Nguyễn Vĩnh Nguyên: “Đà Lạt bên dưới sương mù”, không hề là một ốc đảo thanh bình! (Kỳ 01)

28 Tháng Năm 201911:31 SA(Xem: 5553)
Nguyễn Vĩnh Nguyên: “Đà Lạt bên dưới sương mù”, không hề là một ốc đảo thanh bình! (Kỳ 01)


Tôi trộm nghĩ, có dễ ít ai không biết tác phẩm nổi tiếng thế giới: “À la rechercher du temps perdu”, của nhà văn Pháp Marcel Proust (1871-1922). Nếu không có cơ hội đọc “Đi tìm thời gian đánh mất” thì tối thiểu, chúng ta cũng đã từng nghe qua, tên của tiểu thuyết lừng danh này.

Tuy nhiên, phần cá nhân, tôi vẫn nghĩ, thời gian qua đi, sẽ không mang một giá trị to lớn nào, nếu nó không gắn liền với định mệnh của con người với một nơi chốn. Tôi cũng thường cho rằng nơi chốn tự thân, chỉ là một tên gọi vô cảm, nếu nó không có sự sống; không có, sự hiện hữu của con người.

NguyenVinhNguyen 01

Có lẽ chính vì thế mà khi tác phẩm biên khảo công phu "Đà Lạt bên dưới sương mù – Đô thị Đà Lạt, 1950-1975”  của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, phục dựng lại chân dung thành phố Đà Lạt: Những góc khuất như những vỉa trầm tích định mệnh riêng của thành phố nghỉ dưỡng đẹp đẽ, êm đềm nổi tiếng nhất nhì, một thời của vùng Đông Nam Á, đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt.

Mặt khác, nếu không có công trình nghiên cứu công phu, lội ngược thời gian của họ Nguyễn thì, khó ai có thể nghĩ rằng vùng đất thanh bình được gọi là “Hoàng Triều Cương Thổ” này, lại là một vùng đất đầy tai ương với những tranh chấp sinh tử, trả thù khốc liệt của nhiều khuynh hướng chính trị, quyền lực đã diễn ra trong khoảng một thời gian được coi là rất ngắn, so với chiều dài lịch sử!

Trong lời nói đầu, nhà xuất bản Phụ Nữ cũng đã tiên báo những trận sóng ngầm, những cơn địa chấn, tưởng như chẳng bao giờ có thể xẩy ra ở “Hòn ngọc Viễn Đông” đúng như tên gọi này:

“… Trong hai năm, tác giả (Nguyễn Vĩnh Nguyên) tiếp cận và xử lý một nguồn tài liệu gốc khá lớn đã được giải mật, phục vụ nghiên cứu tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II (TP.HCM), Trung tâm Lưu Trữ Quốc Gia VI (Đà Lạt), tham khảo các công trình địa chí địa phương Đà Lạt – Lâm Đồng và nhiều sách báo xuất bản trong, ngoài nước,… nhằm tái hiện lại một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố Đà Lạt. Thuật lại những biến động bên dưới các huyền thoại và sương mù thời gian, định kiến, người viết đã làm bật lên một số giá trị quan trọng của một đô thị có lịch sự nhân văn đặc biệt, rọi sáng một số góc khuất đầy bất ngờ (…)

“Trước đó, tác giả cũng đã xuất bản hai tác phẩm về Đà Lạt: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách” (Tân Văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015) và “Đà Lạt, một thời hương xa” (Du khảo, nhà xuất bản Trẻ, 2016)

Phần tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên, cũng cho thấy bản chất thận trọng tới từng chi tiết; yếu tính cần thiết của người làm công tác biên khảo chuyên nghiệp, trân trọng với từng con chữ của mình. Ông viết:

“… Ở các trích dẫn nguồn tài liệu, từ ‘phông’ xin được hiểu là một khái niệm hệ thống hóa trong khoa học lưu trữ; dùng để chỉ một khối tài liệu hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, phản ảnh quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia, một cơ quan hay một cá nhân, gia đình, dòng họ, sự kiện.

Trong một phông gồm có nhiều tập hồ sơ, văn bản về những nhóm vấn đề khác nhau được phân loại lưu trữ. Theo thiển ý, việc ghi chép thông tin về phông, số hồ sơ trong văn bản có tính biên khảo như vậy là cần thiết, vì sự minh định, còn giúp những nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm về sau có thể dễ dàng tiếp cận các tài liệu trong trường hợp có truy cầu.

“Một số danh từ như Đà Lạt hay Lang Bian, có nhiều cách viết trong văn bản hành chánh, thí dụ: Dalat, Đalat, Đà Lạt, Langbian, Lang Biang; các địa danh xác lập theo văn cảnh từng thời kỳ, ví dụ: Liên Khang, Liên Khàng hay Liên Khương… trong những trường hợp trích dẫn trực tiếp, tôi xin giữ nguyên.

“Một số hình ảnh tác giả được các nhà sưu tầm cung cấp và những tài liệu không xác định được tác giả, xin đề chung nguồn ảnh là ‘Tư liệu’, để chỉ tư liệu riêng sưu tầm được. Một số trường hợp ảnh thuộc các kho ảnh tài liệu mở trên mạng, song nhất thời dù đã cố công nhưng vẫn chưa tìm được manh mối liên hệ tác giả, cũng xin phép sử dụng với ghi chú rõ ràng…”

Tôi không biết niên kỷ của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên; nhưng tôi đồ chừng họ Nguyễn còn rất trẻ. Với số tuổi tương đối ít, so với những nhà biên khảo khác mà chúng ta đã được biết thì, sự cẩn trọng của ông là một ngoại lệ cần phải được ghi nhận trước tiên, trong lãnh vực này.

.
Ngay khi mới tìm vào phần thịt, xương thực sự của “Đà Lạt bên dưới sương mù” ĐLBDSM, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đã trích đoạn từ một bài viết của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (1940-2014), người từng theo học đại học Sư phạm Triết ở Đà Lạt niên khóa 1958-1961, rằng:

“Đà Lạt, đó là một thành phố rất Tây trên quê hương Việt Nam (…) Đà Lạt là một thành phố hòa bình trên một đất nước ngập tràn máu lửa. Đà Lạt là một giấc mơ thần tiên trong một hiện thực sắt thép địa ngục. Đà Lạt, căn hầm trú ẩn bằng bê-tông cốt sắt giữa một trận địa đầy bom mìn và xác chết. Đà Lạt là một hòa bình riêng rẽ trong một Việt Nam vang rền tiếng súng” (1)

Khẳng định mạnh mẽ kể trên của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cũng là nhận định của hầu hết cư dân từng sống ở vùng đất “hoàng triều cương thổ” này. Chỉ tới khi nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, khi ông bỏ ra một thời gian khá dài, nghiên cứu thực địa với hàng tấn tài liệu, hình ảnh ở những góc khuất bị nhận chìm bởi sương mù thời thế, lãng quên, người đọc mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, sự khác biệt giữa văn chương và đời thường của một nơi chốn, như Đà Lạt, không chỉ là khác biệt tới ngỡ ngàng mà, còn là một khoảng cách máu xương tàn khốc, bất ngờ nữa.

Dưới đây là cái nhìn khác bật lên từ tầng tầng bụi thời gian do công trình nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Nguyên:

“… Cuộc giao tranh ngấm ngầm của các thế lực chính trị, khoảng chồng chéo của những dự định lớn lao bên dưới đám sương mù tưởng là ‘giấc mơ thần tiên” đã trở nên gay gắt từ thập niên 1940, khi người Pháp biến Đà Lạt thành đầu não chính của SDECE (Le Service de Documentation Extérieure et de Contre-Espionnage: Cơ quan Tình báo bên ngoài nước Pháp) ở Đông Dương theo hình thức của miền cao nguyên Simla – đầu não khu vực châu Á của tình báo Anh từ năm 1905.

“Vụ ám sát viên Phó Thanh tra Mật thám Nam Đông Dương phụ trách vùng Nam Tây Nguyên và Đà Lạt nổ ra vào năm 1951 của Đội Cảm tử quân Phan Như Thạch kéo theo đó là vụ trả thù đẫm máu tại rừng Cam Ly có thể xem như một sự kiện lớn đánh dấu cho thời kỳ bất ổn âm ỉ, sẵn sàng bùng phát dưới thời Hoàng triều cương thổ; cũng là tiếng chuông báo động về một giai đoạn lịch sử mới: Đà Lạt không thể là một ốc đảo thanh bình như người ta vẫn tưởng…” ĐLBDSM, trang 16, 17)

(Kỳ sau tiếp)
_______
Chú thích:
(1) Ngô Tằng Giao biên soạn (2010). Đà Lạt, ngày tháng cũ. Phát hành tại Mỹ (Chú thích theo nguyên bản trang 15)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,