“Truyện tình”, tuyển tập lung linh vầng trăng tình bạn. (Kỳ 01)

13 Tháng Sáu 20181:29 CH(Xem: 4885)
“Truyện tình”, tuyển tập lung linh vầng trăng tình bạn. (Kỳ 01)

Nhà xuất bản Người Việt Books hợp tác với công ty Amazon, mới ấn hành tuyển tập thơ, văn, họa của ba tác giả tên tuổi: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tường Giang và Đinh Cường. Tuyển tập có tên “Truyện tình”.

Tôi thấy, có dễ cần phải nói ngay rằng, tuyển tập có mặt, như một thể hiện lời hứa với người bạn đã qua đời, họa sĩ Đinh Cường, của Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Tường Giang.

Tuyển tập này, cũng nên được nhìn như một ghi nhận tình bạn lấp lánh, thuở họ còn đủ ba người. Và tôi không nhìn nó thuần như những nén hương (thắp muộn) thêm cho sự ra đi của một người bạn mà, nó còn như một một vầng trăng lung linh tính VHNT riêng, của tình bạn, sau nhiều tháng, năm luân lạc, xứ người.

35298495_10216414821102072_8442765149600743424_n
Từ trái qua: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thế Toàn, Nguyễn Tường Giang, Đinh Cường (Hình Đinh Trường Chinh)



Ở phần mở đầu, giáo sư, dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng đã có những lời mang tính giới thiệu tuyển tập thì ít mà, phần chính là những lời “tỏ tình”, được xác nhận một cách thắm thía của ông về tài hoa hội họa Đinh Cường, bạn ông đã sớm đi xa… Nhưng hương thơm kỷ-niệm và dấu ấn năm truyện dịch của ông, sẽ còn mãi mãi bảng lảng khắp thổ ngơi Virginia - - Nơi “căn phần” tình bằng hữu, đã được định mệnh tình cờ chọn làm chốn “lưu cư”.

Họ Nguyễn viết:

Cuốn sách nhỏ này là việc thực hiện muộn lời hẹn với một người bạn đã mất.

Tôi biết Đinh Cường trước năm 1975, nhưng chỉ quen anh từ 1989 khi anh tới định cư ở Mỹ. Ba người chúng tôi – Đinh Cường, Nguyễn Tường Giang, và Nguyễn Mạnh Hùng – chơi thân với nhau một phần vì chúng tôi hợp tính và đồng cảm, phần khác vì chúng tôi ở gần nhau, nhất là Paris, một thành phố mà Đinh Cường rất thích từ hồi còn trẻ ở Việt Nam…”

Về bước chân “Từ Thức lạc thiên thai” tức giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng lạc vào cõi văn chương, họ Nguyễn cho biết, năm 1999, ông cao hứng dịch truyện ngắn “Ly Dị” (1) của nhà văn Tiệp Khắc Ivan Klíma cho Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên tạp chí Văn, số 35, tháng 11, 1999. Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, bạn ông, rất thích truyện này, nên đã yêu cầu ông dịch thêm nữa, cho Văn những truyện ngắn khác.

Thế rồi, một năm sau, Nguyễn Mạnh Hùng dịch tiếp truyện ngắn “Gặp Gỡ Tháng Tám” của Gabriel Márquez, (2) và, Nguyễn Xuân Hoàng đăng trên Văn số đặc biệt Mùa Hè 2000. Trong số báo ấy, Hoàng cũng đăng thêm bài thơ “Đêm Nghe Người Chơi Đàn Contrebasse” của Nguyễn Tường Giang - - bài thơ đề tặng Đinh Cường, Nguyễn Mạnh Hùng.

Họ Nguyễn tiết lộ, thuở đó, Nguyễn Tường Giang chưa biết dùng computer, vẫn viết trên giấy. Nến ông phải đánh máy vào computer gửi cho Văn của Nguyễn Xuân Hoàng và Thế Kỷ 21 của Phạm Phú Minh. Ông nói, thời gian ấy, thỉnh thoảng Đinh Cường cũng làm thơ tặng Nguyễn Mạnh Hùng . Bản viết tay, trao cho Hùng, giữ làm kỷ niệm; bản đăng báo, Đinh Cường tự gửi đi.

Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng nhớ lại, một hôm Đinh Cường bảo họ Nguyễn:

“… Sao ông không chịu khó dịch khoảng 5 truyện thôi, gộp với thơ của Giang và tranh của tôi, in thành sách.”

Sợ bạn ngần ngại, Đinh Cường thêm, “Để ba đứa chơi chung ấy mà…”

Họ Nguyễn nói, ông đồng ý, nhưng chần chừ chưa tiến hành, vì lúc đó ông có nhiều việc tưởng là quan trọng và cần thiết hơn.


Đến khi Cường mất thì đã muộn”, Nguyễn Mạnh Hùng ân hận.

Về những nơi chốn quen thuộc, ba người vẫn tìm đến, vẫn ngồi với nhau, ngay cả thời gian Đinh Cường đã nhuốm bệnh, nhưng họ cùng thấy có vẻ không trầm trọng. Vì thế, nơi họ thường đến vẫn là cà-phê Patisserie Poupon ở Georgetown vì nó… “tây”. Bayou Barkery vì nó… “bụi”. Hay, Restaurant Le Chat vì nó gợi không khí… “hẹn em quán nhỏ”… (theo cảm quan lãng mạn của Đinh Cường).

Mấy năm sau”, Nguyễn Mạnh Hùng kể, bệnh của Đinh Cường trở nặng; Ông đi đứng khó khăn, nhưng thỉnh thoảng họ Nguyễn vẫn lái xe đưa người bạn họa sĩ tài hoa của mình đi ăn. Sau đó, ông lại chở bạn về khu thương mại Eden, ở thành phố Falls Church. Đinh Cường gọi nơi ấy một cách thương yêu là “bộ lạc” của người Việt. Nơi ấy chính là nơi một người bạn khác của họ, cựu luật sư Nguyễn Thế Toàn, hỗn danh “Toàn Bò” có tiệm phở Xe Lửa, nổi tiếng.

Về tương quan giữa “Toàn Bò” và, Đinh Cường, Nguyễn Mạnh Hùng ghi rõ hơn:

Trong những tháng cuối đời của Cường, ông Toàn vừa là chân cẳng vừa là người bạn thân chăm sóc anh. Sáng sáng ông Toàn đến nhà ngồi cạnh Cường. Thỉnh thoảng Cường đòi Toàn lái xe ra ngoài cho anh nhìn ngắm và ghi sâu trong đầu những cảnh vật và màu sắc xung quanh mà anh nghĩ anh sắp mất...”

Nghĩ và nhớ bạn, từ Singapore, mùa đông 2015, Nguyễn Mạnh Hùng điện thoại cho Đinh Cường. Cũng nhớ và nghĩ tới bạn, Đinh Cường sốt ruột, hỏi, bao giờ họ Nguyễn về lại Virginia? Nguyễn Mạnh Hùng hứa sẽ thu xếp công việc, để lại chở bạn đến những nơi chốn, bạn thích.

Đầu tháng Giêng, 2016, họ Nguyễn về lại Virginia. Vừa bước vào nhà, ông đã gọi Toàn Bò, hỏi thăm về Đinh Cường. Toàn Bò bảo: “Mày nên đến ngay…”

Họ Nguyễn thuật:

Khi tôi tới Đinh Cường nằm trên giường, mệt mỏi nhưng còn minh mẫn và lạc quan. Cường nói ‘Hôm nay mệt, để tuần sau khỏe ông đưa tôi đi ăn ở Georgetown. Nhưng cái tuần sau ấy không bao giờ đến với Đinh Cường. Anh lìa đời ngày 7 tháng 1 – 2016. Cuộc chơi hẹn với Đinh Cường bị xếp xó!!! Cho đến khi tôi tìm thấy Đinh Trường Chinh…”

DinhTruongChinh
 Họa sĩ Đinh Trường Chinh và Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng (Hình Đinh Trường Chinh)



Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Đinh Cường có hai người con trai tài hoa. Chinh là con thứ của Cường. Chinh có tài vẽ. Nếu hội họa đối với Đinh Cường là định mệnh thì đối với Chinh, nó chỉ là nghiệp dư. Ông nói, ông quý Đinh Trường Chinh không phải vì tài vẽ mà vì lòng thương nhớ, xót xa da diết của một người con đối với người cha, không còn. Họ Nguyễn cảm nhận được điều này, qua tất cả những gì Đinh Trường Chinh, chọn, phổ biến trên Face-book của Chinh. Chính vì thế mà Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị Chinh chọn một số tranh của bố Đinh Cường, cộng thêm một số tranh của Chinh, góp vào cuốn sách mang tên “Truyện tình” để tiếp tục cuộc chơi mà Đinh Cường bỏ dở.

Với Nguyễn Mạnh Hùng, nó như:

“… Việc thực hiện muộn lời hẹn với một người ban đã mất”.

Nhưng, với riêng tôi:

“… Nó còn như một một vầng trăng lung linh, mang tính VHNT riêng, của tình bạn, ba người, sau nhiều tháng, năm luân lạc…”.

Du Tử Lê,

(Kỳ sau tiếp)

______

Chú thích:

(1)Tiêu đề “Ly Dị” do tạp chí The New Yorker, số ngày 416 tháng 8-1999 đặt và chọn đăng. Nó chính là truyện ngắn “Bên ngoài trời đang mưa / It’s raining out”, nằm trong tập truyện cùng tên của Ivan Klíma, một nhà văn Tiệp Khắc nổi tiếng. Bản Anh ngữ do Gerald Turner thực hiện từ bản tiếng Tiệp. Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng, dịch Gerald Turner, với nhan đề “Bên ngoài trời đang mưa”. (Chú thích của DG)

(1) Gabriel Garcia Márquez là nhà văn gốc Columbia, nhưng sinh sống ở Mễ Tây Cơ. Ông có nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh. Trong đó có cuốn truyện nổi tiếng nhất “Trăm Năm Cô Đơn / One hundred years of Solitude”. Ông được trao giải Nobel Văn chương năm 1982. Truyện ngắn “Gặp gỡ tháng 8” (Meeting in August) được tạp chí The New Yorker, số đề ngày 6 tháng 12-1999, chọn đăng. Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha, Edith Grossman chuyển sang Anh ngữ. Bản Việt dịch, theo Grossman. (CT của DG). 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33252)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5228)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,