Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên (Kỳ 01)

06 Tháng Giêng 201810:15 SA(Xem: 4711)
Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên (Kỳ 01)


Tôi e rằng mặt bên kia của hữu ích tuyệt vời mà Internet đã đem đến cho thời đại chúng ta, lại chính là những đáng tiếc không thể tránh khỏi. Tôi muốn nói, có rất nhiều tin giả, thậm chí tin tức, bài vở xúc phạm tới danh dự, đời tư của cá nhân người khác! Chúng vẫn được loan tải một cách thoải mái, “vô tư!”

NguyenVien 01
Nhà văn Nguyễn Viện. (Hình: Diễn Đàn Thế Kỷ)



Sự kiện hai chiều thuận/ nghịch này cũng khiến cho một số người bị hàm oan. Họ như nạn nhân, con tin của dư luận khen/ chê, ngợi ca và phỉ báng tối tăm, chứa đầy gân máu ganh tị, hiềm khích mù lòa, nhất là ở lãnh vực văn học và nghệ thuật…


Một nhà văn bị nhiều dư luận xăm soi nhất theo tôi là Nguyễn Viện. Nhưng ông vẫn thản nhiên, dễ chừng, nhờ ông có được nội lực thâm sâu hơn người (?) Có người cho rằng tính ngang, ngạnh của họ Nguyễn cho cảm tưởng: Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên.

Nhận xét chung, cho rằng, dù ở cực nào bênh vực hay chê bai thì những người bênh/ chống ông, đều cho thấy tính nhiệt tình, tích cực nhất – như thể nếu thiếu cảm tính quyết liệt này, họ sẽ không tìm đến ông. Không ở sát bên hay, vạch một đường phấn dứt khoát ngăn cách (dù âm thầm), giữa ông và họ.

Cá nhân tôi, không được biết nhiều về ông, cho tới hai năm gần đây.

*

Đó là một buổi tối khi con đường đi bộ, không bị cấm xe, nó tựa một dòng suối ánh sáng ngược/ xuôi không ngừng chảy về phía tòa Đô Chính cũ, hay bến sông Sài Gòn. Đó là lúc những chiếc bàn trải khăn trắng trên hè phố rộng, để các loại tạp âm nâng buổi tối lên cao, cùng những ly rượu vang được Cường-Canada, nhắc nhở mọi người cầm lên.

“Vui lòng nâng lên, mừng hội ngộ của những tình thân cũ, mới…”

Ngồi cạnh tôi buổi tối mừng hội ngộ của những tình thân cũ, mới đó, là một người đàn ông trung niên. Với người lạ, nếu không được giới thiệu, khó ai có thể không kết luận đó là một tay chơi bặm trợn! Nhưng, sự thật, đấy lại là một nhà văn, mà tác phẩm của ông được in nhiều trong những năm gần đây, ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam. Đồng thời, tên tuổi ông cũng là đỉnh điểm của những nguồn dư luận đối nghịch từ rất nhiều người. Kể cả những người chưa hề đọc hay, chưa từng gặp ông. Họ chỉ nghe nói. Nghe đồn.

Đấy là nhà văn Nguyễn Viện.

Trên tất cả, với tôi, ông là một nhà văn có sức thu hút đặc biệt, mạnh mẽ vì những diễn, cảm thông minh, mới mẻ, và cũng rất bất ngờ, vượt khỏi hai bờ thông tin giới hạn.

Nguyễn Viện, theo tôi, là hiện thân của một nhà văn, hiểu theo nghĩa, nếu không được cầm bút viết, ông sẽ không thể sống. Không thể tồn tại trong môi trường xã hội Việt Nam, hôm nay. Viết, dù thơ hay văn, với ông là dưỡng khí cần thiết cho buồng phổi của một nhà văn tha thiết với người và, với đời.

Nhưng sống, như một nhà văn, theo tâm thế Nguyễn Viện, lại không phải là loại nhà văn tránh xa… thời sự. Dị ứng, sợ hãi mọi chấn song nhà tù!?

Bằng chiếc xe chữ nghĩa, với trí tuệ riêng mình, như những thành phần cực đoan hiện nay, trên thế giới, ông lao chiếc xe chữ nghĩa phẫn nộ đó vào những trây trúa đời thường. Như một kẻ nổi loạn, mình ên, giữa quảng trường đời sống, ông lớn tiếng tố cáo, lên án bất công trước công luận, những hôn ám xã hội…

Phải chăng vì thế, dư luận và rất nhiều cơ quan ngôn luận trong cũng như ngoài nước, đã khoác cho ông chiếc áo (hay thẻ căn cước nhận dạng) mang tên “đối kháng.” Dư luận gắn cho ông nhãn hiệu “chống đối,” một hình thức vinh danh những liều lĩnh, quả cảm của ông.

Nhưng con mắt nhà nước, con mắt “lề phải” lại không đồng tình. Họ nhìn ông bằng một lăng kính khác…

Đầu Tháng Ba, 2017, Văn Đoàn Độc Lập đã chọn ông, để trao tặng giải thưởng cho tiểu thuyết “Nhảy Múa Để Chết” do tính chất cách tân, là thao thức lớn nhất, trong mọi sáng tác của Nguyễn Viện. Khi được mời phát biểu, ông đã chọn cơ hội này để tự giải mã câu hỏi: “Tại sao tôi đã viết và viết như tôi viết?”

Ông kể, ông khởi sự nghiệp cầm bút của ông sau biến cố Tháng Tư, 1975, ở Sài Gòn. Khi ông vừa tròn 26 tuổi.

Theo ông, đó là thời gian đánh dấu con đường văn chương của miền Nam nói chung, của cá nhân ông, nói riêng bị chặt đứt bằng kết án “đồi trụy phản động.” Đó cũng là cách làm cho một nền văn học bị chôn vùi.

Ông nói, cuộc đời ông cũng như những người dân miền Nam bước vào một môi trường sống mới, đầy sóng gió với những giá trị khác và… “phản văn minh.” Ông những tưởng ông sẽ phải vĩnh viễn rời bỏ trang giấy, chữ nghĩa. Bởi: “Tôi không phải là ngọn cỏ ngả theo chiều gió,” ông xác quyết.

Theo ông, mỗi cuộc đời hay mỗi con người, dường vẫn có cách thế sinh tồn riêng để hoàn tất phần số, của mình.

Rõ hơn, ông kể: “Con đường vòng của tôi đi qua những ngày trốn tránh, sau khi một vài người bạn tôi bị bắt đầu năm 1979 bởi những ý tưởng chính trị cho một xã hội nhân bản. Có những ngày tôi không biết sẽ có gì bỏ vào bụng để sống, cũng như có những đêm không biết có tìm được chỗ nào để ngủ. Rồi cũng đến lúc tôi bị bắt, cuối năm 1980. Khi ấy, tôi và một số người bạn khác đang nung nấu một giải pháp đấu tranh dân chủ mà tôi gọi là ‘đấu tranh trong điều kiện hợp pháp.’”

Những người từng theo dõi sít sao sinh hoạt đời thường, cũng như văn chương của họ Nguyễn cho hay, đó là lần đầu tiên tác giả tiểu thuyết “Nhảy Múa Để Chết” tiết lộ quãng đời tù đày của mình!

Về những năm tháng tù đày bởi những thôi thúc mãnh liệt của cảm thức, cũng như trách nhiệm nhà văn, phải lên tiếng trước sự xuống cấp của xã hội thời đó, khiến nguyên một năm tù đày đầu tiên, họ Nguyễn bị nhốt tại trại giam Đại Lợi, thuộc quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn. Qua năm thứ hai, ông bị đưa đi lao động cưỡng bức ở Củ Chi.

Cho tới khi tự ý bỏ về năm 1982, chưa bao giờ ông bị xét xử hay kết án. Vì thế, ông nói, tới bây giờ, ông cũng không biết chính xác ông bị tù vì tội gì?


Họ Nguyễn nhấn mạnh, rất lâu sau khi ra tù, ông mới dám về nhà. Vì dù sao thì ông cũng vẫn là công dân của một đất nước – chỉ hiềm nỗi không biết đi về đâu thôi! Nhưng như ông đã nói, cuộc đời có cách thu xếp riêng của nó… Ông đã trải qua nhiều khúc quanh mới, như từ một anh thợ vẽ tranh lụa, tới một tay đứng chợ trời, một tay buôn bán, một quản lý sản xuất, một nhà báo… Và cuối cùng là một nhà văn, như ông hôm nay.

Tuy nhiên, họ Nguyễn còn hiểu rằng, cuộc sống không chỉ là “cơm áo gạo tiền!” Mà, cuộc sống còn cần phẩm giá, tự do, với ông: “Phẩm giá thiết yếu đầu tiên và cuối cùng cho một sinh mệnh con người.” 

(Còn nữa)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12254)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9169)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25511)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21729)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,