Hình Dung Người Khách Lạ Và Những Ngọn Nến.

06 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 5513)
Hình Dung Người Khách Lạ Và Những Ngọn Nến.

Chuyến bay muộn đem theo mưa, những giọt mưa tầm tã của một cơn mưa bất thần vào cuối năm, tới phố núi, khi thành phố này chỉ còn nhận ra được nhờ những chấm đỏ ngầy của những con vật quái dị, lêu khêu. Những dải sáng thấp, từng chùm và cách quãng là những xóm nhà, trên những sườn đồi thoải.

Người đàn ông vừa bước ra khỏi lòng tàu. Sương mù ngốn lấp ngay tới thắt lưng anh. Cái lạnh chạy suốt trên nửa phần thân thể còn lại dầm trong bóng tối nhờ nhợ.

Phòng đợi ở phía tay trái. Ánh đèn từ đó tỏa ra, hiu hắt. Nhiều nhóm người lố nhố, trong những bộ quần áo lạnh. Họ có cùng một màu, màu đen chết. Và cùng một hình dạng, hình dung co rút.

Tiếng động của những chiếc xe nhà binh rộ lên cùng lúc. Mùi xăng bị đốt cháy khét lẹt. Những tấm vỉ sắt ướt, chòng chành dưới bước chân tê cứng của người đàn ông. Âm thanh vỡ vụn túa ra, và tung cao lên thành những đợt sóng vô hình và đánh vào người đàn ông, khiến anh chao qua chao lại như một tấm vải đẫm nước móc trên một cái cọc lay động.

Người bạn chờ sẵn. Họ lên xe. Con dốc đổ xuống một vùng đất trũng với những đám cỏ hoang và những con lạch nhỏ từ những dòng suối trên núi cao nhảy tràn lấn ngòng ngoèo trên mặt cát ẩm dưới ánh sáng của những vì sao thưa, trông lóng lánh như một dải kim tuyến vắt ngang mái tóc mùi gỗ mới của những người con gái vừa lớn. Xe leo đồi. Những hàng cây ngược lên, đột ngột đứng đó. Núi ở chung quanh, đồi dưới vành bánh, cây chập chùng ngọn nâu, là xạc xào mưa nhỏ, phố núi mở ra, xa lạ, cách biệt mà như gần gụi, thân thiết trong một mơ hồ ở một góc kín nào khuất lấp.

Người đàn ông nói với bạn:

-Anh cho tôi về Trịnh Minh Thế.

Người bạn có cái bụng lớn, cái bụng chảy xệ, nhưng gương mặt lại xạm đen, vững vàng, chắc chắn. Người bạn đáp:

-Nhà có vườn cây. Có những bông cúc. Cuối năm rồi, có thể cúc đã bắt đầu nở.

Người đàn ông gật đầu, bật lưng mình vào thành ghế, vươn hai cánh tay, bẻ nại thẳng xương cốt, ngáp:

-Giờ muộn rồi.

Người bạn bụng bự liếc nhìn bạn kín đáo cười.

Người đàn ông vẫn chong mắt nhìn vào đường tối, với những tàn cây ngã xuống, không nghiêng mặt, nhưng đoán thấy nụ cười trên môi bạn mình, người đàn ông thở ra. Hơi sương tạo thành lớp mặt kính phẳng. Chiếc gạt nước quét qua lại, thành dòng chảy xuống:

-Tôi vẫn còn trẻ con quá.

-Nôn nao?

Người bạn hỏi lại. Người đàn ông đáp:

-Còn hơn thế.

-Tại sao lại giờ này. Tại sao không sớm hơn?

-Tôi cố tình. Một cố tình với nhiều cố gắng.

Người bạn đang cuối mặt châm thuốc ngước đôi mắt sáng quắc dưới hàng lông mày dữ nhìn người đàn ông:

-Anh rắc rối.

Người đàn ông im lặng một lát.

-Anh cho tôi điếu thuốc.

-Captan.

-Ừ.

Người bạn đưa cho người đàn ông điếu thuốc châm sẵn.

-Anh ừ cái gì? Điếu thuốc hay…

-Cả hai. Nhiều lúc tôi cũng nhận thấy mình rắc rối. Lôi thôi. Lắm chuyện. Đủ thứ.

-Cách nào thì anh cũng phải dứt khoát rõ ràng chứ?

Người đàn ông kéo một hơi thuốc dài, thở ra khoan khoái. Anh nghiêng mặt mình ra khỏi lòng xe cho gió tạt. Mặt anh tái méc và có những chỗ ửng đỏ vì gió buốt:

-Cô ta còn nhỏ quá. Tôi sợ. Tôi phân vân. Hơn nữa, như Hữu nói đó. Không thể biết rõ, người ta. Không thể đoán được, sự thực tận cùng ở đàng sau đôi mắt sâu, đôi mắt chim và nụ cười suối. Không thể biết gì cả.

-Mấy lúc nầy anh có vẻ mệt mỏi?

-Tôi muốn già rồi. Chúng ta ai cũng đều già trước tuổi. Có phải anh muốn nói tôi đã thiếu mất cái tự tin của thời nào?

Người bạn không đáp. Anh cẩn thận nhìn đường sá, và nói cho người tài xế biết chỗ rẽ.

Ngôi nhà thụt sâu trong khu đất đỏ, với đường đi có hai hàng cây gầy ốm. Người đàn ông nghe lòng mình dào dạt những cảm xúc quen quen. Cái cảm xúc pha lẫn chút e dè, sợ sệt của lần tới trước đây. Buổi sáng. Trời còn sương. Nắng chưa lên. Ngạn mặc áo xanh. Tóc thả. Trẻ con, quá trẻ con. Thơ ngây. Quá thơ ngây. Chỉ có đôi mắt, thông minh và chiếc miệng chúm chúm, cánh môi mỏng: lém lĩnh. Và một buổi chiều tối, khi cũng chiếc xe đò, trở về, người chị của Ngạn như đợi chờ hay đúng hơn nấp sẵn ở trong nhà, chạy ra. Những lời nói nóng bỏng như những gáo nước sôi, tới tấp, ném đi. Cả bọn cứng người. Hữu bước xuống chịu trận. Đêm, buổi ấy, lần đó, cũng đêm, đêm chín ngọt buồn buồn, mệt mỏi. Đêm xa vắng, đêm giận mình, giận người. Đêm không đi. Sương không đi. Chỉ có những hàng cây qua lại, qua lại. Vòng bánh xe trở ngược. Người đàn ông khi đã nằm trên chiếc giường sắt của bạn nhường, anh nhắm mắt. Ngọn đèn một trăm nến chọc những tia nhọn qua lớp mỏng của mi mắt.

Anh im lặng. Anh đau đớn. Anh chán nản, nhưng cũng từ đó, anh hiểu cái gì. Cái gì đã có ở trong anh.

Người tài xế hỏi:

-Chúng ta dừng lại trước cổng hay bên hông nhà?

Người bạn đưa mắt hỏi người đàn ông. Người đàn ông nhìn thấy ngôi nhà, với ánh sáng chói lòa, tiếng cười, tan, reo vui, vút lên, ở trên cao.

Tiếng nhạc nhẹ. Nhẹ quá, mất đi trong những giọng ríu rít.

-Tắt máy đi.

-Chúng ta lội bộ?

Người bạn hỏi. Người đàn ông gật đầu và nhảy xuống. Chiếc xe như đã được gỡ cả bốn bánh. Nó bất động, dưới một tàn cây khuynh diệp lớn. Bóng tối bao phủ nó. Bây giờ tới lượt người tài xế ngồi gác chân hút thuốc. Anh theo dõi bóng hai người đàn ông nhấp nhô bước lên những cái rễ cây nổi trên mặt đất. Tiếng lá nát dưới chân họ như những tiếng báo động nho nhỏ. Tiếng kêu tố cáo một điều gì không ngay thật. Nhưng căn nhà vẫn chìm trong những tiếng cười vui.

Ngôi nhà làm cách mặt đất nửa thước hay nhiều hơn thế. Người đàn ông bước tới trước. Lan can gỗ, oằn xuống dưới bước chân nặng của anh. Người bạn tiếp theo. Họ cũng im lặng. Có lẽ cả hai cùng có một số điều gì đó cần khuyến cáo hay nhắc nhở nhau. Nhưng có lẽ, vì nhau, vì tình bạn, họ cùng im lặng, trong chịu đựng với ý nghĩa chiều ý bạn mình.

Lúc này người đàn ông hiện ra những căng thẳng bất thường. Trái tim anh đập mạnh. Đôi mắt anh mở lớn. Tay chân anh lúng túng, thừa thãi và ngượng ngập. Qua những ô kính trong suốt, ở phần còn lại mà những tấm màn lụa để thừa ra, người đàn ông nhìn thấy những gương mặt xa lạ. Những thanh niên. Những thiếu nữ. Họ cùng trang lứa. Họ hơn kém nhau, ít thôi. Sự chênh lệch không thấy rõ. Vẻ quê mùa thô kệch, thấy ngay, hiển nhiên nơi một số nhân dạng. Có một cái gì đáng thương, một cái gì dễ mến; một cái giả dối ở giữa người đó. Chiếc bánh sinh nhật đặt giữa một cái bàn tròn. Những ngọn nến đã thắp lên. Những ngọn nến trắng. Những ngọn nến xinh xinh, như những búp tay nuột của Ngạn. Sao lại Ngạn? Ngạn ở đâu không thấy. Người đàn ông muốn ngừng thở. Một người nào đó, một khuôn mặt xa lạ, ghé gần chiếc bánh, ngọn nến đầu phụt tắt. Những thân nến còn lại tiếp theo. Bóng tối ùa tới dịu dàng, như khuôn mặt xa vắng theo, của Ngạn, trong trí tưởng của người đàn ông. Bài hát sinh nhật được hát bằng một đôi giọng lạc lõng. Bài hát giữ nguyên tiếng Mỹ. Nghe không ổn. Nghe như có một cái gì lợn cợn. Sắc cạnh, hay lạo xạo như những vụn thủy tinh trong miệng nhai.

Người đàn ông khép hờ đôi mắt mỏi.

Em dấu yêu,

Đã muộn rồi vì những ngày cuối cùng đó đã qua đi. Những ngọn nến đã cháy lên. Đã phụt tắt. Những giọt lệ nến đã chảy. Anh không muốn là một người khách lạ trong mẩu chuyện trên này. Anh muốn là một người nào khác. Hiểu không em, em yêu dấu. Nhưng anh đã chẳng thể làm được gì khác hơn, khác hơn khách lạ, bởi em còn cách xa anh như mặt trời, những ngày cuối đông này, đã bỏ xứ phố núi. Nhưng anh chẳng thể làm gì khác hơn, khi giữa chúng ta em cho anh những bày tỏ đủ, những đam mê cần, để tự đó anh lên đường. Một khởi hành xa xôi bụi bặm. Một khởi hành sóng tiễn chân đi. Anh liều lĩnh, anh đam mê, nhưng em, liệu có hiểu anh, như thế.

Dẫu sao thì anh cũng vẫn cám ơn, cám ơn em. Cám ơn yêu dấu. Bởi đời anh, cho đến phút này vẫn chưa có một lần anh tự tay đổi lấy cho mình một ngọn nến, để một mình ngồi nhìn dòng nến chảy. Em sung sướng và em hạnh phúc.

Thêm một năm nữa, em thiếu nữ, và cũng thêm một năm nữa, anh cỗi cằn, héo úa, bên những lá xanh là những cọng lá vàng. Nó phải vàng, trước sau, không tránh được. Liệu em, em có nhận.

1973

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,