vạn vật chỉ bằng một cục đất treo tòng teng chính giữa. Và ông nhận ra cái vô cùng cũng hiền hòa, cũng bình an như cục đất vậy thôi…” (BBGH, tr. 88, 89)

Khi đề cập tới nhà thơ Nguyên Sa, Mặc Lâm nhấn mạnh:

“… Những câu thơ mà Nguyên Sa đem từ Pháp về Việt Nam năm 1953 đã thay đổi rộng khắp cảm nhận thi ca của đa số thanh niên Việt Nam. Giống như một nhạc cụ mới, có âm hưởng sâu và đánh thức giác quan thẩm mỹ của thời đại, thơ Nguyên Sa đã góp phần làm bản hòa tấu đa âm của thi ca Việt Nam thêm những rung động lạ lẫm cuốn hút người đọc mà Thơ Mới tỏ ra không còn đủ sức hấp dẫn như lúc khởi đầu.

“Thơ Nguyên Sa nhanh chóng tràn vào từ lớp học, nơi trái tim học trò đập những nhịp điệu đầu tiên của tình yêu. Nguyên Sa yêu và chia sẻ cách yêu của mình qua kinh nghiệm một chàng trai có những thời khắc tuyệt vời tại  Pháp, thủ đô của tình yêu trai gái , thủ đô của những dòng thơ trác tuyệt từng một thời là bệ phóng cho hàng trăm thi tài thế giới (…)


“Thanh niên Saigon nhớ cái mà họ chưa từng trải nghiệm qua thơ Nguyên Sa. Bắt đầu từ đây ông bước vào lãnh thổ khép kín của nhiều người. Ông cùng với họ thở hơi thở thi ca bằng những ngôn từ mới, rất mới, cho tới bây giờ sau hơn nửa thế kỷ vẫn còn mới tinh.

Paris có gì lạ không em?

“Paris có gì lạ không em?

Mai anh về em có còn ngoan

Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ

Em có tìm anh trong cánh chim

.

Paris có gì lạ không em?

Mai anh về giữa bến sông Seine

Anh về giữa một dòng sông trắng

Là áo sương mù hay áo em?...”

(BBGH, tr.109,110,111)

Trước khi ra khỏi bài cảm nhận về thơ Nguyên Sa, Mặc Lâm  đã rất tinh tế khi viết:

Nhắc đến Nguyên Sa người yêu thơ ông vẫn tưởng nhà thơ đang rong chơi đâu đó vì ngôn ngữ vẫn sát với khung cảnh thường nhật hôm nay. Mặc dù nhà thơ đã từ trần ngày 8 tháng 4 năm 1998 nhưng thơ ông vẫn được nhiều người nhắc tới như xưa, đặc biệt trong hoàn cảnh tình yêu tuổi học trò ngày một biến mất để thay vào đó là những trò chơi tình cảm nhục dục của thanh niên trong thời đại mới.” (BLGH, tr. 118, 119)

.

Nhiều người theo dõi sinh hoạt văn chương, nghệ thuật của Mặc Lâm, cho rằng, anh luôn có những nhận xét thâm trầm, sâu sắc về các tác giả mà anh đề cập. Cụ thể, qua 14 nhà văn nhà thơ ở hải ngoại cũng như trong nước. Nhưng qua tác phẩm BBGH, khi bước vào phần thứ 2, tựa đề “Văn Hóa Dân Gian” và phần thứ 4, tựa đề “Nét Đẹp Việt”, độc giả mới thực sự thấy rõ tính hàn-lâm, tức khả năng nghiên cứu chuyên sâu của Mặc Lâm qua từng bộ môn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc.

Trong chúng ta, ít, nhiều hầu như ai cũng hãnh diện về nền văn học Việt truyền thừa từ đời này, sang đời khác. Nhưng nếu bị hỏi hoặc được yêu cầu trưng dẫn và, giải thích một cách rõ ràng thì, chúng ta thường lúng túng, lảng tránh.  Lý do, có nhiều hình thái nghệ thuật cổ truyền của chúng ta như “Hát Xoan, Hát Xẩm, Quan Họ, Đàn Tính Hát Then, Bài Chòi”, v.v…, có thể chúng ta chỉ nghe nói, nghe nhắc tới mà, không thực sự hiểu rõ nó ra sao? Thế nào? Thậm chí, cũng có những hình thái nghệ thuật cổ truyền của tiền nhân, chúng ta không hề nghe tới chỉ- danh, một lần nào trong đời mình!.!

Mặc Lâm là một tác giả còn trẻ, nhưng như đã nói, là người nặng lòng với hồn tính văn hóa dân tộc, nên anh đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức, để tìm hiểu cặn kẽ lịch sử hình thành, lộ trình sinh, tử của khá nhiều bộ môn nghệ thuật cổ truyền - - Mà, nếu để lâu hơn nữa, lịch sử của  những bộ môn đó có thể, sẽ không còn ai biết tới nữa, nếu những nghệ nhân có thẩm quyền, những truyền thừa nhiều đời của các bộ môn nghệ thuật này, không còn nữa.

Sự lặn lội tìm tới tận đầu nguồn của những kênh nghệ thuật cổ truyền của Mặc Lâm, tôi cho là một đóng góp rất đáng kể của tác giả trẻ tuổi này.

Thí dụ, mở đầu cho phần thứ 2: “Văn Hóa Dân Gian” trong tác phẩm BBGH, Mặc Lâm đã ghi lại cố công tìm hiểu của anh về thể loại “Hát Xoan” của Việt Nam, như sau:

“Cho tới nay một loại hình văn hóa dân gian được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho là cổ xưa nhất Việt Nam đó là Hát xoan.

“Thể loại này đang hiện diện tại Phú Thọ nơi có di tích Đền Hùng. Hát xoan được coi là xuất hiện từ thời vua Hùng với nhiều truyền thuyết còn lưu giữ trong dân gian, sánh đôi với những câu chuyện chung quanh các thời đại Hùng Vương làm cho Hát xoan bao phủ thêm nét huyền hoặc của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc.

“Hát xoan tuy xuất hiện lâu đời nhưng trong dân gian cả nước lại ít có người biết thể loại này như Quan Họ Bắc Ninh của miền Bắc, Hát Cung Đình của Huế hay thậm chí gần nhất là Đàn Ca Tài Tử của miệt sông nước Nam bộ. Với bề dày như thế nhưng Hát xoan chỉ quanh quẩn tại khu vực Đền Hùng hay chỉ vài vùng chung quanh đang là câu hỏi lớn cho các nhà văn hóa của tỉnh Phú Thọ, nơi sở hữu di sản văn hóa phi vật thể vừa được UNESCO thừa nhận…” (BBGH, tr.143)

Câu hỏi này của Mặc Lâm, theo tôi, không chỉ được đặt ra cho các nhà nghiên cứu văn hóa mà còn cho tất cả người Việt nam…

Đó là một góc khuất rất nhỏ trong tiến trình gần năm nghìn năm lịch sử Việt vậy.

 (Calif. Aug. 2017)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Hai 20223:31 CH(Xem: 2853)
ông… “Lá Bối” không hề quen biết dịch giả Nguyễn Hiến Lê trước đó. Và, ông cũng không muốn nhờ ai giới thiệu.
28 Tháng Giêng 20225:37 SA(Xem: 2636)
Tôi vẫn nghĩ, cái giá mà một người nổi tiếng phải trả, chính là những tin đồn, những dư luận xấu/ tốt thêu dệt bên cạnh hào quang của người ấy. Nhất là với các nghệ sĩ ở lãnh vực âm nhạc và trình diễn.
12 Tháng Mười Hai 202112:00 SA(Xem: 8156)
ca khúc này, là một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh. Trong số những người yêu nhau, bất hạnh, có anh C. của chúng tôi.
10 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 9697)
Nhu cầu tìm về với đồng hương máu mủ, với ruột thịt nguồn cội, vẫn là một nhu cầu thiêng liêng không thể phủ nhận.
09 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 7125)
Theo họa sĩ Phạm Tăng thì, từ tế-bào đầu tiên là cái tôi nguyên thủy, ông đi dần tới sự tập hợp của hàng triệu tế bào tuần tự nẩy sinh,
08 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 6875)
Đó là một số ghi nhận của các tác giả về thế giới tạo hình của danh họa Phạm Tăng
07 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 8255)
Tôi không ngoa ngôn đâu, tôi tự hào là người đầu tiên mở được con đường để người xem tranh có thể tham dự vào bức tranh của tôi…
06 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 6357)
Bầu trời Paris xám, tiếp tục nôn thốc những trận mưa nặng hạt hơn và, gió cũng giận dữ, ghim trong lòng nó nhiều hơn những mũi kim rét, buốt, khi chúng tôi trở lại trạm xe buýt ở quảng trường Bonneuil Sur-Marne.
05 Tháng Chín 202112:00 SA(Xem: 8320)
Người đàn ông xuất hiện, chắn ngang khung cửa hẹp đó, là họa sĩ Phạm Tăn
14 Tháng Bảy 202112:00 SA(Xem: 22451)
Một trong những cây bút nữ, khiến chúng ta phải nghiêng mình, trân trọng trước tài năng, đó là Bùi Bích Hà, truyện ngắn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,