Thận Nhiên, đi tìm “căn cước” di dân (Kỳ 01)

25 Tháng Tám 20191:05 CH(Xem: 4797)
Thận Nhiên, đi tìm “căn cước” di dân (Kỳ 01)


Tôi vẫn quan niệm một trong những thước đo tài năng của một nhà văn là, tính điềm tĩnh nếu không muốn nói là có phần lạnh lùng của ngòi bút, qua những trang văn xuôi của họ. Nhiều nhà văn của chúng ta, khi sáng tác tiểu thuyết mang tính hư cấu, thường rơi vào tình trạng mất kiểm soát, tác giả để những xung động tình cảm của họ chảy, trôi, chan hòa theo những nhân vật mà họ yêu hay ghét. Sự kiện này, khiến độc giả bị cuốn theo những xung động tình cảm mang nhiều chất “cao trào” ấy. Nhưng mặt khác, nó cũng mang tới cho những độc giả khó tính, sự dễ dàng nhận ra quá nhiều son, phấn câu truyện.

ThanNhien 01

Ngược lại, theo tôi, cũng có một số ít nhà văn điềm tĩnh tới mức độ lạnh lùng, với nhiều dữ kiện lấy từ hiện thực xã hội, khiến độc giả thấy tác phẩm đó, như một thứ hồi ký hay, bán hồi ký. Từ tính chất điềm tĩnh, lạnh lùng trong tiến trình hình thành tác phẩm, một số tác giả khác, lại còn cho thấy chủ tâm tiết giảm tối đa việc sử dụng tĩnh tự - - Một khía cạnh nói lên sự giầu có đặc biệt của ngôn ngữ Việt. Sự tiết giảm việc khai thác tĩnh từ, không làm “giá đỡ” cho những trang văn chương lãng mạn quá đà, đôi khi đã cho người đọc cái khí hậu “khô rang”, tới độ như đã làm vàng, cong những trang sách của họ.

Tiêu biểu cho trường hợp vừa kể là tiểu thuyết “Những ghi chép ở tầng thứ # 14” (NGCOTT # 14) của nhà văn Thận Nhiên, do nhà xuất bản Văn Học ở miền nam Cali ấn hành, mới đây.

Trong “Lời tựa” trước khi bước vào tác phẩm NGCOTT #14, tác giả bộc bạch rằng, ông viết tiểu thuyết này vào năm 2014. Thời gian ông sống ở căn hộ tầng 14, một chúng cư ở huyện Bình Chánh Sài Gòn. Đó là cuốn tiểu thuyết thứ ba đã hoàn tất, trên lộ trình văn chương của ông.

Ông viết:

“… Tìm lại căn cước của mình, dấu vết của lịch sử và quê hương là ám ảnh khắc khoải của người di dân. Cuốn tiểu thuyết này là về một người trẻ tuổi, sanh ra và lớn lên ở Mỹ, muốn giải tỏa những ám ảnh đó bằng một chuyến đi tìm lại cội nguồn…”

Tác giả xác nhận rằng, ông không có ý muốn tái tạo lại sự thật, thậm chí ngược lại vậy. Mà, đây là một tác phẩm hư cấu được dựa trên một số chi tiết trong đời thật, gồm 15 chương, nếu tách riêng, mỗi chương có thể được đọc như một truyện ngắn, và tất cả được sắp đặt với ý đồ kết nối thành một tiểu thuyết. Ông giải thích:

“Cấu-trúc-tiểu-thuyết-có-thể-tách-rời-thành-nhiều-truyện-ngắn là hệ quả của ý định cho nó xuất hiện trên trang mạng thay vì in thành sách…”
Tuy nhiên, như đã nói, mỗi tác phẩm văn chương, dù thuộc thể loại nào, tự thân, khi ra đời, nó đã mặc nhiên có cho chính nó một “định mệnh” bất khả chuyển, nào đấy.

Cũng vậy, Thận Nhiên kể, sau khi ông cho đăng NGCOTT # 14 trên website Tiền Vệ, ông sửa chữa một vài chi tiết rồi cho đăng từng chương trong Facebook. Ông nói, không mấy ai post tiểu thuyết trên Facebook, vì nó vừa bất tiện cho người đọc, nó lại quá dài để theo dõi, vừa bất công cho người viết.

“Bất công vì cặm cụi viết hàng mấy tháng trời mới xong một bản thảo, để rồi khi post lên thì nó không sống được quá hai ngày rồi bị hàng ngàn thông tin khác đè lên, chôn lấp.” Thận Nhiên nhấn mạnh.

Nhưng may mắn, cuối cùng định mệnh đã nở một nụ cười hân hoan, chào đón cuốn tiểu thuyết mới của Thận Nhiên. Đó là khi tác phẩm NGCOTT # 14 lọt vào mắt xanh của nhà văn Ngô Thị Kim Cúc. Bà cho đăng lên website Văn Việt và đề cử dự giải văn xuôi của Văn Việt năm 2018. Tác phẩm đã đoạt giải...

Chương sách đầu tiên của NGCOTT # 14, tiểu đề “Dấu vết cội nguồn”, được mở vào bằng đoạn văn:

“Sài Gòn là thành phố có nhiều ma nhất trên thế giới. Nó có nhiều ma hơn mọi thành phố có nạn diệt chủng ở châu Phi. Nó có nhiều ma hơn thành phố chết Nam Vang trong thời diệt chủng. Nó có nhiều ma hơn cả hai thành phố bị hủy diệt bởi bom nguyên tử vào cuối thế chiến thứ hai ở Nhật cộng lại. Nói đúng ra thì nó có nhiều ma hơn tất cả các thành phố trên thế giới.” (NGCOTT # 14, trang 9).

Không cần phải nói việc ghi nhận thành phố Sài Gòn, một thời từng được phong tặng là “hòn ngọc Viễn đông”, vốn chưa có một tác giả cũ, mới nào, cho nó cái ví von bất ngờ là, thành phố có nhiều ma hơn tất cả các thành phố trên thế giới, cộng lại. Chỉ nội việc ví von Sài Gòn có nhiều ma nhất thế giới, đã cho thấy cái ẩn dụ sắc, lạnh của tác giả, một người trẻ, sinh ra và lớn lên ở quê người, trở lại quê hương nguyên gốc, tìm lại “căn cước” của mình qua “dấu vết của lịch sử và quê hương” vốn là ám ảnh, khắc khoải của một di dân!

Trước khi cho thấy những gì tác giả tìm được trong chuyến trở về Sài Gòn, nhà văn Thận Nhiên giới thiệu qua gia cảnh của gia đình ông những năm đầu ở Mỹ. Đó là kỹ thuật dùng bệ phóng hiện tại để đưa quá khứ ra tiền trường sân khấu thực tế phũ phàng đời thường của thế hệ di dân đời thứ nhất ở nước Mỹ, với:

“…Nếu hình dung quốc tịch là cái mỏ neo để neo thân phận con người như neo con tàu thì cha tôi là con tàu bị trôi dạt mãi và sẽ đắm trong nay mai vì mỗi ngày bị nước tràn vào một ít. Tới giờ, sau nhiều năm ở Mỹ, ông vẫn không nói được tiếng Anh suông sẻ tuy rằng ông sống bằng nhiều nghề, đi và ở nhiều nơi trên nước Mỹ hơn hơn phần đông những người Mỹ bình thường. Ông lái xe rất giỏi, chưa bao giờ ông gây tai nạn hay bị cảnh sát phạt vì bất cứ lỗi gì, nhưng ông không có bằng lái vì, theo lời ông, ông đã thi trượt 37 lần phần thi lý thuyết. Ông là một nhà thơ, một nhà thơ thất bại như hàng triệu triệu nhà thơ thất bại của nhân loại từ xưa đến nay, tất nhiên, ông chỉ làm thơ bằng tiếng Việt...” (NGCOTT # 14, trang 10)

Tới đây, tác giả đã giới thiệu một cách lạnh lùng một trong những sắc thái đặc thù của người Việt là “truyền thống” làm thơ. Nhưng một mặt nào khác, nó cũng cho thấy tính giễu nhại của ông, không chỉ thấy trong đoạn văn vừa trích dẫn mà, tràn ngập rất nhiều nơi ở các trang sách kế tiếp.

Trong khi đó, bà mẹ của nhân vật chính, xưng “tôi” trong tác phẩm, thì sao? Thận Nhiên mô tả:

“Mẹ tôi là một thương gia khá thành công, bà buôn bán với cả người Mỹ gốc Việt lẫn người Mỹ không phải gốc Việt. Bà bảo với tôi là bà đã lấy được bằng tiến sĩ về một ngành tương tợ như khí động học hay nhân chủng học gì đó (…) Cha mẹ tôi ly dị từ 13 năm trước và tôi sống với mẹ từ đó. Cha tôi, sau khi kiếm sống ở nhiều tiểu bang khác nhau, dọn về sống không xa thành phố chúng tôi ở. Ông thường ghé đón tôi về nhà ông chơi. Kỳ lạ là cả hai cha mẹ tôi ai cũng sống một mình, thỉnh thoảng họ có bạn trai hay bạn gái nhưng không sống chung với ai nữa. Cha tôi thường thu xếp cho các cô bồ của ông không có mặt ở nhà mỗi khi ông đón tôi về. Hai cô người Việt, một cô người Mễ, một cô người Lào, hai cô da đen và một cô da trắng. Tôi nghĩ tôi kể còn sót vài cô những khi cha tôi dời đi qua tiểu bang khác sống. Có lần cha tôi nói con cu của ông giống như cây gậy của thằng mù, đụng đâu ông chọt đó, vậy mà chưa có lần nào ông dính luôn…” (NGCOTT#14, trang 10, 11)

(Kỳ sau tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 20191:32 CH(Xem: 5945)
Trần đã sử dụng những đặc điểm sau đây từ bộ “Văn Học Sử Yếu” (VNVHSY) của Dương Quảng Hàm, khi ông soạn thảo bộ “Văn Học Việt Nam” (VHVN)
28 Tháng Chín 20199:22 SA(Xem: 5192)
Bước vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho người biên soạn là chọn phương pháp
24 Tháng Chín 20191:09 CH(Xem: 5283)
Nếu văn học ngưng bặt trong một phút thì chẳng khác nào cái chết của cả một dân tộc
10 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 5160)
Tôi xin được trân trọng chào, mừng cuộc trường-chinh-thi-ca của họ Đặng, cuối cùng, đã đến được một thổ-ngơi-thi-ca, khác.
04 Tháng Chín 20199:47 SA(Xem: 4409)
Ông thú nhận, ở Việt Nam, ông hoàn toàn sống trong một cảm giác bất an thường trực, y như cái cảm giác trên ba mươi năm trước mà ông đã kinh qua.
27 Tháng Tám 201912:57 CH(Xem: 4548)
Việt Nam là một cường quốc về thơ
06 Tháng Tám 20199:24 SA(Xem: 4445)
sau một thời gian “xuất giá” theo Osho, Nguyễn Diệu Thắng đã được bằng hữu gọi một cách thân mật là “Thắng Osho”?
24 Tháng Bảy 20192:55 CH(Xem: 4658)
Tôi trộm nghĩ, độc giả của nhà văn Trương Vũ ít ai ngạc nhiên khi nhận ra ông vốn nặng lòng với quê hương, nhất là ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của đất nước.
16 Tháng Bảy 201910:33 SA(Xem: 4282)
TruongVu 02: Từ trái: Phan Anh Dũng và ba họa sĩ, Đinh Cường, Nguyễn Trọng Khôi, Trương Vũ-2011 (Hình Nguyễn Quốc Khải)
02 Tháng Bảy 20199:55 SA(Xem: 4361)
Nhà xuất bản Nhân Ảnh mới ấn hành tiểu luận “Đuổi bóng hoàng hôn” (ĐBHH) của nhà văn và cũng là họa sĩ Trương Vũ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19189)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,