Lê Công Tâm, nỗ lực trả lại sự thật cho lịch sử VN, hiện đại (kỳ 01)

05 Tháng Ba 20199:08 SA(Xem: 4619)
Lê Công Tâm, nỗ lực trả lại sự thật cho lịch sử VN, hiện đại (kỳ 01)

Lịch sử một đất nước là tấm gương phản ảnh trung thực nhất định mệnh thăng, trầm của một dân tộc, dù cho đó là một đất nước rộng lớn hay nhỏ bé. Nhưng thật bất hạnh cho một dân tộc khi mà, sự trung thực hay khách quan về phương diện lịch sử của dân tộc ấy bị bóp méo, sửa đổi theo nhu cầu, chủ quan của các thế lực ngoại quốc hay, bởi xu hướng chính trị của những chế độ đất nước đó. Bất hạnh này đã diễn ra liên tiếp từ quá khứ bi thảm tầng tầng, của lịch sử Việt Nam, từ nhiều năm tháng qua.

Phải chăng vì thế, Luật sư Lê Công Tâm đã bỏ thời gian, tâm huyết, âm thầm thực hiện bộ sách “” (NLLĐMTCCVN).

Tôi dùng hai chữ “Bộ sách” bởi vì mới đây, họ Lê đã cho ấn hành cuốn thứ nhất trong trọn bộ 3 cuốn - - Mà ngay cuốn thứ nhất này đã dầy 800 trang, khổ lớn với rất nhiều tư liệu, đến nay, gần như chưa được một sử gia nào ngoài cũng như trong nước, sưu tầm, tập hợp và hệ thống hóa, hầu trả lại phần nào sự thật khách quan tối thiểu cho một giai đoạn lịch sử vô cùng nhiễu nhương, đầy kịch tính và, cũng đầy mưu toan bóp méo sự thật của quá nhiều thế lực, xu hướng chính trị tả / hữu trên bàn cờ chính trị rối rắm mà, ngay từ chương “Dẫn Nhập” tựa đề “Lầm Lỗi Định Mệnh Lớn Nhất” được họ Lê đề cập đầu tiên là cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963 đưa tới cái chết bất đắc kỳ tử của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông, Cố vấn Ngô Đình Nhu, như một khởi dẫn cho sự nhìn lại cần thiết của lịch sử đất nước.

LeCongTam
Luật sư Lê Công Tâm trong buổi ra mắt sách (Hình: Việt Báo)



Ở phần “Dẫn Nhập” này, tác giả, Luật sư Lê Công Tâm đã sử dụng một đoạn trích từ hồi ký “Swords and Plowshares” của Tướng Maxwell D. Taylor, ghi lại phản ứng của cố Tổng thống Kennedy, khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bị bức tử, như sau:

“… Tin thông báo ông Diệm và Nhu cả hai đã chết và lãnh tụ nhóm đảo chánh nói là họ tự sát. Kennedy đứng vụt lên, chạy vội ra khỏi phòng với vẻ mặt đầy xúc động bàng hoàng mà tôi chưa bao giờ chứng kiến từ trước tới nay. Ông lúc nào cũng khăng khăng một điều là ông Diệm không thể bị bất cứ điều gì ngoại trừ phải biệt xứ’ và ông vẫn tin, và thường tự vấn về một số thay đổi chính quyền không cần thiết phải đổ máu.

(…)
“… Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting, người được Henry Cabot Lodge thay thế trước khi cuộc chính biến 1 tháng 11, 1963 xảy ra, đã viết trong hồi ký “Từ Lòng Tin Đến Thảm Kịch / From Trust to Tragedy”:

“Gia đình tôi và tôi nghe được những phúc trình vừa tiết lộ từ Sài Gòn với sự hoài nghi, kế tiếp với sự kinh hoàng, và rồi với nỗi giận dữ. Ngoài những phản ứng cá nhân, tôi nghĩ vào lúc đó, hay ngay cả bây giờ, là đất nước chúng ta đã phản bội một đồng minh lương thiện nhất, việc ấy, chúng ta sẽ hứng chịu những hậu quả cách này hay cách khác…

(…)
“… Vài ngày sau đó, một trong nhóm đại diện Cộng Sản tại bàn hội nghị Ba Lê đã bình luận với một người Mỹ rằng, họ rất ngạc nhiên và sửng sốt về hành động của chúng ta chống lại một đối thủ mạnh nhất và có hiệu quả nhất mà Cộng Sản phải đương đầu. Lãnh tụ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau đó gọi đây là ‘Món quà tặng Thượng Đế cho chúng tôi’. Nguyễn Hữu Thọ đã nói điều này với ký giả người Úc Wilfred Burchett. Tướng Việt Cộng Trần Nam Trung, Phó Chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kiêm Quân Ủy bình luận: ‘Người Mỹ quyết định thay ngựa giữa dòng. Họ sẽ không bao giờ tìm được bất cứ một người nào có hiệu quả hơn ông Diệm’.” (NLLĐMTCCVH, tr. 29, 30, 31)

Trước đấy, nơi phần “Tựa” của NLLĐMTCCVH, cuốn thứ nhất, L.S Lê Công Tâm, xác định:

“… Những nghiên cứu đầu tiên trong buổi ban đầu của cuộc chiến cho thấy có quá nhiều thiếu sót và đầy thiên kiến của nhiều sử gia. Sự chính xác của lịch sử phải dựa vào các nguồn gốc đích thực nếu có thể được, hơn là một sự giải thích, gạn lọc các sự kiện này theo tầm nhìn cá nhân. Đây là một “tái cấu trúc” trở lại các sử liệu, căn cứ vào những tài liệu, văn bản, liên quan đến ngoại giao, chính trị và quân sự của cuộc chiến, và cần có một sự nghiên cứu nghiêm túc lâu dài để có thể thực hiện được sự chính xác của lịch sử.

“Do đó, không thể nào ghi nhận toàn thể các sự kiện đưa đến cuộc Chiến Tranh Việt Nam vỏn vẹn trong một tài liệu vắn tắt hay sơ lược, việc làm như thế sẽ đưa đến nhiều nhận định sai lầm và thiếu chính xác. Toàn bộ Những Lầm Lỗi Trong Cuộc Chiến Việt Nam được chia ra làm ba giai đoạn: Từ năm 1767 khi Thomas Jefferson bắt đầu lưu ý đến vùng đất xa xôi mang tên Cochinchina trải đến giai đoạn giao thời của Nền Đệ Nhất Cộng Hòa, và đây là quyển Một; quyển Hai từ khởi điểm của Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đến năm 1968, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson tuyên bố không ra tranh cử cho nhiệm kỳ sau cùng của ông; và quyển Ba tiếp tục cho đến ngày 30 tháng 4, 1975…”

Tác giả cũng chỉ ra rằng: Các sử gia Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, những người thuộc tầng lớp thế hệ đầu tiên khi viết về cuộc chiến Việt Nam, trong đó không ít có liên hệ đến chính sách và đường lối ấn định của Washington và tại Sài Gòn, được coi là trường phái chính thống (Orthodox school); những người này theo sử gia Mark Moyar, đã xem việc Hoa Kỳ dính líu vào cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, và không chính đáng. Ngược lại, trường phái xét lại trong đó có Mark Moyar, là những thế hệ sử gia đàn em, đã coi cuộc chiến Việt Nam là chính đáng nhưng thực thi một cách sai lầm. Và họ Lê kết luận:

“Vấn đề tranh cãi giữa hai trường phái này vẫn sẽ còn tiếp diễn, mặc dù có một số sử gia của phái xét lại đã thách đố nhắm vào một số giải trình của nhóm chính thống; và gần đây nhất, các sử gia như King C. Chen, Qiang Zhai, Judith A. Klinghoffer đã thu thập được những chứng cớ mới được cho là giá trị, từ các văn khố của Nga Sô, Trung Cộng và Đài Loan; thêm vào còn có sự gia tăng tiếp cận với các nguồn tài liệu từ Pháp và CSVN như của Sử gia Nguyễn Thị Liên Hằng, khiến nhóm ‘tân sử gia’ đã đưa ra các luận cứ mới mẻ và sự kiện lịch sử chính xác hơn. Cộng thêm nữa là những tài liệu ‘giải mật’ từ các cơ quan Quốc Phòng, Ngoại Giao và Tình Báo Mỹ, các hồi ký của những nhân vật chính trị, ngoại giao, quân sự, liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, ngày nay đã được bạch hóa và cung cấp ra ngoài công chúng, giúp tạo thêm vô số các bằng chứng, khiến những lập luận của nhóm Truyền Thống ngày càng trở nên lỗi thời, nếu không muốn nói là không còn giá trị.”

Họ Lê nhìn nhận rằng ông đã phần nào “bị ảnh hưởng bởi quan điểm của trường phái xét lại, vì những chứng cớ hiển nhiên từ lâu được giấu kín nay đã được các sử gia thuộc thế hệ mới đưa ra để xác định tính cách khách quan về những khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu một cách hiệu quả và đạo lý bên cạnh người Mỹ, và dân chúng miền Nam ủng hộ chính phủ của họ nhiều hơn là CS trong thời gian chiến tranh. Ngoài ra, các tác giả như Arthur Dommen, H.R. McMaster, Michael Lind và C Dale Walton, đã chứng minh những sai lầm về chiến thuật lẫn chiến lược của Hoa Kỳ trên nhiều lãnh vực, đưa đến thảm họa ngày nay Hoa Kỳ đã mất đi uy thế chính trị, quân sự và ngoại giao tại Biển Đông. Đặc biệt lầm lẫn lớn nhất là cuộc chính biến ngày 1 tháng 11, 1963 đã làm mất đi những ưu thế đã tạo được của miền Nam trước đó chín năm, nên đã xô đẩy miền Nam rơi vào một thời kỳ bất ổn và suy yếu.”

Trả lời câu hỏi của chúng tôi: Không kể thời gian sưu tầm, lọc lựa, cân nhắc độ khả tin của các tư liệu thì, tác giả đã mất bao nhiêu tháng, để hoàn tất bộ sử NLLĐMTCCVH, cuốn thứ nhất này, họ Lê nói, ông đã mất 8 tháng ròng rã, để hoàn tất nó…

Du Tử Lê
(Kỳ sau tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 20219:17 SA(Xem: 7009)
Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài ‘Mẹ Tôi’,
24 Tháng Tư 202112:00 SA(Xem: 19588)
Chúng ta cùng biết, Nhà thơ Lê Đạt là một trong những kiện tướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, giữa thập niên 50
11 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 10637)
Một buổi sáng, bất ngờ Bạn-tôi nhắc tôi đọc truyện ngắn “Nấm Mồ” của Vũ Thư Hiên. (1
31 Tháng Giêng 202112:00 SA(Xem: 13158)
Theo Wikipedia-Mở thì, hành trình văn chương, nghiên cứu của nhà văn Bình Nguyên Lộc có thể tạm chia thành bốn thể loại chính
27 Tháng Mười 202012:00 SA(Xem: 19524)
Bây giờ đã 24 năm kể từ ngày dòng văn học nghệ thuật miền nam Việt Nam bị bức tử.
26 Tháng Tám 202012:00 SA(Xem: 12539)
Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960...
31 Tháng Bảy 20209:56 SA(Xem: 8077)
Khi gặp Bùi Xuân Phái, thấy nhau, chúng tôi cùng bùi ngùi. Chúng tôi không nói được với nhau một lời nào!.! chỉ nhìn nhau. Mặc cho những giọt mắt già nua, hiếm hoi, lặng lẽ chảy…
11 Tháng Bảy 202012:00 SA(Xem: 19489)
dutule.com: Chúng tôi đăng lại, bài Du Tử Lê viết về bạn mình, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, như món quà muộn, mừng Sinh Nhật anh.
06 Tháng Sáu 20203:30 CH(Xem: 5792)
Trần Thanh Hiệp ghi nhận rằng “lịch sử” thơ Tự Do ở Việt Nam, đã chào đời khoảng cuối thập niên 1920, đầu thập niên 1930.
11 Tháng Ba 202012:00 SA(Xem: 11254)
họ không chỉ là những viên gạch lót đường mà họ còn là những con én lẻ loi, tin rằng trong hoàn cảnh nào thì, mùa xuân rồi cũng sẽ tới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,