‘Viết từ phương xa’, những trang văn đậm tính thi ca (02)

25 Tháng Sáu 20199:23 SA(Xem: 4097)
‘Viết từ phương xa’, những trang văn đậm tính thi ca (02)

(Tiếp theo và hết)

Không chỉ trân trọng với những tác giả nổi tiếng từ trước 1975, ở quê nhà, như Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Nguyên Khai, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đức Quang…, nhà thơ Nguyên Giác / Phan Tấn Hải, tác giả “Viết từ phương xa” (VTPX) còn ưu ái những tác giả chỉ thực sự tham gia sinh hoạt VHNT từ sau biến cố Tháng 4-1975, ở quê người, như Phùng Nguyễn, Trần Duy Đức, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Lạc Giao, Trịnh Y Thư, Nguyễn Đình Thuần, Đinh Quang Anh Thái, Phạm Việt Cường, Lê Giang Trần, v.v…


Giới thiệu cõi văn xuôi của Nguyễn Thị Khánh Minh, tác giả VTPX viết:

“… tôi mở ra đọc từng trang bản thảo Tản Văn Nguyễn Thị Khánh Minh. Có những lúc tôi ngưng đọc, tôi đứng dậy và tôi lùi xa bàn một chút… để nhìn về các trang giấy, xem có thật những chữ của Nguyễn Thị Khánh Minh đang bay lơ lửng trước mắt mình như tôi vừa thoáng thấy. Những lúc đó, tôi tự hỏi, làm thế nào mà nữ sĩ họ Nguyễn có thể viết được như thế: Hơi thở nào đã làm những dòng chữ đã nằm chết trên trang giấy hốt nhiên bay lên, rời ra hỗn loạn như nghịch phá và rồi cũng hốt nhiên các dòng chữ chui trở lại ngay ngắn như cũ trên bản thảo tập Tản Văn. (VTPX, trang 44)

Với tiểu đề “Trần Duy Đức: Tiếng đàn tiền kiếp” họ Nguyễn bộc bạch:

“… Tôi không hiểu về nhạc lý, thực sự không hiểu một nốt nhạc nào, nhưng tôi thâm cảm được những cách Trần Duy Đức đam mê âm nhạc. Như một định mệnh, như cú sét ái tình một lần gặp, nhấc cây đàn lên dạo vài nốt, và rồi mãi mãi không rời. Cũng như khi một họa sĩ ngẩn ngơ suốt cả ngày khi gặp một màu sắc bất ngờ, hay như khi một nhà thơ trở nên trầm mặc suốt cả tháng chỉ để nghĩ về hai hay ba câu thơ, Trần Duy Đức có thể suốt cả ngày đêm chỉ lắng nghe những dòng nhạc trong tâm tưởng của anh, như những trầm lắng từ một ca khúc vọng lại từ các âm vực tiền kiếp. Thực như thế, ngay cả trong giấc ngủ, Trần Duy Đức cũng không rời âm nhạc, như anh từng tâm sự như thế.” (VTPX, trang 335)

Trả lời câu hỏi “Có thể gọn một lời về nhạc Trần Duy Đức hay không? – Nơi đây, xin trích lời của nhà thơ Du Tử Lê:

“ ‘Trong một bài viết năm 2003, tôi đã ghi lại (đúng vậy, gần một thập niên trước, tôi đã viết một bài về nhạc Trần Duy Đức) có một số hình ảnh như:

Có lẽ những nét lạ lẫm dị thường trong Đức là do ảnh hưởng từ một tiền kiếp nào đó, theo nhận xét của một số bằng hữu. Nhà văn Lê Hà Nam trong bài viết ‘Trần Duy Đức, ‘con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi’ (*) hồi năm 1992, đã ghi nhận:

“ ‘Tiếng cổ cầm Koto của người Phù Tang thời dựng nước vuốt theo từng nốt nhạc Trần Duy Đức, như sóng bạc đầu trên âm hưởng quần đảo, nghìn xưa. Phạm Công Thiện có lần kể, một đạo sĩ Mỹ, bạn anh, từ Tây Tạng trở về, gặp Trần Duy Đức, đã buột miệng tiết lộ với anh rằng tiền kiếp Trần Duy Đức vốn là đạo sĩ của dòng tu khổ hạnh ở Kyoto. Dòng tu lâu dời nhất của xứ Thần Mặt Trời, tới nay, vẫn còn trên những đỉnh núi tuyết.’

Câu hỏi để lại nơi đây là, nhạc Trần Duy Đức có phải lạ lẫm dị thường như ảnh hưởng từ tiền kiếp (theo lời Du Tử Lê), hay có đúng là tiếng cổ cầm Koto (theo lời Lê Hà Nam) hay đang chờ một bài viết từ đỉnh cao núi tuyết (theo lời Phạm Công Thiện hứa)…” (VTPX, trang 339, 340)

Cũng vậy, khi giới thiệu truyện ngắn “Nửa vầng trăng ký ức” trong tập truyện cùng tên của Lê Lạc Giao, một bạn học, từ thời đại học Văn Khoa, Sài Gòn cũ, Nguyên Giác / Phan Tấn Hải ghi nhận rằng chất thơ trong văn xuôi của họ Lê, tuồng đã xuyên suốt truyện ngắn đáng kể này:

Nơi truyện ‘Nửa vầng trăng ký ức’ là hình ảnh thơ mộng kiểu Marc Chagall, nhưng đang lấm tấm những trận mưa axít độc hại, như dường sự chết vẫn ẩn tàng trong cõi đất trời như dường thơ mộng:

“ ‘…sau cơn mưa mọi người có cảm giác không phải trời mưa dù trên mặt đất còn những vệt nước lõm xuống chưa kịp chìm sâu vào lòng đất, bởi ai cũng ngửi trong không gian mùi lưu huỳnh. Ông Trương, người bán sách báo đầu xóm nói với những người dân còn đứng rải rác ven đường đang hít lấy hít để cái mùi hăng hắc như thuốc súng ấy, ‘không chừng núi lửa sắp phun…’ Nghe ông nói, ai cũng quay đầu nhìn lên dãy núi hình voi phục phía tây mà dù có khói, người ta cũng biết chỉ là đốt rẫy, và buổi tối còn thấy những ánh lửa khai nương lập lòe như ma trơi trên đỉnh núi…’ (VTPX, trang 424)

Để tạm kết thúc bài viết ngắn này, tôi xin trích đoạn một bài viết của tác giả Phan Tấn Hải về họa sĩ Nguyễn Đình Thuần. Với tôi, đó cũng là những trang sách đậm tính thi ca, vốn rải rác cùng khắp tác phẩm VTPX của họ Nguyễn:

Làm thế nào có thể vẽ lên được nhưng hư vỡ? Thí dụ để vẽ lên những nét mong manh dòn vỡ trong đời người, một mối tình thời mới lớn, và ký ức chỉ còn là một dáng nghiêng của người thiếu nữ trong nắng chiều? Hay những hư vỡ lớn hơn, thí dụ những đau đớn của một dân tộc trong năm 1968?

Tôi tin rằng Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần là một trong vài người cầm cọ đã giữ các băn khoăn đó trong lòng, và rồi nơi này, nơi kia, năm này hay năm nọ, anh đã vẽ xuống, đã đưa cọ bệt lên khung bố các tảng màu, trên đó là những đớn đau của anh.


“Trong các tranh có hình thiếu nữ, hầu như luôn luôn được Nguyễn Đình Thuần vẽ nghiêng, với xa thật xa là vài chóp tòa nhà cao phố thị, nhưng toàn cảnh rải trên tranh là các tảng màu chồng lên nhau, ký ức chồng lên ký ức, đường nét chỉ còn là mơ hồ, và lấp lánh khi có màu xanh của các giấc mơ.

Những giấc mơ một thời, có khi được anh rải xuống thành các hình như thủy tinh vỡ, trí nhớ lúc đó như nắng chiều trải lên.

Và làm thế nào ghi lại những đau đớn của đất nước trong năm 1968, khi khắp phố thị là lửa rực trời? Nguyễn Đình Thuần cũng giữ kỹ thuật đưa tất cả hình ảnh về gần với trừu tượng, nghĩa là chỉ là những tảng màu của ký ức, nơi các con chim hòa bình không ra hình dạng bay lên, nơi các tảng màu đỏ của lửa rải nơi này, nơi kia, nơi nỗi lo nhiều hơn niềm vui…

Phải chăng Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã vẽ từ những giấc mơ và ký ức.”

Du Tử Lê,

(June 2019)

_________

Chú thích:

(*) Từ bài thơ “Cảm Xúc” trước khi mở vào thi phẩm “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12258)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18989)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33527)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5457)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9312)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10091)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19486)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,