“Thắng Osho”

06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4436)
“Thắng Osho”

Giữa tình trạng thị trường sách ở hải ngoại, ngày một thêm co cụm; với hiện tượng nhiều nhà sách lần lượt phải đóng cửa. Riêng tại quận hạt Orange County, ở miền nam Cali, nơi được gọi một cách yêu thương là “thủ đô tỵ nạn”, tập trung nhiều nhất người Việt tại Hoa Kỳ. Như là nhà sách Văn Khoa của nguyên giáo sư Đỗ Đình Tuân. Ông từng là giáo sư môn Anh văn ở đại học Văn Khoa Sài Gòn, trước tháng 4-1975. Sau Văn Khoa tới phiên nhà xuất bản
(cũng là sách Văn Nghệ) cũng ở Orange County, đã phải đóng cửa. Tiền thân của Văn Nghệ là Lá Bối, một nhà xuất bản nổi tiếng ở Saigon của thầy Từ Mẫn. Thầy Từ Mẫn kẹt lại tại Saigon, sau tháng 4-1975. Ông bị buộc phải cởi áo tu, trở lại đời thường, với thế danh Võ Thắng Tiết.

Tuy nhiên tình trạng “mất máu” ở lãnh vực xuất bản, thì lãnh vực sách dịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cách đây nhiều năm, người ta thấy báo Việt Time còn cố gắng ấn hành một vài tác phẩm dịch của nhà văn Vũ Thư Hiên, rồi cũng tắt lịm. Xa nữa, giới yêu sách dịch được đọc “Hương Thơm Từ Núi Lạ” của Robert Olen Butler, (đoạt giải Pulizer 1993), viết về người Việt Nam; bản dịch Thiên Nhất Phương. Gần đây hơn, tủ sách Người Việt Books đã xuất bản tập “Truyện Tình”; gồm một số truyện dịch của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, ở Hoa Thịnh Đốn; in chung với thơ của nhà văn Nguyễn Tường Giang và, tranh của cố họa sĩ Đinh Cường. Bằng hữu của các tác giả này, đã gọi đùa, đó là “Ba chàng ngự lâm pháo thủ… tỵ nạn”….

Với thực trạng ấy, nếu có người kết luận mảng sách dịch ở hải ngoại của người Việt coi như đã “cáo chung” thì, cũng không hẳn là một lời nói quá; nếu chúng ta nhớ lại thời kỳ “trăm hoa đua nở” sách dịch ở Saigon, cuối thập niên 1960.

Trước hiện tượng sách dịch gần như bị loại khỏi sinh hoạt in ấn ở hải ngoại thì, đâu đó, vẫn có những cây bút trẻ, lặng lẽ, âm thầm nỗ lực làm công việc coi như vô vọng, chỉ vì nhiệt tâm cống hiến một chút gì đấy, cho sự giàu có kiến thức người đọc. Trong số cực kỳ hiếm hoi ấy, có dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, hiện cư ngụ tại thành phố Houston, Texas,

Ngoài nhiệm vụ thiết thực là phụ với người bạn đời, kiếm tiền cho sinh hoạt đời thường của gia đình, Nguyễn vẫn cặm cụi dịch từng trang sách “khó nuốt” của triết gia Osho, người Ấn Độ. Ông là một tên tuổi rất phổ cập trong giới trí thức thế giới và, người đọc ở cả hai mặt thuận / nghịch… Nhất là những người có nhu cầu cao về lãnh vực triết lý của Phật giáo.

Trả lời câu hỏi, cơ duyên nào dẫn Nguyễn Diệu Thắng tìm đến và ở lại bền lâu với cõi-giới Osho, Nguyễn cho biết: Sau trận thoát chết khi vượt biên, điều huyền bí mà họ Nguyễn muốn tìm hiểu là, làm thế nào mình có thể còn sống? Và đời sống là gì ngoài chuyện ăn uống thường tình?

Từ đấy, Nguyễn Diệu Thắng đã bỏ ra nhiều thời giờ đọc sách tìm hiểu và nhận thấy giáo lý Phật giáo thích hợp với mình; cũng như giải thích về phương diện tâm linh một cách khoa học hơn, so với vài tôn giáo khác.

Nhiều năm sau, nhờ nhân duyên Nguyễn được tiếp cận với Phật giáo Mật tông và, học hỏi nhiều điều mới lạ. Rồi, Nguyễn đọc được Chogyam Trungpa - Một vị đại sư Tây tạng vứt áo cà sa để nhập thế hành đạo. Dùng ngôn ngữ thế gian, những bài giảng của Trungpa giúp Nguyễn hiểu kinh điển Phật giáo dễ hơn những luận giải của chư Thầy Tổ theo truyền thống Đông phương. Nguyễn nói, có thể do khả năng Hán Việt quá kém của mình, nhờ Trungpa mà Nguyễn mơ hồ hiểu được đôi chút những khái niệm trừu tượng cao siêu của kinh Bát Nhã.

Nguyễn Diệu Thắng kể, Nguyễn nhớ không rõ lắm, một hôm, trong khoảng thời gian từ 1991-1992, tình cờ gặp quyển “The Heart Sutra” của Osho trong tiệm sách Barnes and Noble, Nguyễn đã ngồi bệt xuống đất, đọc say sưa, ngấu nghiến gần nửa cuốn (quyển sách không dầy lắm!) Cảm nhận đầu tiên, rõ ràng nhất mà, Nguyễn nhận được từ tác phẩm này của Osho là, rõ ràng, dễ hiểu. Góc nhìn sắc bén, mới lạ, đã thu hút Nguyễn mạnh mẽ hơn khi Nguyễn bị Trungpa thu hút lúc trước. Theo Nguyễn, Trungpa vẫn còn gốc tu sĩ Phật giáo nên có chút dè dặt. Trong khi Osho không bị tôn giáo chi phối, nên giảng giải thoải mái hơn. Thế là Nguyễn đã tiếp tục tìm đọc Osho từ dạo đó. Nguyễn thú nhận, đã nhiều lần bỏ sách xuống. Nhưng một thời gian ngắn sau, Nguyễn lại lượm lên đọc tiếp. Theo Nguyễn Diệu Thắng thì, về trên phương diện tâm lý / tâm linh, không tác giả nào viết sáng sủa và đầy lửa-tính như Osho.

Giải thích về việc tìm đến và ở lại với Oshoa, Nguyễn đã rất chân thật, khi cho biết:

Những ngày ở thành phố, Conroe Nguyễn có một số huynh đệ thâm tình, thường gặp nhau. Đôi lúc nhậu nhẹt bù khú, có khi cao hứng, Nguyễn đem chuyện tâm linh tu hành, để cùng bạn suy gẫm.Trong những buổi hàn huyên trà dư tửu hậu như thế, Nguyễn thường kể lại mấy câu chuyện tiếu hoặc, những đoạn giảng của Osho kể cho anh em nghe chơi. Nguyễn thấy, anh em rất thích… Ý tưởng dịch sách Osho ra Việt ngữ nảy sinh khi Nguyễn nghĩ đến số huynh đệ này.

“Họ bị trở ngại về Anh ngữ,” Nguyễn Diệu Thắng nói.

Nguyễn cho rằng, nếu mình có thể giúp phương tiện để họ tiếp cận nhiều góc nhìn mới lạ, âu cũng là việc nên làm. Vì đối với Nguyễn, chỉ cần một câu, một đoạn ngắn trong những bài giảng của Osho, cũng đủ giúp Nguyễn tỏ ngộ, đả thông nhiều thắc mắc. Các bài giảng của Osho đã giúp Nguyễn sống mạnh mẽ hơn, yêu đời hơn, yêu bản thân và, người chung quanh hơn. Hiểu được chân nghĩa của nhiều từ ngữ mà, cả đời Nguyễn đã hiểu một cách lệch lạc méo mó. Nó cũng giúp Nguyễn thay đổi nhân sinh quan và, thế giới quan của mình để sống thực tiễn hơn. Nguyễn cho rằng:

“Chỉ cần một người, trong số anh em, thấy ra được chân lý đời sống cho chính họ, cũng đã đáng công sức rồi, chứ không nhất thiết phải được in ấn thành sách để phổ biến…”

Từ đấy, khoảng năm 2012, Nguyễn Diệu Thắng khởi sự dịch Quyển 1 bộ Pháp Cú của Osho. Nguyễn Diệu Thắng cho biết, Nguyễn chọn bộ kinh này để chuyển ngữ, chỉ vì một lý do đơn giản: Osho đã soi sáng được góc cạnh tâm lý thực dụng, chứ không đề cập đến bình diện đạo đức thường tình như những bản chú giải khác.

Dịch gần hết Quyển 2, thì vì miếng cơm, manh áo, thêm nữa, không mấy tự tin vào khả năng của mình, nên Nguyễn đã dẹp chuyện phiên dịch qua một bên. Mấy năm sau, có lần ghé thăm Lê Giang Trần ở miền nam Cali, và gặp lại người bạn đồng hương đang là “Yoga Master” ở VN (?) Nguyễn và bằng hữu quay ra bàn luận về Yoga. Dịp này, Nguyễn thấy dường như phương pháp Yoga bị hiểu lầm một cách trầm trọng! Hoặc bị nhìn một cách hết sức khiếm diện…

Trở về Houston, một hôm tình cờ đọc lại quyển “Yoga, the Science of the Soul”, tự nhiên Nguyễn có hứng thú muốn chuyển ngữ khi nghĩ đến người bạn đồng hương là “Master of Yoga” và, đứa em gái cũng đang theo học các khóa Yoga ở Việt Nam…

Hơn một tháng cặm cụi chuyển ngữ cuốn sách vừa kể, Nguyễn hoàn tất bản dịch; gửi Lê Giang Trần đọc. Trần khen, khuyến khích Nguyễn xuất bản.
“Nhờ sự tận tình của anh Trần, quyển 'Yoga, Khoa Học của Tâm Hồn” ra đời', Nguyễn nói.

Tiếp theo, Nguyễn Diệu Thắng lại gửi Lê Giang Trần đọc trước bản dịch hai tác phẩm viết về Kinh Pháp Cú của Osho. Bằng vào chân tình, Lê Giang Trần lại cổ võ, và, bỏ công chỉnh sửa. Đó là duyên cớ sự ra đời của hai dịch phẩm ấy, cộng thêm những dịch phẩm kế tiếp khác, của Nguyễn.

Khởi từ tiếng gọi bất ngờ của định mệnh, tính tới hôm nay, Nguyễn Diệu Thắng đã dịch và ấn hành tất cả 4 tác phẩm, nằm trong bộ sách 12 cuốn của Osho. Đó là một bộ sách quan trọng của triết gia này; tựa đề “Phật Đạo, con đường đưa đến chân lý tối thượng”.

Nếu cộng chung số lượng trang sách dịch Osho của Nguyễn Diệu Thắng thì, Nguyễn đã đạt tới con số trên dưới 1,500 trang chữ in, khổ lớn. Một công trình không chỉ đòi hỏi dịch giả phải có một kiến thức sâu rộng về đạo Phật, phong phú vốn tiếng Việt mà, nó còn đòi hỏi nơi họ Nguyễn một tấm lòng thiết tha muốn được đóng góp phần nhỏ nhoi, khiêm tốn của mình.

Có dễ vì thế sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?

DTL,
(Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Sáu 20199:23 SA(Xem: 4099)
Không chỉ trân trọng với những tác giả nổi tiếng từ trước 1975, ở quê nhà, như Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật Tiến, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Nguyên Khai, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Đức Quang…,
22 Tháng Sáu 20199:40 SA(Xem: 4564)
Nhà xuất bản Lotus Media lại mới gửi tới những người yêu văn chương, một tác phẩm mới của nhà thơ Phan Tấn Hải
12 Tháng Sáu 20199:58 SA(Xem: 5660)
Một trong những chương sách đạt tới tiêu chí ấy là chương tựa đề “Đất và nhà của bà Nhu ở Đà Lạt”
05 Tháng Sáu 20199:50 SA(Xem: 4445)
...mặt bên kia của Đà Lạt êm đềm, Đà Lạt “đất hứa” thì Đà Lạt còn là vùng giao tranh và mưu toan quyền lực.
28 Tháng Năm 20192:23 CH(Xem: 3272)
Người đọc sẽ rất khó tìm thấy những bày tỏ bi quan, hoặc than thở, “vật vã” trong thơ Đỗ Nghê
28 Tháng Năm 201911:31 SA(Xem: 5543)
Phần tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên, cũng cho thấy bản chất thận trọng tới từng chi tiết
01 Tháng Năm 201910:57 SA(Xem: 5058)
“Tro tàn” là một chuyện viết về chiến tranh hiếm hoi, tương đối im, vắng tiếng súng
23 Tháng Tư 201910:43 SA(Xem: 5498)
Đây không phải là một bộ lịch sử văn học.
15 Tháng Tư 201912:45 CH(Xem: 4878)
Theo đánh giá chủ quan của ông thì ông và các bạn thu thập được khoảng bao nhiêu phần trăm tác phẩm và tác giả Việt hải ngoại kể từ tháng 4-1975?
10 Tháng Tư 20192:05 CH(Xem: 4967)
Bộ sách gồm 7 cuốn khổ lớn, bìa cứng, mỗi cuốn dầy trên dưới 800tr, tổng cộng 4,900 trang
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,