Về cái chết bất ngờ của nhà văn Dương Hùng Cường. (Kỳ cuối 04)

11 Tháng Tư 201810:23 SA(Xem: 6993)
Về cái chết bất ngờ của nhà văn Dương Hùng Cường. (Kỳ cuối 04)


(Tiếp theo và hết)

Viết về những năm tháng cuối cùng của nhà văn Dương Hùng Cường, cố nhà báo Hồ Nam, trong tác phẩm “100 văn nghệ sĩ” (viết chung với nhà văn Vũ Uyên Giang), ghi nhận rằng: Khi biến cố 30 tháng 4 -1975 xẩy ra, DHC không di tản vì thời gian này, vợ ông, bà Vũ Hoàng Oanh, cựu nữ sinh Trưng Vương, mang thai đứa con thứ 6; và lại là con trai: Niềm mong ước trong bao nhiêu năm của họ Dương. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng không được thấy mặt con lúc ra đời vì đã sớm bị tập trung cải tạo!

Về lý do họ Dương bị bắt lần thứ hai, sau 3 năm tù cải tạo lần thứ nhất, theo nhà báo Hồ Nam, vì ông viết bài gửi ra hải ngoại, cho Trần Tam Tiệp, qua đường dây của cô Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên bưu điện thành phố Saigon. Ký giả Hồ Nam kể, DHC từng khẳng khái nói với Trần Ngọc Tự (bạn thân của nhà văn Trần Tam Tiệp) rằng, họ Dương không cần thùng quà 2 “pao” của Trần Tam Tiệp mà chỉ cần bài viết tố cáo chế độ CS của ông, được phổ biến ở nước ngoài mà thôi. Hồ Nam cho rằng DHC chết vì bị rắn độc cắn trong phòng biệt giam tháng 11 năm 1987.

Cũng viết về những ngày cuối cùng của tác giả “Buồn Vui Phi Trường”, nhưng với tư cách bạn đồng tù, nhà văn Hoàng Hải Thủy, trong bài “Cái chết của nhà văn Dương Hùng Cường” (7) có nhiều ghi nhận cụ thể, chi tiết hơn. Ông kể:

-Một buổi sáng tháng 5 năm 1984, khi ông ở biệt giam 10 và bạn tù Trần Ngọc Tự ở biệt giam 9, nhà tù Phan Đăng Lưu, Gia định, chưa kịp nói gì nhiều với nhau thì, khi ghé mắt nhìn ra đầu hành lang hai ông thấy tác giả “Buồn Vui Phi Trường” bị CA áp tải vào phòng giam. Khi đó, DHC bận áo pull xanh, quần kaki - cái áo pull này chắc là của Trần Tam Tiệp mới gởi về. Sau thủ tục gia nhập sổ hộ khẩu thường trú: khám quần áo, hỏi tên tuổi, tội trạng, ghi vào sổ, Cường được đưa vào Biệt Giam 15 hay 16 bên dưới xà lim của họ Hoàng. DHC không thấy hai người bạn của mình! Mặc dù họ thấy họ Dương rất rõ.

Trong buổi sáng đó, nhà văn Hoàng Hải Thủy nói, ông được biết Khuất Duy Trác bị giam ở biệt giam 1. Biệt giam này ở ngay đầu hành lang, cạnh bàn làm việc của cai tù gác khu C1, nên Khuất Duy Trác không thể nói năng, hỏi han, trao đổi tin tức gì được với những bạn tù phòng bên. Họ Hoàng nhấn mạnh:

“Như vậy là anh em tôi 4 người : Dương Hùng Cường, Trần Ngọc Tự, Khuất Duy Trác và tôi - được công an thành Hồ đem xe bông đến nhà rước đi. Trong cùng một đêm. Vài ngày sau chúng tôi được tin anh Doãn Quốc Sỹ cũng bị bắt, đang nằm biệt giam khu C2 đâu lưng với khu C1 của chúng tôi.” (Nđd)

Vì xà lim của DHC xa phòng biệt giam của Hoàng Hải Thủy và Trần Ngọc Tự, nên họ chỉ có thể chuyện với nhau qua “vệ tinh”… Nghĩa là nhờ người tập thể trước mặt, chuyển tin tức cho DHC và, ngược lại…

Khi DHC nghe Hoàng Hải Thủy và Trần Ngọc Tự nói qua “vệ tinh” rằng CA thành phố Saigon, đã bắt được Nguyễn Thị Nhạn, liên lạc viên can đảm, duy nhất đáng ca ngợi của Trần Tam Tiệp ở Paris thì, DHC đã nhắn lại là:

“Phải giữ an ninh cho Dì Út…”

“Dì Út” là tên các văn nghệ sĩ ở Saigon dùng để gọi Nguyễn Thị Nhạn, nhân viên Bưu điện Trung ương thành phố Saigon, người trung gian nhận thư từ, sách báo, thuốc men do Trần Tam Tiệp gởi về cho anh em. Ngược lại, Nguyễn Thị Nhạn cũng nhận chuyển bài vở, bản thảo của anh em gửi ra ngoại quốc. Điều trớ trêu theo nhà văn Hoàng Hải Thủy là, khi các nhà văn dặn dò nhau phải giữ an ninh cho Nguyễn Thị Nhạn, thì họ đâu biết rằng cô Nhạn đã bị bắt rồi thả, rồi lại bắt lại trước anh em văn nghệ cả tháng trời! (Nđd)

Về tình trạng tù đầy của số văn nghệ sĩ bị bắt lần thứ hai, kể từ sáng ngày 2/5/1984, nhà văn Hoàng Hải Thủy ghi nhận rằng, sau thời gian bị nhốt ở biệt giam, gọi là thời gian cách ly, dài ngắn, lâu mau tùy theo từng người tù thì, Khuất Duy Trác được di chuyển về phòng Tập thể 2, Dương Hùng Cường ở phòng Tập thể 3, Hoàng Hải Thủy ở phòng Tập thể 6… Mười hai tháng sau (tháng 5/1985) nhóm văn nghệ sĩ bị gọi là “Những tên biệt kích cầm bút” – lại bị di chuyển qua khám Chí Hòa”. Họ Hoàng viết:

“… Đây là lần thứ nhất anh em tôi được ‘đoàn tụ’ trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Xe chở chúng tôi từ số 4 Phan Đăng Lưu sang Nhà giam Chí Hòa là loại xe vận tải. Công an TP dùng loại xe này vừa chở hàng, chở gạo, chở heo và chở tù. Bọn ‘Biệt Kích’ lếch thếch xách giỏ, chiếu lên xe tù sáng ấy gồm 6 mạng: Doãn Quốc Sỹ, Dương Hùng Cường, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự, Hoàng Hải Thủy và 2 nữ là Lý Thụy Ý, Nguyễn Thị Nhạn. Trên xe anh em văn nghệ sĩ cười nói râm ran, tưởng như đang cùng đi trên một chuyến xe dự đám cưới chứ không phải là xe chở tù! (...) Đây là lần thứ nhất 6 anh em chúng tôi đặt chân vào ‘đất thánh Chí Hoà’. Chỉ có cô Nguyễn Thị Nhạn là người bị bắt lần đầu, còn chúng tôi - kể cả Lý Thụy Ý - đều đã bị bắt một lần rồi, nhưng chưa ai ‘được’ vào Chí Hòa (…) Sau 2 giờ ‘đoàn tụ’ thân mật, vui vẻ trên xe chở tù, chúng tôi lại được ‘ưu ái’ chia ra mỗi tên ở một phòng.” (Nđd)

Ở khám lớn Chí Hòa, tác giả bài “Cái chết của nhà văn Dương Hùng Cường” thấy có nữ tu Thích Trí Hải - bị bắt trong nhóm Già Lam, gồm Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Lê Mạnh Thát, Thượng Tọa Thích Đức Nhuận...

Ông nói:

“… Khi vào phòng 10 khu ED Chí Hòa, tôi mới biết anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt đã từ Phan Đăng Lưu sang đây trước tôi đang ở phòng 11 cạnh phòng tôi...”

Nhà văn Hiếu Chân bị bắt sau Hoàng Hải Thủy chừng 2 tháng. Và:

“… Hiếu Chân bị chứng huyết áp cao, qua đời vì cơn bịnh này trong một đêm đầu năm 1986…” Hoàng Hải Thủy cho biết.

Riêng về cái chết của nhà văn DHC, họ Hoàng kể:

“Giữa, hay cuối năm 1987, tôi bàng hoàng khi được tin Dương Hùng Cường đã chết ở số 4 Phan Đăng Lưu (…) Anh em nói tối hôm trước ở những phòng tập thể, họ còn nghe tiếng Cường hát ở cửa gió biệt giam. Nhưng 8 giờ sáng hôm sau, Cai Tù đi 1 vòng điểm số. Không thấy Dương Hùng Cường đứng đưa mặt ra ô cửa gió. Mở cửa vào phòng biệt giam, cai tù mới thấy người tù nằm ngửa, đã chết trên sàn xi-măng…

Thi thể Dương Hùng Cường được đưa từ số 4 Phan Đăng Lưu về nhà xác Chí Hòa. Vợ con anh được gọi đến nhà xác Chí Hòa nhìn mặt anh, chứng kiến tẩm liệm anh. Công an CS tối kỵ việc cho thân nhân lãnh xác tù về nhà làm đám ma. Chúng cung cấp cho Dương Hùng Cường quan tài, xe chở lên chôn ở một nghĩa trang bên Lái Thiêu…” (Nđd)

Ra khỏi bài viết về cái chết của bạn, nhà văn Hoàng Hải Thủy viết:

“… Hôm nay ngồi bình yên trên đất Virginia - Virginia đất của tình yêu, đất dành cho những người yêu nhau - Virginia is for Lovers - tôi nhớ lại hình ảnh Cường trong chiếc áo pull xanh, quần kaki, túi quần áo đặt dưới chân, đứng trong hành lang C1, chờ Cai Tù mở cửa phòng biệt giam.

“Dương Hùng Cường…Tôi đã gọi tên Cường một lần ở giữa lòng Saigon bị chiếm đóng của chúng ta.”

Du Tử Lê.
(Apr. 2018)
______

Chú thích:
(7) Theo nhà văn Ngộ Không ở trang mạng T. Vấn thì: Nhà văn Dương Hùng Cường bút hiệu Dê Húc Càn, Lão Dương…. sinh ngày 1.10.1934 tại Hà Nội. Ông qua đời ngày 21.11.1987 tại nhà tù Phan Đăng Lưu, Gia Định.


   

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 7720)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 10223)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 3018)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 17688)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 15975)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
04 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 15093)
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
19 Tháng Năm 202210:22 SA(Xem: 2101)
Nhưng tôi vẫn yêu (yêu lắm,) việc làm của bạn. Bởi vì, với tôi, tự thân đời sống bạn tôi, đã là một trường khúc
23 Tháng Tư 202212:00 SA(Xem: 14209)
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
19 Tháng Ba 202212:00 SA(Xem: 15554)
Trước khi theo đơn vị dư cư vào miền Nam, năm 1954, nhà văn Văn Quang bị động viên khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
26 Tháng Hai 20224:24 CH(Xem: 2752)
ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,