Nguyễn Viện: Sĩ khí nhà văn miền Nam hôm nay. (Kỳ cuối - 02)

10 Tháng Giêng 201810:50 SA(Xem: 5378)
Nguyễn Viện: Sĩ khí nhà văn miền Nam hôm nay. (Kỳ cuối - 02)

(Tiếp theo và hết).

Khi giáo đường hân hoan giục giã với những hồi chuông trước thánh lễ, cuối tuần thì, đó cũng là lúc những con bồ câu đem những giải nắng ấm áp đầu ngày, thả xuống khuôn viên nhà thờ Đức Bà, Saigon, cũ.

NguyenVien 02
Nhà văn Nguyễn Viện (Hình Blog Tuấn Khanh)



Ngồi quanh chiếc bàn tròn sắt ở một quán café đối diện, ngoài Nguyễn Quốc Thái, Huỳnh Như Phương, Trần Thi Ca và chúng tôi, còn có người đàn ông trung niên. Không cần tới một giới thiệu nào, dù ngắn, gọn, mọi người đều biết, đó là một nhà văn thuộc thế hệ thứ hai, sau biến cố tháng 4-1975. Ông nổi tiếng như một người thường trực đối diện với những rình rập bất trắc mù lòa của đời thường. Hầu hết trên 10 tác phẩm ông đã ấn hành, đều bị liệt vào những đầu sách phản động, chống đối nhà nước hoặc, cổ võ tính dục. Tên ông: Nguyễn Viện.

-Ông đứng hẳn về… “lề trái”?

-Tất nhiên.

Chẳng những thế, ông còn có nguyên một tác phẩm lấy tên là “Ngồi bên lề, rất trái…”

Ông viết tác phẩm này sau hai năm tù không kêu án và, cho tới hôm nay, ông cũng không biết tội trạng của ông là gì? Tôi muốn nói, với những người dõi theo từng bước đường văn chương của họ Nguyễn, đều cho những năm, tháng tù đầy, những năm, tháng không biết lấy gì bỏ vào bụng! Không biết đêm đến sẽ phải đi về đâu, để có được một chỗ ngả lưng…chẳng những đã không dìm được họ Nguyễn, chìm sâu trong vũng lầy khuất phục, sợ hãi, đầu hàng quyền lực!.! Ngược lại, chính những tấn công, bủa vây tứ phía kia, lại là những mầm cây mạnh mẽ, vạm vỡ; tựa những nhân duyên quyết liệt, khua thức những đòi hỏi căn bản: Quyền được sống, được viết, như một con người tự trọng, có phẩm giá… Và ông sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, để được sống, như thế.

Rất nhiều lần, Nguyễn Viện đã cho thế giới biết quan điểm bất biến của ông về quyền được viết tự do (lẽ sống thiết thực nhất của đời ông).

Với tôi, chữ, nghĩa, hiểu theo một nghĩa nào khác, chính là… “lá phổi” của nhân thân Nguyễn Viện, nhà văn. Như gần đây thôi, tôi tình cờ đọc được bài nhạc sĩ Tuấn Khanh phỏng vấn Nguyễn Viện; nhân dịp 2 tiểu thuyết của họ Nguyễn được in tại Hoa Kỳ - - Các cuốn: “Đĩ Thúi & Phần Còn Lại Ở Cõi Chết” và, “Em Có Gì Bí Mật, Hãy Mail Cho Anh”.

Họ Nguyễn nói:

“… Không có ngoại lệ nào cho một người viết tự do. Bản thân tôi cũng đang phải đối diện với nhiều nguy hiểm…và sự im lặng giả mù giả điếc của các nhà phê bình, cũng như các phương tiện thông tin chính thống. Nhưng bù lại, tôi đã nhận được tất cả danh dự cũng như kết quả của sự tự do sáng tác mang lại. Đó là tôi đã được viết như mình muốn mà không phải chịu bất cứ một sự kiểm duyệt hay chi phối nào…”

Ngắn, gọn hơn, có lần họ Nguyễn cảnh báo: “Một nhà văn chân chính không thể tự đặt mình dưới bất kỳ sự lãnh đạo của ai”.

Qua quan điểm vừa nêu của Nguyễn Viện, tôi càng thấy rõ, họ Nguyễn viết, như những mũi tên dứt khoát bắn thẳng vào mục tiêu, chứ không ầu ơ, đi vòng hoặc, ẩn dụ loanh quanh.

Ông cũng không phải là nhà văn có nhiều thao thức về những vấn đề kỹ thuật của văn chương, đến nay vẫn còn giữ phần quan trọng - - Như băn khoăn của hầu hết các nhà văn, liên quan tới kỹ thuật liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, nghịch dụ (irony) hay biểu dụ (synecdoche)…

Tôi nghĩ, dường như họ Nguyễn đã thản nhiên tạo cho ông một khái niệm khác về mỹ-học. Qua những tiểu thuyết như “Rồng Và Rắn”, “Nhảy Múa Để Chết” hay, “Thời Của Những Tiên Tri Giả”, “Cơn Bấn Loạn Dưới Đất”…, nhất là mấy tiểu thuyết tới hôm nay, vẫn còn dẫn tới nhiều tranh luận là: “Đĩ Thúi”, “Đĩ Thúi & Phần Còn Lại Ở Cõi Chết” và “Sinh Ra Từ Trứng”. Tôi muốn gọi đó là “mỹ-học-Nguyễn-Viện”.

“Mỹ-học-Nguyễn-Viện” chẳng những không liên hệ gần, xa gì tới những tiêu chí văn chương có từ lâu đời mà, quan niệm mỹ học của Nguyễn Viện cũng không bận tâm tới cảm nhận hay phản ứng… xấu hổ, đỏ mặt của một số độc giả khi họ đọc tiểu thuyết “Sinh Ra Từ Trứng” của ông, bắt gặp những câu như:

“Tuy nhiên, trong tận cùng tôi, nỗi khao khát muốn hiếp cô vẫn nóng nẩy. Cô đẹp và đầy sức mạnh hủy diệt.”
(…)

“Đêm ấy, cô ngủ với ông. Và cô muốn ông đụ cô vỡ nát.” (Trích theo Đặng Thơ Thơ, Da Màu)


Ở tiểu thuyết “Đĩ Thúi”, họ Nguyễn cũng có những đoạn khiến các nhà đạo đức đứng trong những tủ kính giáo lý Khổng Mạnh nghiêm trọng, cũng muốn bung, bật ra ngoài:

“… Mã Kiều Nhi có phải là tín đồ của Linga không? Nàng chẳng bao giờ thắc mắc về điều ấy. Nàng có cái vốn tự có và để cho Linga có thể là Linga như nó phải thế, cái Yoni của nàng tung tóe từ ngõ hẻm đến đại lộ như nó vốn là thế. Nhân phẩm của nàng. Dâng hiến và bị hãm hiếp.

“Từ sâu thẳm, tất cả đều tôn thờ nàng. Nhưng tất cả đều miệt thị nàng. Vì thế, để xác lập quyền tồn tại và mưu cầu hạnh phúc, thậm chí mang hạnh phúc đến cho người khác, nàng luôn bành hai chân dạng háng uy nghi trước mọi nền văn minh nhân loại.

“Mã Kiều Nhi kéo đầu từng người áp dí vào hĩm nàng. Nàng bảo đấy là niềm ân sủng vĩ đại nhất mà con người từng biết đến. Chẳng có lãnh tụ nào muôn năm như nàng. Thế nhưng Nguyễn vẫn bảo nàng mệnh bạc. Cái hạnh phúc thật của con người không phải vì đám đông, cho đám đông. Lẽ ra Vương Thúy Kiều phải thuộc về Nguyễn, hay Mã Kiều Nhi phải thuộc về tôi chẳng hạn. Nhưng cả Vương Thúy Kiều và Mã Kiều Nhi đều là người của bá tánh, vì bá tánh và cho bá tánh…”

Là nhà văn không giới hạn mình trong bất cứ một vòng phấn nào, cũng là người tự cho phép mình vượt trên những “taboo”, cấm kỵ tôn giáo, lịch sử đất nước (hay liên quốc gia) hoặc văn chương kinh điển (như trích đoạn ở trên, từ chương 3 của tiểu thuyết ‘Đĩ Thúi’, Nguyễn Viện đem những nhân vật chính trong Truyện Kiều, của Nguyễn Du, làm ‘hình nhân thế mạng’ hay, những tấm bia tiêu biểu cho nhơ nhuốc, hèn hạ của một số thành phần nào đấy, trong xã hội…)

Nguyễn Viện cũng cho phép mình (qua chữ, nghĩa) xô đổ bức tường đạo lý Khổng Mạnh trói buộc tự do tư tưởng của người Việt hàng ngàn năm nay, khiến đất nước, dân tộc không thể tự tin, ném mình về phía mặt trời…

Ngay vấn đề tình dục, họ Nguyễn cũng có cho riêng ông một ý niệm khác. Ý niệm ấy, được ông quảng diễn, xiển dương nhiều lần qua các tiểu thuyết của mình.

Khi được mời tham dự cuộc thảo luận chủ đề “Văn chương tính dục” do trang mạng Da Màu tổ chức, một trong những phát biểu rõ ràng nhất của Nguyễn Viện về lãnh vực này là:

“Viết về tính dục với tôi là một phát biểu thẩm mỹ và phản kháng chính trị. Tôi không quan tâm đến các phong trào. Những gì tôi viết, cách tôi thể hiện xuất phát từ những đòi hỏi tự thân của nội dung, của tình trạng bản thân tôi và xã hội tôi đang sống. Hỗn độn và chia cắt.”
.

Ngày xưa khi viết truyện ngắn “Kinh Kha, Con Chủy Thủ Và Đất Tần Bất Trắc”, nhà văn Dương Nghiễm Mậu mượn biểu tượng Kinh Kha, để gửi thông điệp về mối ưu tư thời thế của mình, tới người đọc.

Ngày nay, Nguyễn Viện, với tôi, không hề mượn biểu tượng Kinh Kha qua sông Dịch mà, ông chính là một thứ Kinh Kha của thời hiện đại.

Ông đã xuống thuyền. Đã băng qua sông Dịch. Với con chủy thủ (chữ, nghĩa) trong tim, tôi không biết ông đạt được những gì? Thành công hay thất bại?


Nhưng, dù đứng ở một góc độ nào, nếu không kể lớp nhà văn trẻ ở miền Bắc thì, theo tôi, Nguyễn Viện vẫn là nhà văn, qua tác phẩm của mình, tiêu biểu cho thái độ bất khuất của lớp nhà văn miền Nam, trưởng thành sau biến cố tháng 4-1975.

Ông là một trong vài nhà văn, đại diện cho thế hệ thứ hai, của dòng văn học miền Nam kể từ hơn 40 năm qua vậy.

DTL,
(Calif. Tháng 1-2018)

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Giêng 20184:38 SA
Khách
Nhà văn Nguyễn Viện !
Gần đây tôi cứ có cảm tưởng là mình sẽ bị bắt. Tôi muốn họ bắt tôi trong nhà, trước mắt đứa em tôi. Tôi không muốn họ bắt vào buổi trưa, vắng người. Khi đã bắt tôi , họ sẽ đánh tiếng đến ông, và sau này khi đã bị giam và qua đời, xin ông ghé qua hỏi chòm xóm tôi vài câu và viết cho đôi dòng, để tôi được ngẩng mặt .
NGUYỄN VĂN PHONG ( Đường cát- Hà Ninh- Hà Trung- Thanh Hóa)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,