Thơ Nguyễn Đình Nguyên, những sợi thừng xiết cổ tác giả, trước nhất.(Kỳ 01)

23 Tháng Mười Hai 201710:15 SA(Xem: 5277)
Thơ Nguyễn Đình Nguyên, những sợi thừng xiết cổ tác giả, trước nhất.(Kỳ 01)



Viết nhạc ngay khi mới 13 tuổi và, thành công rất sớm với mảng những bài hát dành cho thiếu nhi, như ca khúc “Mẹ ơi tại sao” trên kênh Youtube VN, với số lượng truy cập hiện nay, đã vượt ngưỡng 100 triệu lượt truy cập, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên còn là một nhà thơ với những bài thơ điếng lòng viết cho đất nước, dân tộc của mình - - như một mặt khác của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi muốn gọi thơ Nguyễn Đình Nguyên là những vết thương khôn khép miệng. Hay, những sợi thừng xiết cổ tác giả, trước nhất.

Như bài thơ dài 17 đoạn, có tựa đề “Lời Oán Cạn Của Muối”, khi được phổ biến, những người mẫn cảm, đã không cầm được nước mắt, lúc tâm hồn họ chỉ mới chạm vào vài đoạn khởi đầu của bài thơ này - - Mặc dù đó là những “intro.” tựa hạnh phúc của tình cha con, với phần ngữ-cảnh đạt được tới mức cao nhất của của một bài thơ dài, như một dòng chảy miên man, nhiều đời, kiếp người:

NguyenDinhNguyen 01
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Hình FB)



“Cha ôi…/ Con biết cha buồn lắm / Đôi bàn tay cào chai sạn của cha đâu dành lau nước mắt / Tháng ngày cuồng quay với tấm lưới cây sào mà giờ cha lẩy bẩy run run / Tay vốc cá nuôi con khôn lớn nay sao không nhấc nổi chén cơm chiều / Hơn hai đời dòng họ ta bám biển / Có khi nào biển lạ lẫm với cha? / / Chiếc tàu của nhà ta cha vẽ lên hai con mắt / ngày bé hồn nhiên con hỏi có phải mắt để tàu khóc không cha? / Có phải mắt tàu giúp cha nhìn khi dong trong đêm tối? / Cha ôm con ôn tồn rồi cười khằng khặc, Đôi mày nhíu sợi trắng sợi đen / “Tổ cha mày… Tàu không mắt sao cha về được hả bây! / Tầu không mắt lạc mất cha bây chẳng thấy sót à…?

Bài “Lời Oán Cạn Của Muối” của Nguyễn cho tôi với nhiều ngạc nhiên về sự hiểu biết biển và, nghề đi biển của tác giả… Cho tới khi tình cờ được đọc bài của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, nhân danh tổ chức Duyên Dáng Việt Nam, phỏng vấn Nguyễn Đình Nguyên, đăng trên tuần báo “Một Thế Giới VN” ngày 7 tháng 10 năm 2016. Trong đó, có đoạn Nguyễn Hữu Hồng Minh cho biết Nguyễn Đình Nguyên được sinh ra và lớn lên tại thành phố Vũng Tàu. Mãi tới năm hơn hai mươi tuổi ông mới rời thành phố biển lên Saigon, theo học và tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế, cùng lúc Cử nhân Luật. Cũng thời gian này, Nguyễn Đình Nguyên tham gia khóa học Sáng tác ca khúc ở Nhạc Viện. Sau khi trở thành hội viên Hội Âm Nhạc TP Saigon, ông dành nhiều thời gian cho lãnh vực âm nhạc và, từng giữ vai trò Thư ký tòa soạn tạp chí Sóng Nhạc của Hội Âm nhạc thành phố Saigon thời đó.

Tôi nói, tôi bị bất ngờ, nhiều ngạc nhiên vì khi đất nước chìm sâu trong thảm họa bị kẻ thù… truyền kiếp xâm lấn biển đảo, thẳng tay sát hại sinh mạng, tài sản của ngư dân Việt ngay trong lãnh hải Việt Nam thì, ở lãnh vực thi ca, chúng ta cũng có rất nhiều những bài thơ viết về bi kịch nhục nhã này… Nhưng đa phần là những bài thơ chỉ nói lên sự phẫn uất, lên án kẻ thù mà, không chạm đụng thực sự tới biển, tới những người đi biển, như “Lời Oán Cạn Của Muối” của Nguyễn Đình Nguyên.

Thi ca nói riêng, văn chương nói chung nếu chỉ chạm tới lớp bì phu, tức da bọc ngoài thịt, xương, thì chúng vẫn còn khoác tấm áo… ước lệ, “kêu đường”, gần với phạm trù tuyên truyền, hơn là những rung động chữ, nghĩa thật:

“Nhưng cha ôi con biết… / Ra khơi là sự sống, còn trở về là từ Đấng linh thiêng / Nên mặc nhiên cồn cào và chờ đợi… / Tàu của cha về là hạnh phúc mới nguyên…//… Con thấy ngời trong mắt mẹ là tình yêu dành cho cha đỏ thắm / đỏ thắm cánh buồm dong chạm ráng hoàng hôn / chiếc thuyền thúng úp ngược mẹ ngồi ngóng cha về từ biển / trọn vẹn tự khởi đầu và kết thúc vòng tròn một tình yêu…// Con chạy loanh quanh tìm con sò, con ốc / Tay cầm mảnh lưới rách nhỏ như cái nón của cha / Chiếc nón đội trên tuổi thơ con ngày ngày quen thuộc / con giang tay cao rồi thả cái nhìn bay qua mắt lưới / phía xa khơi thuyền cha là một chấm nhỏ màu đen / thuyền nhô lên thấp xuống như nốt ruồi trên môi mẹ khi mẹ nói, cười...”

Cũng xuyên qua cuộc nói chuyện thân mật giữa nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh và Nguyễn Đình Nguyên, tôi được biết một trong những kỷ niệm đáng nhớ của Nguyễn Đình Nguyên với nhạc sĩ “đàn anh gạo cội” Trịnh Công Sơn (từng là thư ký tòa soạn tạp chí âm nhạc trước họ Nguyễn), khi thỉnh thoảng họ gặp nhau vào những buổi tối ở Hội quán “Những người bạn” trên đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1. Đó là chuyện nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh lòng chú ý tới cô gái tên Kim Liên (tên thường gọi là Thu Hồng). Mà, Thu Hồng lại ở cùng một nhà trọ với Nguyễn Đình Nguyên trên đường Trần Huy Liệu, Quận 3. Nhân một mùa Tết Trung thu, Trịnh Công Sơn đã gửi nhiều quà và bánh Trung thu cho Hồng.

Nguyễn Đình Nguyên kể:

“… Nàng lấy quà đó tặng lại cho tôi kèm theo nụ hôn và ‘Quà Trung thu cho anh sinh viên nghèo nè…Em yêu anh!” (Nđd)

Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh không kể chuyện “anh sinh viên nghèo” kia có sáng tác một ca khúc nào cho cô Thu Hồng hay không (?) Nhưng tôi tin trong số trên 30 tình khúc mà Nguyễn Đình Nguyên còn lưu giữ được như những bài “Yêu em Hà Nội” (Hồng Nhung); “Romance Đêm” (Đoan Trang); “Như Giấc mơ đầu” (Quang Dũng); “Xe thời gian”; “Chiều Thu” (Quách Thành Danh); “Chờ em đêm mùa đông” (Hứa Vỹ Văn); “Xa biển” (Ngọc Anh); hay “Bài Blue cho em”; “Như bài hát cũ” (do chính họ Nguyễn trình bày)… ít, nhiều có hình bóng của Thu Hồng / Kim Liên…

Ở lãnh vực tình ca, như nhận định của nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh thì Nguyễn Đình Nguyên:

“… Không dẫn dụ người nghe bằng các kỹ thuật âm nhạc hiện đại và ca từ sáo rỗng, mà anh đã làm nên các tình khúc rất riêng của mình như tự sự của của những hoài niệm và ước mong…” (Nđd)

Qua ghi nhận của Nguyễn Hữu Hồng Minh, tôi không ngạc nhiên khi Nguyễn Đìnn Nguyên phát biểu về đặc tính của dòng tân nhạc Việt Nam hiện đại, rằng, giới trẻ Việt Nam hôm nay ưa thích những ca khúc được viết theo theo xu hướng hiện đại, đa phần ảnh hưởng từ các dòng nhạc đậm đặc tính “kỹ thuật” và nhất là chạy theo “thời trang” của các quốc gia Bắc Á như Hàn Quốc.

Để bắt kịp nhịp chảy của “thị trường”, nhạc trẻ được đầu tư nhiều vào phần “nhìn” chứ không vào phần “nghe”. Nhưng, theo tác giả “Yêu Em Hà Nội” chúng ta không nên vì thế mà kết án cả một thế hệ sáng tác âm nhạc hiện nay là hời hợt hoặc đánh mất “căn cước” nhạc Việt. Vì theo Nguyễn Đình Nguyên:

“… Đâu đó vẫn có những ca khúc viết về thân phận, con người mà khi nghe, chúng ta cảm được những ‘va chạm’ tới từng góc nhỏ của cuộc sống hàng ngày, như ca khúc ‘Khi Người Lớn Cô Đơn’ của Phạm Hồng Phước chẳng hạn… Tuy vậy, thưởng thức âm nhạc như thế nào là tùy sở thích và trình độ thẩm âm riêng của mỗi người. Ở góc độ cá nhân, tôi cố gắng thổi càng nhiều cảm xúc và đưa vào ca khúc của mình những ‘kỹ thuật’ hiện đại hòa lẫn với cảm âm của giới trẻ hôm nay, hầu mong góp phần nhỏ bé của mình vào đời sống âm nhạc thêm phần lành mạnh và phong phú…” (Nđd)

Với riêng tôi, người viết bài này thì, Nguyễn Đình Nguyên đã không cần đến một cố gắng nào, cho những bài thơ viết về dân tộc, đất nước của ông. Nó đi thẳng từ trái tim ông, tới người đọc. Một thành tựu hiếm hoi, không phải thi sĩ nào cũng có thể có được! Càng hiếm hoi hơn, khi đó lại là những bài thơ gắn liền với những biến động thời thế. Mà nỗi buồn tựa những sợi dây thừng xiết cổ tác giả, trước nhất.

(Còn tiếp một kỳ)

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Mười Hai 20176:03 SA
Khách
Xin cám ơn nhà thơ Du Tử Lê đã viết bài giởi thiệu tôi trên trang nhà dutule.com
Tôi thật sự xúc động, khi ông đã hiểu và nói lên những cung bậc cảm xúc mà tôi giải bày bằng ngôn ngữ THƠ. Tôi đã rưng rưng mừng vui vì biết rằng những con chữ mình viết đã ít nhiều chạm tới tâm hồn người đọc.
Lần nữa, tôi cám ơn ông - nhà thơ Du Tử Lê, và kính chúc ông cùng gia đình năm mới an khang, hạnh phúc, nhiều sức khỏe và thêm nhiều thi phẩm cho độc giả yêu thơ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33545)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5469)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9325)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10112)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19503)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,