Thận Nhiên: những cửa sổ ở tầng thứ 14 (Kỳ 02)

27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4538)
Thận Nhiên: những cửa sổ ở tầng thứ 14 (Kỳ 02)

(Tiếp theo kỳ trước)

Qua nội dung của “Những ghi chép ở tầng thứ 14” (NGCOTT#14) của Thận Nhiên, tôi thấy tầng lầu này có rất nhiều cửa sổ. Chương thứ hai cho thấy có một cửa sổ lớn, ngó xuống cái mà tác giả ghi nhận rằng: “Việt Nam là một cường quốc về thơ”.

Với tiểu đề “Thi Sĩ”, từ cửa sổ đó, Thận Nhiên không che dấu được sự thất vọng ở mức độ thê thảm, khiến ông không có chọn lựa nào khác hơn là mang vào những trang văn xuôi chua xót của mình, tính giễu nhại, cho bớt phần u ám (?)

ThanNhien 02
Nhà văn Thận Nhiên (Hình: FB Thannhien)



Trang đầu tiên của chương “Thi sĩ”, Thận Nhiên đã “minh họa” một hiện thực xã hội liên quan tới cái gọi là “Việt Nam cường quốc về thơ” rằng: Theo lời kể của thân phụ nhân vật xưng “tôi” thì mới đây thôi, trong số những người khẳng định “thế mạnh” dân Việt là… thơ thì, có một quan chức lớn, kiêm thi sĩ vung hai tay lên trời thành một vòng tròn, đầy tính biểu tượng và quyền lực.

Quan chức lớn, kiêm thi sĩ của xã hội VN hôm nay quả quyết rằng:

“Thơ của chúng ta, thi ca của đất nước chúng ta, phải là có âm thanh và lả lướt, vừa dịu dàng, mà vừa phải cuồn cuộn, vừa vang rền. Tư tưởng thì phải cao vời, phải thanh thoát, mà chấn động lương tri, mà lay chuyển tâm thức của toàn thể nhân loại! Đó là tầm cao của Đại Việt thi!...” (NGCOTT#14, trang 15)

Chỉ ít dòng sau, vẫn chủ tâm phóng lớn niềm “hãnh diện / xấu hổ” của cái gọi là “vương quốc thơ”, Thận Nhiên lưu ý: Bạn có thể phạm tội giết người nhưng không thể phạm tội chê thơ kẻ khác dở. Đó là một tội ác ghê gớm, rất khó được tha thứ. Tác giả cảnh cáo:

“Khi làm điều đó, bạn không chỉ hủy diệt sinh mệnh của một con người mà bạn đang đẩy ít nhất một linh hồn xuống hỏa ngục của sự khốn khổ, đau buồn, hổ thẹn đời đời. Nhiều khả năng linh hồn ấy chính là linh hồn của bạn...” (NGCOTT#14, trang 16)

Có dễ vì đề cập tới thơ mà, căn bản của thơ là tinh chất của chữ, nghĩa, cho nên Thân Nhiên đã “nhân tiện” đề cập tới sự xuống dốc của từ ngữ Việt Nam - - Nếu không muốn nói là “bức tranh từ ngữ Việt Nam” ngày càng rách nát, nhem nhuốc ở mức độ khó tưởng tượng, nếu so sánh với quá khứ. Vì đâu, có hiện tượng phá sản đau lòng này?

Theo nhà văn Thận Nhiên, nhìn xuống từ một trong những cửa sổ lớn từ tầng # 14 nơi ông tạm cư ngụ thì: Căn bản, con người vốn có khả năng về thể chất - không bị khiếm khuyết các bộ phận phát âm như lưỡi và thanh quản - để nói ra những suy nghĩ của mình. Nhưng hiện trạng xã hội hôm nay của “vương quốc thơ VN” là:

“… nhưng hắn bị đe dọa, thậm chí nghiêm cấm thực hiện điều đó. Có những kẻ bất chấp sự nghiêm cấm và phải trả giá cho sự ương bướng đó, họ bị trừng phạt. Hình phạt là sự tước đi khả năng phát biểu. Khi đó, cái miệng chỉ còn chức năng ăn, và bị tước đi chức năng nói…”

Kế tiếp, so sánh với thực trạng của đời sống xã hội VN, chỉ mới 30 năm trước đây, tác giả ghi nhận rằng: Ở thời điểm đó, chẳng những đã đành không được nói, mà con người còn không được suy nghĩ. Người ta luôn quan sát, dò xét lẫn nhau, để tìm hiểu xem kẻ kia có đang suy nghĩ gì không, nếu có thì hắn đang nghĩ những gì. Con người không được suy tư trái với quy định, những nội dung, mà hắn được nhà cầm quyền cho phép hắn suy tư. Hắn suy tư khác đi, thì hắn không phải là con người xã hội chủ nghĩa; không phải con người xã hội chủ nghĩa, thì không xứng đáng trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, là phải bị loại trừ.

Chỉ cách một đoản văn, ở cùng một trang sách, Thận Nhiên đã trở lại “chủ đề” thi sĩ, trong tiểu thuyết (NGCOTT#14) của ông, như “một ám ảnh không rời” theo cách nói, đã bắt đầu nhuốm màu “ước lệ” hôm nay:

“… Thay vì cúng giỗ bằng thực phẩm thì người Việt có thể cúng nhau bằng những bài thơ; có khi chúng là những bài văn vần dài được gọi là điếu văn, hay hịch, hay trường ca. Cha tôi từng thấy những dải lời thơ màu xám tối bay la đà trong trong làn hơi nước đục mờ của buổi sáng sớm tinh sương, chúng bay trên đầu đoàn người đưa ma. Chúng bay theo họ trên những con đường tối om từ làng mạc thôn quê hay từ thành phố còn lù mù ánh đèn đêm chưa tắt tới bãi tha ma…” (NGCOTT#14, trang 16, 17)

Để rõ hơn phần tương quan hữu cơ giữa hai “lực” đối chọi, tinh thần và vật chất, nhà văn Thận Nhiên ghi nhận trên bàn thờ người quá cố: Bên cạnh nải chuối, chén cơm, cái trứng luộc, ly rượu trắng, bát hương với những nén hương cháy dở có tàn tro cong cong, là một bài thơ tiếc thương người quá cố. Bài thơ luôn luôn được viết dở dang trên một tờ giấy thếp vàng, hoặc hiện đại hơn thì được in ra khổ giấy A4 từ máy vi tính. Bài thơ phải dở dang, phải chưa bao giờ hoàn tất, chưa bao giờ viên mãn, như những cuộc vui dở dang mà vong linh đó chưa hưởng hết ở cõi tạm này mà phải ra đi.” (NGCOTT#14, trang 17)

Nhân vật xưng “tôi” trong tiểu thuyết NGCOTT#14 của nhà văn Thận Nhiên, vẫn mượn lời “cha tôi”, tựa để bảo kê cho những điều được ông ghi lại, có được độ khả tín cao rất:

“… Cha tôi nói ‘90% những người tù ở Việt Nam là thi sĩ. Và ngược lại, 99% thi sĩ là những tù nhân thực thụ hay ít ra là những kẻ có nhiều tiềm năng sẽ trở thành tù nhân. 99% thôi, vì 1% còn lại là những kẻ không làm thơ nhưng đạo thơ của người khác.’” (NGCOTT#14, trang 19.

Theo tác giả thì điều đáng nói, là mọi tài liệu quan trọng và khả tín mà ông có được đều cho rằng ở VN có vô số những con ma thi sĩ. Những con ma thi sĩ này, làm thơ từ lúc còn bí mật hoạt động cách mạng ở trong hang, cho đến khi cách mạng thành công, thì vừa tiếp tục làm thơ vừa nghiên cứu và thực hiện mọi chính sách của quốc gia trên các cao ốc chọc trời phải đi lên bằng thang máy.

Tác giả liệt kê những đóng góp “tận tụy” của những con ma thi sĩ vừa kể trên là:

“Ca ngợi lãnh tụ và chính phủ, họ làm tụng ca. Chống quân xâm lược và kêu đòi dân chủ, họ vừa xuống đường vừa làm thơ. Ôm hận trong ngục tối chờ ngày thay đổi vận nước, họ làm “ngục thi”. Đám cưới, đám tang thì thi ca phục vụ cho việc hiếu hỉ. Đi giải quyết sinh lý xong thì họ làm thơ thiền để cho tâm hồn thanh thản. Mách qué với hàng xóm thì làm thơ tự trào. Nỉ non với vợ thì làm thơ tự thán. Nếu kẹt đạn, chưa tìm ra tứ thì chỉ cần mua tờ báo, đại loại như tờ Công An chẳng hạn, là sẽ có dư cảm hứng để làm thơ chống tham nhũng…” (NGCOTT#14, trang 19)

Những chiếc cửa sổ lớn ở tầng thứ 14 của nhà văn Thận Nhiên, không chỉ mở xuống những hiện tượng đặc thù của xã hội VN, ngày một bát nháo, thất lạc hồn tính mà, ở tầng thứ 14 của mình, ông còn có những cánh cửa mở vào sinh hoạt đa dạng, đa tầng, tiêu biểu cho hiện thực xã hội hôm nay, của một số người trẻ gốc Việt, sinh sống ở hải ngoại. Muốn hiểu rõ suy nghĩ, tập quán cụ thể của lớp người trẻ Việt di dân này, và nhất là nếu muốn biết họ thực sự nghĩ gì khi trở về viếng thăm quê hương nguyên gốc thì, tôi trộm nghĩ, không có những chương sách cụ thể nào hơn, trong NGCOTT#14 như các chương “Hai trái chuối”, “Đêm phố Tây”, “Người / Ma” hay “Gia Tộc”, “Thân Thị Lễ”…

Tưởng cũng nên nói thêm về sinh hoạt của họ, ở quê người, nhất là quan niệm “sex” thì tôi nghĩ, không chương nào hơn chương có tiểu đề “Lucia”… Một trong nhiều chương sách cho thấy bút pháp của Thận Nhiên tỉnh táo, điềm tĩnh đến không ngờ.

Mặc dù tác phẩm của Thận Nhiên được minh thị là “Tiểu thuyết” nhưng đa số những chương sách trong NGCOTT#14, đều cho tôi cảm tưởng đó là những trang tự sự kể của tác giả, hoặc chí ít, nó cũng phản ảnh phần nào đời thực của chính ông? Điều đáng nói hơn cả, tôi chưa thấy một nhà văn nào, có những quan sát, ghi nhận chi tiết như thế giới văn xuôi Thân Nhân. Ông để ý từ tàn cong của cây nhang, tới những thực phẩm mà người ta đặt lên bàn thờ, để cúng người quá. Ông cũng phân biệt rạch ròi từng loại thơ được thân nhân đặt lên bàn thờ, bên cạnh những phẩm vật truyền thống, cúng người quá cố. Những điều tôi mới ghi nhận từ thổ ngơi chữ, nghĩa của Thận Nhiên, không hẳn là chưa hề có người nói. Nhưng chi tiết như những thước phim sống động, có dễ ông là người đầu tiên (?)

DTL
(Còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 15068)
Ẩn, trốn rét mướt quận Cam, những ngày cuối năm 2008, trong nhiều lớp áo dạ, Ngọc Hoài Phương hào hứng kể về cánh cửa túc-cầu-Trương-Trọng-Trác. Cánh cửa mở vào sân vận động trường Pétrus Ký
02 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21003)
Với tôi, trừ những người đến với thi ca như một thời thượng, làm dáng, hoặc, một cuộc du ngoạn ngắn hạn thì; làm thơ là một lao động (tinh thần,) vất vả. Một thao tác trí tuệ ngặt nghèo. Thường khi bất lực. Đuối sức.
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 21749)
Cuối năm 1970, một buổi sáng khi tôi đang ngồi ở chiếc bàn quen thuộc, kê gần một cây cột của café La Pagode, ở ngã tư đường Tự Do và Lê Thánh Tôn, Saigòn cũ, với Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh
01 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 22717)
tôi không tin. không tin. không tin. không tin. không tin… ngay khi cả Hoa Thịnh Đốn xác nhận: người đàn ông kia đã đổ, xuống. đổ, xuống. đổ, xuống.
31 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 23696)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,