Với “Truyện Tình”, phải hiểu thế nào về “Lời bạt”? (Kỳ 02)

20 Tháng Sáu 20189:21 SA(Xem: 4961)
Với “Truyện Tình”, phải hiểu thế nào về “Lời bạt”? (Kỳ 02)

(Tiếp theo kỳ trước)

Tôi thực sự không hiểu do ý kiến hay “sáng kiến” của ai, mà bất ngờ, ở những trang giữa tuyển tập “Truyện Tình”, trước khi bước vào phần “Thơ Nguyễn Tường Giang lại là “Lời bạt: Những bài thơ viết riêng cho bạn”.

Những trang đầu của cuốn sách, có bài viết của gs Nguyễn Mạnh Hùng (*) ta có thể gọi đó là lời nói đầu, vì trước nó, không hề có một nhận định hay phát biểu nào hết. Nhưng, giữa sách mà đã có “Lời bạt” thì, đó là điều khó hiểu cho những người đọc, quen hiểu rằng, “Bạt” là lời nói sau cùng, trước khi cuốn sách được xếp lại. Mục đích của “Lời nói sau cùng” này, là ghi nhận những gì của một người đọc, sau khi đọc xong tác phẩm, trước khi tác phẩm được đem in.

NguyenManhHung 04
Từ trái qua: Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Cường (Hình ĐTC)



Vì thế, theo tôi, mấy cảm nghĩ của nhà văn Nguyễn Tường Giang viết về mấy bài thơ của ông gửi cho người bạn đã vĩnh viễn đi xa, là những ghi nhận từ bàn-viết-Nguyễn-Tường-Giang. Nó ý nghĩa và, hữu ích cho độc giả trong ngữ cảnh ấy. Nhưng hiển nhiên không thể gọi đó là “Bạt” được!!!

.

Tôi rất thích tính chân thật, không làm dáng của họ Nguyễn, khi ông mở đầu phần dẫn nhập cho những bài thơ của mình rằng, trước năm 1975 ở Việt Nam, ông và hai bạn Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Cường của ông, không hề quen biết nhau. Mỗi người ở một lãnh vực chuyên môn riêng: Đinh Cường là họa sĩ thành danh trong giới hội họa, đã có nhiều cuộc triển lãm thành công ở nhiều thành phố lớn. Nguyễn Mạnh Hùng là giáo sư trường Luật, Quốc Gia Hành Chánh và nhân viên cao cấp trong chính phủ miền nam ở thời điểm đó. Riêng Nguyễn Tường Giang là bác sĩ y khoa. Ông nói “đôi khi lạc đường vào chốn văn chương, nghệ thuật”…

Rõ hơn, như tôi biết cùng với vài bằng hữu đồng chí hướng, ông là một trong những người điều hành tạp chí Văn Chương, tới tháng 4-1975 (?)…


Ông nói, như những người tỵ nạn xa xứ khác, ông và hai người bạn mới của mình, cũng có những khó khăn trong việc mưu sinh, những thân cây bật gốc đi tìm mảnh đất mới để hồi sinh, cũng phải đối phó với những đồi thay trong môi trường xã hội, của cả người bản xứ lẫn đồng hương. Cũng tình cờ họ gặp gỡ và quen biết nhau trong những giao tiếp tìm về bản chất quê hương. Nguyễn Mạnh Hùng đã trở lại ngành giáo dục, giáo sư của một trường đại học lớn trong vùng và, hay làm gạch nối để tổ chức những chương trình văn hóa đa dạng và, nhất là nhiều buổi triển lãm tranh tại một cơ sở của trường đại học, trong đó có nhiều cuộc triển lãm tranh Đinh Cường, và ông, cũng chỉ như một người khách lạ đến xem tranh, đã từ đó gặp gỡ và làm quen với hai người bạn mới Đinh Cường và Nguyễn Mạnh Hùng. Ông viết:

“Chúng tôi bắt đầu thân nhau hơn sau nhiều lần gặp gỡ và đi chơi cùng nhau, cùng sở thích âm nhạc và ẩm thực, cùng yêu văn chương và hội họa và nhất là cùng có những khắc khoải và băn khoăn về thân phận biệt xứ, lưu vong. Nỗi bất an hoài mong đó, cũng chính là lý do Nguyễn Mạnh Hùng chọn dịch năm truyện ngắn trong tập sách này, là nguồn cảm hứng cho tôi viết những bài thơ tặng riêng cho bạn, và là những cảm xúc Đinh Cường đưa màu sắc và hình tượng vào tranh, những bức tranh được chọn lựa bởi Đinh Trường Chinh, người con trai út tài hoa theo nghiệp bố…”

Trong số 11 bài thơ Nguyễn Tường Giang cho in, để tặng riêng bạn, tôi thích bài “Ẩn Tình”:

“Ngoành mặt lại mùa xuân đã cũ

Em áo vàng, khăn lụa, tóc bay

Ẩn hiện đáy hồ, hồng má đỏ

Tranh Đinh Cường, ấn tượng, thơ ngây

.

Ẩn tình vùi chôn đáy huyệt

Hai mươi năm lặng lẽ sống đời

Hồi sinh đâu tháng ngày huyễn mộng

Em của ai và tình của tôi

.

Chợt ngó lại – mùa xuân – đã tới

Em áo vàng, khăn lụa, ở đâu

Ẩn hiện đáy hồ, hoa rực rỡ

Tranh Đinh Cường, hiện thực, thương đau”

Và:

“Xem tranh ở nhà Đinh Cường”

“Ai kia lặn lội rừng thu ấy

Quanh quẩn tìm đâu một ráng chiều

Quanh quẩn tìm đâu hơi thở cũ

Đã đắm say trút máu vào sơn

.

Tuổi trẻ đốt tan như lửa đỏ

Cháy tiêu bao mầm mống gian ngoan

Ai tìm trong màu xanh u uẩn

Chút tình yêu hơi thở hòa bình

.

Đời bế tắc căng lên khung vải

Tiếng kèn buồn lạc điệu thê lương

.

Cũng đành một kiếp ly hương

Vải đời gửi một chút sơn cuối mùa”

Hay:

“Ngồi ở Starbucks nhớ Đinh Cường”

“Tôi ngồi một mình trong quán vắng

Buổi chiều mưa tuyết bay

Hai ly cà phê bốc khói

Chiếc ghế trống ngồi chờ ai

.

Tôi vẫn ngồi chờ một người

Tôi vẫn ngồi chờ đôi mắt nhìn ngơ ngác

Nụ cười như trẻ thơ

Giọng nói thì thầm thủ thỉ

Chiếc áo manteaux dầy che xương thịt

Hình nhân

Chiếc mũ xám mùa đông không làm đủ ấm

Đầu trọc thiền sư

Tôi thấy bạn tôi vẫn ngồi trên ghế

Ảo ảnh ba chiều

Ly cà phê còn bốc khói

Một regular tall

Lạnh như chưa bao giờ lạnh thế

Mùa đông đã bắt đầu

Muốn uống cà phê với một người bạn cũ

Buồn thay

Số điện thoại đã không còn”

.

Kế tiếp trước khi độc giả bước vào phần tranh chọn lọc, rất quý của Đinh Cường, cũng như tranh của Đinh Trường Chinh thì lại là “Lời bạt (2): Ngọn lửa nhỏ cuối mùa đông” !!! Đinh Trường Chinh viết:

“Ý tưởng ra đời của tập sách này có thể bắt đầu nhen nhúm từ những trao đổi hay gợi ý trước đây giữa ba người bạn, nhưng chưa thành. Lý do “chưa thành” chắc hẳn do nhiều yếu tố. Những yếu tố xác định nhất có lẽ là một trong ba người bạn ấy đã giã từ cuộc đời, khi vẫn còn ấp ủ nhiều dự án.

“Ba người bạn đó là những người cùng thời, đồng trang lứa: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Tường Giang, Đinh Cường. Họ trở thành thân thiết nhau từ một nối kết vô hình của nghệ thuật. Ba người, thuộc ba ngành nghề chuyên nghiệp khác nhau, lại “gặp” qua chữ nghĩa và màu sắc. Họ đã làm bạn và có chung nhiều bạn – mẫu số chung bạn bè đó phần lớn nhất vẫn là những người làm văn học nghệ thuật.

Nhưng nghệ thuật” cũng chỉ là cái “duyên”. Sự thân thiết có thể đến từ những thứ nhỏ nhặt hơn thế. Những bữa ăn chung. Những sáng chiều ngồi cà phê….”

Du Tử Lê,

(Còn tiếp một kỳ)

_______

(*) Ở bài viết tuần trước, khi trích một câu văn trong “Lời nói đầu” của dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi đã bỏ sót một số chữ quan trọng, khiến câu văn bị hiểu sai lạc trầm trọng. Sau đây là phần đúng của nội dung câu văn ấy:

“… phần khác vì chúng tôi cũng có những kỷ niệm đi chơi xa với nhau, nhất là Paris, một thành phố mà Đinh Cường rất thích từ hồi còn trẻ ở Việt Nam…” Trân trọng cáo lỗi cùng dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng và bạn đọc (DTL)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33253)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5229)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9082)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9905)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19297)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16790)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31735)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,