Vàng Ủ Khói Mây Trôi

06 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 5226)
Vàng Ủ Khói Mây Trôi

Mùa đông xa vắng vàng ủ khói mây trôi.
H.Q.H.

Hãn trờ mình và thức giấc lúc trời còn mờ mờ. Những luồng gió cắt da những bàn tay nước đá mơn trớn khắp thân thể anh. Anh không thể ngủ lại. Ánh điện vàng héo từ cửa ngoài hắt qua những khe hở của kẽ ván, soi rọi lờ mờ căn phòng hẹp Bân chắc còn ngủ. Nghĩ tới Bân anh lại nghe lòng mình bứt rứt khó chịu. Có một cái gì đó rạn rạn muốn nứt giữa hai người. Hãn không nghĩ rằng nó bắt nguồn từ Thục. Có thể là mỗi thứ một chút.

Hãn nhớ buổi tối với Thục trong ngôi quán chia ô cho bóng tối đọng đầy, và giàn thiên lý thấp xuống ở cổng ra vào. Gương mặt Thục xanh lướt với mái tóc chải ngôi giữa thả đều hai bên, ấp lấy đôi má thơm mùi phấn bụi, mùi bảng đen và cả mùi… gian dối nữa. Phải, không hiểu Thục đã nói với nhà cách nào mà hai đứa có thể đi chơi được với nhau, ngay khi Thục vừa ở lớp ra.

Trước chiều miền rừng, với những dãy núi nằm uốn khúc như trăn, đụng trời, với những đám mây la đà trên những ngọn sao, lác, khuynh diệp, đã như những miếng lụa rách từng mãng lớn mà vẫn cố gắng mà vẫn cố gắng dang ra hết sức mình để trùm ôm lấy những đỉnh cây lầm lì giá rét. Bước vào chỗ, một chỗ của những buổi tối trước, một chỗ của những nụ hôn đầu tiên, làm cho những giọt nước mắt tủi phiền từ đôi mắt chim núi thành dòng chảy xuống. Thục gieo người xuống ghế, như gieo xuống mặt đời, trái tim trĩu nặng mưa dông, và một hồn nước lớn. Thục tựa đầu vào vách tường. Mắt Thục ngước lên. Hàng lông mi tỏa ra đan một vòng bóng tối sậm hơn, như một mái hiên nhỏ, ngoài đôi mắt đứng lặng. Hãn lúng túng. Bao giờ chàng cũng lúng túng khi mới tập làm quen với một khung cảnh, một không khí khác. Anh rút thuốc hút. Và đôi mắt anh như muốn kéo xuống gần hơn gương mặt Thục phẳng phiu, thơ ngây một cách thánh thiện.

Hãn nói nhỏ:

-Em biết Maria?

Thục gật đầu. Những sợi tóc bên má nàng vô tình bay vào giữa đôi môi và nàng ngậm lại.

Hãn tiếp:

-Từ dưới trông lên đôi khi thấy em như phảng phất hình ảnh Maria.

-Lạy Chúa. Thục nói. Sao anh thấy em giống nhiều người quá vậy? Hồi chiều tới giờ em nhớ anh nói em giống tất cả là ba người rồi đó. Người thì trong tranh của ông họa sĩ chi nhỉ… Người thì trong sách. Bìa sách. Phải rồi. Riết rồi, anh nhìn em sẽ không còn là em nữa. Mà là một người khác. Một người mơ hồ. Như ma.

Hãn bật cười nhỏ. Anh bẽn lẽn. Có lẽ nhận xét ngược lại của Thục cũng đúng một phần nào. Nhưng không phải là anh không thực với lòng mình khi anh nói với Thục những ý nghĩ kia. Có mỗi điều mà anh không sao giải thích được là sao anh thấy Thục giống nhiều người quá. Những cái giống thay đổi theo giờ khắc, theo khung cảnh. Và có lẽ cũng theo luôn lòng anh nữa.

Hãn chữa:

-Nhưng chính vì thế, vì em giống nhiều người quá nên rút cuộc lại, em chẳng giống ai cả.

Thục nghiêng đầu. Mái tóc Thục chảy thẳng thành một tấm màn ngăn cách giữa Hãn và nàng như là một tấm màn nồng nàn hương tóc cháy.

-Thế nghĩa là gì?

-Là em giống anh.

Hãn đáp nhanh. Thục ngúng ngẩy:

-Xí.

-Vậy đó. Bởi anh yêu em.

Và Hãn vội vã nắm lấy cánh tay Thục, những ngón tay trên mặt bàn, như những thỏi phấn trắng mịn (những thỏi phấn tưởng chừng như có thể ăn được. Nếu ăn được, chắc Hãn đã ăn. Ngay từ lần đầu tiên khi chàng run run nắm được bàn tay Thục). Thục dịu dàng gửi má mình lên vai Hãn. Tóc Thục lòa xòa. Môi Thục thật gần, và mắt Thục thả xuống…

Hãn tung chăn, đứng dậy. Chàng rón rén mở cửa. Sương mù chảy xuôi theo con đường đất dẫn xuống con lộ chính.

Những trái thông lăn trên mái tôn trước khi rơi trên mặt đất đầy lá. Bên kia lộ chính, thung lũng trải ra tới rặng núi màu màu bùn pha sữa. Gió chạy xào xạc như mang theo nhiều bước chân thú trên đường trở về hang. Hãn nghĩ và tưởng tới gương mặt nhăn nhó sau nhiều đè nén của Bân. Chàng thở dài. Tiếng đại bác từ căn cứ pháo binh ở bên kia khu vực nghĩa địa, nơi mà lúc chiều còn nắng, Hãn đã chạy xe ngang Thục. Những ngôi mộ có quá nhiều màu sặc sỡ, và Thục ví nó như một cái chung cư. Chung cư của những người đã về tới bên kia đời sống. Ví von nghe mới thảm làm sao. Những người ở chung cư chắc sẽ chẳng vui được khi hay Thục ví von như vậy. Hãn bảo Thục thế. Và Thục cười giọng vụn vỡ tan như những hạt đậu phụng rang miệng. Hãn bằng lòng với những ý nghĩ thật bất ngờ như vậy của Thục. Anh yêu em một phần cũng vì những cái cỏn con đó. Em biết không? Cũng như Hãn nhớ, Thục gọi người lính gác cổng nơi doanh trại của chàng là củ khoai di động, chỉ vì anh ta quá mập và lùn, dĩ nhiên.

Hãn cười một mình, chàng quay vào sau khi đã búng mẫu thuốc vào vũng sương đọng gần nơi chỗ anh đứng. Những tiếng động ở phòng bên vang ra. Tiếng dép kéo lê. Chắc là của bà ngoại Bân, Hãn bước nhanh về giường mình. Chàng leo lên giường nhắm mắt trở lại.

Hãn ngủ được thật, lúc mọi người trong gia đình Bân đã dậy cả. Lúc Bân lay chàng, thì nắng đã làm tan những đám sương mù ở ngoài bầu trời cây xanh, và Hướng đã trở lại cùng Kim, Bân nói:

-Mau, đi ăn sáng. Xong anh đi đâu?

Hãn nói thật:

-Tôi đến Thục.

-Sáng nay?

-Chứ anh muốn ngày nào? Mai tôi đã không còn ở đây. Những giờ phút cuối. Anh hiểu?

Bân như có vẻ trề môi, không đáp. Anh trầm ngâm một lát sau cặp kiếng mới lau:

-Anh không muốn ở lại?

Hãn cười buồn:

-Sợ làm anh buồn thêm nữa. Tôi biết mấy ngày hôm nay anh đã bắt đầu ân hận về sự lưu giữ tôi ở đây:

Bân khoa tay:

-Anh đường nói thế, bạn bè. Không có vấn đề gì trên bạn bè.

Hãn cảm thấy lòng mình bắt đầu dấy lên những đợt sương mù, lạnh và buồn:

-Tôi không thể khác. Mong anh hiểu. Chúng tôi yêu nhau. Dù có thế nào. Tình yêu cũng ngang như sự chết. Tôi chẳng thường nói với anh nhiều lần như vậy?

-Cách hay nhất là chúng ta không nên nói với nhau về chuyện đó. Tình yêu ư, lôi thôi lắm. Bân nói.

Tình yêu với tôi thì khác. Tôi không còn gì để tin, ngoài tình yêu. Đời sống hiện tại đã dạy tôi điều chua chát đó. Mặc dù chẳng có cái gì đáng nghi ngờ hơn tình yêu. Nó mong manh hơn cả nghĩa mong manh. Nhưng nó cũng tuyệt vời hơn cả nghĩa chữ tuyệt vời nữa. Chúng ta còn sống được chỉ nhờ có chừng đó. Phải không em.

Hãn định nói với Bân như vậy. Nhưng chắc Bân không đủ thiện cảm nghe lời tâm sự ấy.



Rời tiệm phở, Hãn lấy xe đến thẳng nhà Thục với Hướng, Bân và Kim trở về trại.

Nhà Thục ở giữa một khu đất dưới những tàn cây thông thưa lá. Những cành thông theo với những giờ phút cuối cùng của một năm rụng xuống, lót trên những đường đất cứng. Vòng xe phía cổng sau. Thục xuất hiện đột ngột như một con sóc nâu phía bên cạnh nhà. Chắc lại sang hàng xóm chơi. Hai bàn tay Thục khum khum bung một vốc thóc trong tay. Nàng cười. Nụ cười thay cho câu chào hỏi, nhưng nụ cười còn có nghĩa như ánh nắng. Như những tia mặt trời. Như những dòng nước tự nguồn đổ xuống.

Hướng bấm tay Hãn nói nhỏ:

Nhất.

Hãn thấy nóng cả hai bên má. Lòng Hãn rộn rã một niềm vui. Một sung sướng và như có chút gì hãnh diện.

Thục biến nhanh trong nhà. Hai người đi vòng ngã trước. Cánh cửa mở. Căn phòng nhỏ và ấm cúng.

Hãn bảo Hướng ngồi xuống salon.

Thục chân đất, tiếp tục đưa những hạt lúa của bồ câu ăn không hết lên miệng nhằn. Chiếc miệng nhỏ, cánh môi chúm, và nhất là chiếc mũi nhọn, khiến trông Thục vừa trẻ thơ ngộ nghĩnh vừa có một vẻ gì khiếm Hãn muốn… cắn.

Hai người im lặng nhìn nhau. Hướng bắt đầu mở máy nói. Không khí bớt ngỡ ngàng phần nào nhờ Hướng. Cuối cùng, Hãn nói nhỏ:

-Mai anh về. Cùng Hướng luôn.

Thục gật dầu:

-Em biết. Chừng nào chúng ta gặp lại nhau?

-Một ngày nào em muốn.

-Nếu em muốn cả đời.

-Càng tốt. Chỉ sợ không có đủ ô mai cho em mà thôi.

Thục nheo mắt. Một cụm tóc đã cắn ngang môi.

-Ô mai? Cần lắm. Khi không có anh. Nhưng anh không có em cũng được…

-Vì sao?

-Thuốc lá với anh cần hơn.

Hãn cười giòn:

-Anh hút thuốc để rồi yêu em hơn. Em có bằng lòng.

-Hóa ra thuốc lá mới thật là tình yêu?

-Thôi. Anh nói đùa đó. Chính em. Em hiểu không?

Thục dịu đôi mắt sáng:

-Chiều nay em có giờ ở Plei-me.

-Anh sẽ tới đón em, như thường lệ. Buổi cuối cùng của anh ở đây. Em nói với chị Quỳnh như vậy. Nên thương kẻ ở xa.

-Chị Quỳnh nói chị ấy không phải là em.

-Nghĩa là không hy vọng gì?

Thục bí mật:

-Em cũng muốn nghĩ khác hơn thế.

Hãn thấy trùng hẳn người xuống… Anh cố nén tiếng thở ra. Lúc thất vọng trông mặt Hãn tức cười lắm. Anh không đấu được gì trên bộ mặt của anh.

Hướng có vẻ ái ngại:

-Theo tôi chị Thục nên cố gắng. Ngày mai Hãn đã dời khỏi nơi đây.

Thục vẫn vẻ mặt thản nhiên:

-Tôi cần hơn anh nữa chứ. Anh hiểu? Tuy nhiên…

Thục nói và nheo mắt nhìn Hãn. Hãn đứng tim. Một nét rạng rỡ đã hiện trên gương mặt anh. Lúc này, trong mặt Hãn cũng lại tức cười lắm.

Thục nói tiếp, với chàng:

-Anh cứ lại đón em.

Hãn lại như không tin nơi tai nghe của mình.

Thục cười nghịch ngợm:

-Chẳng lẽ chiều mai. Chiều mai sang năm mới rồi còn gì.

-Ừ nhỉ.

Hãn nói và hai bàn tay chàng quấn vào nhau. Như thể một bàn tay nào đó, ở trong tay chàng là tay của Thục.

Nắng như hoa, rụng từng chùm trên những ngọn thông gầy ốm. Như thục. Thục xanh xao. Thục nhẹ tênh, như bướm. Bướm của một đời Hãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4749)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16577)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4170)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3151)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3721)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2449)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,