Nguyễn Đình Nguyên, kẻ tự băng bó vết thương mình. (Kỳ Cuối 02)

28 Tháng Mười Hai 201710:32 SA(Xem: 5736)
Nguyễn Đình Nguyên, kẻ tự băng bó vết thương mình. (Kỳ Cuối 02)

(Tiếp theo và hết)

Nếu để ý, ta sẽ thấy: Viết về tuổi “teen”, tuổi mới lớn hay tuổi dậy thì, thường dễ hơn viết cho tuổi thiếu nhi. Lý do, các tác giả rất khó vào sâu thế giới buồn / vui của những độc giả, khán, thính giả tuổi nhi đồng.

NguyenDinhNguyen 02
Nhà thơ Nguyễn Đình Nguyên



Tâm lý của các em ở tuổi này còn rất mơ hồ, chưa hình thành rõ ràng… Tôi muốn nói, chính các em cũng không biết rõ mình thích? muốn gì? Chưa kể xu hướng thích hay không thích luôn bị thay đổi một cách nhanh chóng!

Do đấy, khi một số ca  khúc viết cho thiếu nhi của  Nguyễn Đình Nguyên, vượt qua ngưỡng một triệu lần truy cập, với tôi là một thành tựu đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, khi đề cập tới thành tựu vừa kể của họ Nguyễn, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, nếu nhạc sĩ không có khả năng “nhập vai”, nhờ nhạy cảm với tâm lý nhi đồng, ông sẽ không thể có được cho mình, những thành tựu như đã nói.

Từ đó, tôi tin rằng, nếu Nguyễn Đình Nguyên bước vào lãnh vực thi ca, nhiều phần ông sẽ mang đến cho người đọc ông, những mới, lạ bất ngờ. Và, tôi nghĩ, tôi đã không sai lắm, khi có cho mình kết luận, như thế, về cõi-giới thơ Nguyễn Đình Nguyên.

Bất cứ ai, từng dõi theo hành-trình-thi-ca-Nguyễn-Đình-Nguyên, đều dễ dàng nhận ra rằng: Thị phần chính trong thơ Nguyễn Đình Nguyên là những thao thức, đau đớn, nhục nhằn trước những biến động lớn của lịch sử đất nước, như cụm từ “muối nhoài ra khỏi biển”, khởi đầu cho ít nhất 4 khổ thơ của bài “Lời Oán Cạn Của Muối” - - Tựa những lượng máu ồ ạt tuôn chảy từ trái tim bị thời thế xé nát, vỡ tan nhiều mảnh:

“Muối nhoài ra khỏi biển / Gào thét, cuồng nộ chỉ mặt nhân gian / / Muối nhoài ra khỏi biển / Tôm cá nhoài ra khỏi biển phơi xác bạc trắng bờ ứa máu / / Muối nhoài ra khỏi biển / Ghì chặt lưng cha oằn cong một đời khổ hạnh / / Muối nhoài ra khỏi biển /Oán hờn nuốt lấy đồng khô…”

Hoặc hai chữ “Ngày ấy” trong bài “Norodom, tôi xin được quỳ xuống hôn người” khi họ Nguyễn viết về biến cố 30 tháng 4-1975:

Ngày ấy…

Cánh cổng sắt sập đè lên nỗi khiếp hãi/nghiền toát chuỗi giá trị quyền lực

Một luân hồi/hoán đổi

.

“Ngày ấy…

Rền vang âm vọng

Ra rả điều thiện màu xám trên tầng sóng FM

.

“Ngày ấy…

Biết bao người cha không được về với các con thơ dại/ngóng

Người vợ trẻ chờ chồng từ chiến tuyến ghì chặt một vòng tay/bại trận…”

Hay bài “Saigon này đâu phải của mày”, họ Nguyễn không chỉ cho thấy ông lưu vong giữa quê hương, đất nước của mình mà, nơi ông sống cũng dứt khoát khước từ ông, như một thị dân của chính nơi chốn đó:

“Thành phố này treo ngược nó lên

mắt nó thấy lịch sử ngược dòng

đen kịt màu sông Thị Nghè

chảy ngang sở thú

tiếng voi rống

cọp gầm

khè khè loài King Cobra

nghe quen thời của nửa thế kỷ đã qua

tiếng rừng rú tràn ra phố thị

.

Nó quáng quàng

Khụy gối

Gập bụng

Áp tai nghe đất nghiến răng

Trái tim này đâu phải của mày

Loài người này đâu phải của mày

Sài Gòn này cũng đâu phải của mày…”  

Họ Nguyễn cũng không quên đem vào trong thơ ông, những sự kiện nhỏ bé hơn, nhưng chẳng vì thế mà sự ô nhục được thu nhỏ: Hiện tượng trẻ thơ chưa kịp lớn, đã bị bán vội cho ngoại nhân:
 

“Mùa nước nổi quê mình chưa kịp lớn

Mà con bé bên nhà đã vội vã xa quê

Bên kia sông con vịt nhỏ lạc bày

Kêu cạp cạp vắn dài như chuyện kể

.

Con bé đi ngơ ngác một dòng sông

Trăng thì khuyết và ngực vừa chớm nhú

Xa ngàn xa nhà chồng chưa lần ngụ

Dập dềnh Xuân. Đông lạ. Vạn dặm thu…”

(Trích “Bỏ quê theo người ta”)

Bên cạnh những bài thơ như những nhát dao tự chém thân thể  mình, như kẻ tự bạo hành vì bất lực trước hiện thực xã hội tuyệt vọng, tối tăm,  Nguyễn Đình Nguyên cũng có những bài thơ-tình viết cho thời đã qua, hay hiện tại còn đó (?)  Nhưng thơ tình của họ Nguyễn, dù ở dạng nào, quá khứ hay hôm nay, với tôi, chúng vẫn là những bài hát tự ru lấy mình. Như kẻ tự băng bó vết thương tâm cảm với hy vọng ném một điều gì đó, về phía trước. Dù cho chính y cũng không khẳng định được, đó là “phía trước” nào? Phía của hạnh phúc hiếm hoi hay, phía của tai ương vốn đã giăng lưới cùng khắp:

… Anh bên em, ta bên nhau. Yêu dấu

Xe thời gian in đậm dấu chân mây

Ngàn mơ ước bâng quơ bên sách vở

Nghe bước xuân nảy lộc giữa bàn tay

.

Em cứ đi dẫu trời mưa hay nắng

Đã có anh tự nguyện đứng canh chừng

Đường dẫu xa người dẫu nhiều nghi ngại

Nụ hồn đầu vẽ một lối đi chung.”

(Trích “Nụ hôn đầu vẽ một lối đi chung”)

 

Hoặc:

 

“Nơi thượng nguồn ánh mắt

Là hò hẹn bắt đầu

Nơi cuối trời xanh thấu

Là chấm đỏ buồm căng…”

(Trích “Ngồi trên đồi và nhớ”)

 

Hoặc nữa:

 

“Trao cho nhau chút hồn nhiên trong mắt

Chút bơ vơ tuổi lá ngủ trên vai

Trao cho nhau góc phố áo xanh bay

Chiều bước khẽ nhịp hoàng lan rũ tóc  

.

Chiều hoàng phố bên nhau trong quán cóc

Nhạc mênh mang thời gian rớt bên thềm

Chiếc lá bàng đỏ mặt giả vờ quên

Khi ta nói nhớ nhau lời rất thật”

(Trích “Ngày của tôi về em. Là vậy…”)

Trong những đoạn thơ-tình-Nguyễn-Đình-Nguyên, ngoài câu “chiều hoàng phố bên nhau trong quán cóc”; với ba chữ “chiều hoàng phố” có phần tối nghĩa thì, tôi rất thích những so sánh, liên tưởng trong nhiều câu thơ còn lại của họ Nguyễn khá mới, lạ. Như:

“Nghe bước xuân nảy lộc giữa bàn tay”.

“Nơi thượng nguồn ánh mắt… / Là chấm đỏ buồm căng”.

“Chiều bước khẽ nhịp hoàng lan rũ tóc …/ Chiếc lá bàng đỏ mặt giả vờ quên”. Hay:

“Nụ hôn đầu vẽ một lối đi chung”

Hoặc:

 

“Đóng đinh lên kiếp trước”,

trong bài “Quay lại, cúi nhặt lấy niềm tin”.  

Cũng thế, trong bài lục bát “Mẹ ôi…Con lạc lõng giữa phố xá đông người” có câu:

“Tóc con bạc trắng nào hay

Mẹ thì già lắm bàn tay khoai sùng”

Ví bàn tay của mẹ già như “khoai sùng”, Nguyễn Đình Nguyên không chỉ là nhà thơ đầu tiên cho người đọc hình ảnh dữ dội này mà, ở mặt ẩn ngữ, ông còn cho thấy bàn tay người mẹ bị hư, hoại vì một đời quên mình cho con.

Tôi trộm nghĩ, sẽ khó có một so sánh, liên tưởng nào khác, tiêu biểu hơn, đại diện hơn, cho sự hy sinh cao cả của tình mẫu tử, như câu thơ trên của Nguyễn.

Tôi chọn ra khỏi bài viết ngắn này, bằng câu thơ “mẹ thì già lắm bàn tay khoai sùng” của Nguyễn Đình Nguyên, dù vẫn còn một số điều muốn nói...

(Calif. Jan. 2018)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5962)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5207)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5297)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5175)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4421)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4562)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4813)
tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4456)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4672)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4297)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8364)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1000)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22491)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14034)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8512)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11079)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30732)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25526)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21749)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16930)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16122)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24523)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31967)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,