Trước khi vào truyện

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 6195)
Trước khi vào truyện

17, tháng 8

Tôi về Saigon, cho dến hôm nay là 17 ngày. 17 ngày đời sống không khác chi một cơn mộng dữ. Ngày đầu tiên, nghĩa là tám tiếng đồng hồ đầu tiên kể từ lúc tôi bước chân xuống xe đò, là khoảng thời gian duy nhất trong suốr 23 năm nay, tôi mới biết thế nào để gọi là hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng mình phải viết lại, ở đây tất cả mọi điều, dù là nhỏ nhặt nhất, xảy ra từ lúc tôi rời căn nhà chị Quyến để trở về, rời người thân yêu cuối cùng của tôi, để đương đầu với muôn nghìn tủi nhục đang đợi chờ ập xuống. Tôi nghĩ mình phải viết lại, phải nhớ hết, không sót, bởi chẳng còn bao lâu nữa, tôi sẽ rời khỏi đời sống này, đến một nơi nào đó không biết tối tăm hay rực sáng, không biết sẽ sung sướng hay khổ đau, và những dòng chữ này, những dòng chữ sau hết, những dòng chữ cuối cùng, sẽ là thứ duy nhất mà tôi có thể để lại cho chàng, cho tình yêu nhục nhằn tôi đã cạn.

Tôi sẽ nhớ lại hết, phải không, những đớn đau cuối cùng còn nhận!

Ngày 1 tháng 8, tôi lên một trong những chuyến xe đò đầu tiên rời Vũng Tàu về Saigon với hành lý duy nhất là bốn tờ chúc thư chàng đã nhờ Hiên đưa ra trưa hôm trước, bốn tờ thư đầy ngập nhiếc móc, rủa xả về những thứ tội lỗi mà tôi không bao giờ phạm phải. (Khi đọc xong bốn tờ thư dó, trong căn phòng tối tăm và mốc meo của chị Quyến, ý tưởng hủy mình đã sáng lên trong hồn tôi bằng thứ ánh sáng chói lòa của một ngọn đuốc lớn, và từ bấy đến giờ, nghĩa là cho đến lúc chàng nhận được những dòng chữ này, lúc chúng tôi đã xa nhau bằng biên giới của sinh tử, thì ánh sáng khốc liệt vẫn còn đó, sau khi đã đốt cháy tất cả mọi thứ trong đời tôi, lòng tin, hạnh phúc, tình yêu, hy vọng, những ước mơ và cả sự sống. Chưa bao giờ tôi thấy rõ hơn, khi đọc xong những lời nguyền rủa của chàng: sự sống của tôi đã cạn).

Qua ba tiếng đồng hồ ngồi ép mình trên xe, giữa hai anh đàn ông nhiều lời, nhiều khói thuốc và nhiều ngu xuẩn, tôi được thả xuống ở Hàng Xanh lúc 10 giờ sáng. Chuyển sang một chiếc xích lô, tôi đến thẳng nơi chàng làm việc. Chúng tôi gặp nhau ngay ngoài cổng, khi tôi vừa bước chân lên lối dốc dẫn vào trạm kiểm soát. Cái cảm giác đầu tiên khi tôi vừa trông thấy chàng, là một cơn chóng mặt dữ dội đổ ập xuống thân thể, và cùng lúc, ở bụng dưới phía bên trái, cơn đau dấy lên kinh khiếp, bẻ gập người tôi làm hai như bẻ một cây dương liễu quanh ngôi mộ con tôi quạnh quẽ. Cái gì đã làm nên những đớn đau dữ dội đó? Không biết, nhưng mong đừng phải là vì con tôi. Tôi nhớ một đoạn của Han Suyn trong Đường Về Trung Khánh, bà cũng nói đến một cơn đau tương tự như cơn đau của tôi lúc ấy. Và cũng xảy ra một thời gian ngắn sau lúc bị sẩy thai, rồi bà kết luận: tôi biết tôi không bao giờ còn có thể sinh đẻ được nữa. Lạy Chúa, cái kết luận bất giác nhớ đến đó đã làm tôi lạnh ngắt cả chân tay, và, vượt qua sức chịu đựng có thể có được, tôi nghiến răng cố đứng thẳng người dậy, theo chàng bước qua đường. Lạy Chúa, dù thế nào, dù thần chết có rình rập thả xuống lưỡi dao oan nghiệt, dù tôi có thể cắt đứt sự sống mình bất cứ lúc nào mà không hề ân hận, thì trước đó, tôi vẫn không thể nào trở thành một người đàn bà bất hạnh như người đàn bà của Han Suyn được.

Chúng tôi ngồi một chút ở cái quán nhỏ bên kia đường, rồi cơn đau tiếp tục bốc lên khắp người làm tôi nhiều lần phải chảy nước mắt. Tôi không giải thích, và chỉ nói với chàng, giản dị: Cho em một chỗ nằm, em mệt.

Chúng tôi về nhà. Nhà. Extra. Nơi Ngạc thành hình ngay ngày đầu tiên vừa dọn đến. Ngạc - khi những nụ hôn của bố đổ trên mặt mẹ, thì cơn đau vẫn chảy loang loáng, liếm suốt từ bụng dưới lên đến ngực. Có lý nào, lạy Chúa.

Đó là tám tiếng dồng hồ đầu tiên khi tôi về đến thành phố, đó là hạnh phúc duy nhất mà tôi được nhìn tận mặt, được sờ tận tay. Chúng tôi đã nằm nhà, chảy với nhau những giọt nước mắt tủi cực. Chúng tôi đã ngồi Ngọc Hương ăn với nhau những hạt cơm tình nghĩa. Chúng tôi đã ngồi uống với nhau những giọt cà phê đắng. Chúng tôi đã gặp Lam, gặp Hiến, gặp Vĩnh, cười với nhau những tiếng cười mê mải vui thích. Hạnh phúc mở ra, bao la. Rồi hạnh phúc đóng lại, đưa tôi về, về căn nhà của bố mẹ, về với oan nghiệt đợi chờ.

Mười sáu ngày sau đó, tôi đã sống thế nào? Tôi không thể nào không nhớ tới, dù thèm khát được quên đi, quên đi cho mất biến. Không được đâu, làm sao quên, khi chưa hết.

Tôi bị cầm tù trong bốn bức tường tróc lở những sơn hồng. Ra đến cửa sau, quay vào. Lên đến cửa trước, quay vào. Đừng bước thêm. Bởi vì mẹ tôi là cái bóng hung dữ ở phía sau lẽo đẽo. Đừng nghĩ ngợi, đừng chìm đắm, đừng mơ mộng. Bởi những lời đay nghiến của mẹ tôi gõ từng nhát đều đặn bên tai. Tôi không có một chút tự do được biểu hiện bằng khi trời bên ngoài hay tư tưởng bên trong.

Đêm ngày, mẹ tôi dằn vặt bằng những lời thở than, trách móc, nhiếc mắng, đe dọa, chửi rủa, đay nghiến. Đêm ngày, mẹ tôi dọi đến tôi những tia nhìn xoi mói, dò xét, canh giữ, cầm tù. Đêm ngày, mẹ tôi tìm đủ mọi cách chứng tỏ cho biết, tôi đang là một tù nhân nguy hiểm mà bà có nhiệm vụ canh phòng cẩn mật, và bà chứng tỏ thêm, bà nghi ngờ tôi, bà xét nét tôi, bà hoàn toàn không thể tin tôi, dù một chút tin nhỏ nhặt.

4 tháng 8, buổi chiều tôi đi dự buổi ăn khao của Lan, Lam và Loan đến nhà đón. Khi về Linh đưa tôi đến chiếc PC hết xăng của nó. Mẹ tôi đến chỗ chúng tôi họp mặt để nhìn xem tôi có quả thật ở đó, tôi có còn ở lại hay đã trốn đi. Và khi thấy tôi trở về sau bà, ướt đẫm đầu tóc, bà kết cho tôi những tội lỗi được dựng lên rất chi tiết bằng đầu óc tưởng tượng phong phú của bà.

Những ngày kế tiếp, tình trạng cầm tù trở thành nghiêm nhặt hơn.Tôi vừa bước sang tiệm tạp hóa sát cạnh nhà, bà đã hốt hoảng mở cửa đi theo. Tôi muốn ra gọi Ích vào nhờ công việc, bà cũng đòi đi thay thế. Mẹ tôi tin tưởng một cách lạ lùng rằng chỉ cần năm phút thoát ra ngoài cửa, tôi cũng có thể trở thành một đứa con gái hoang đàng, dù từ lúc trở về, bà không hề nhìn thấy một chi tiết nào có thể vịn vào đó để nghi ngờ đã có sự liên lạc trở lại giữa tôi và chàng. Bà hành hạ tôi suốt ngày đêm bằng những lý luận kỳ dị của bà. Thứ luật pháp quái gỡ và những quan niệm, những phán đoán và những bản án lầm lạc, phi lý, độc đoán do chính bà tạo dựng. Ngày đêm, tôi không biết làm cách nào thoát ra khỏi những dằn vặt không ngừng của mẹ tôi. Bà ở trên gác, tôi tìm cách xuống nhà. Bà ở dưới nhà, tôi lẩn lút trên gác. Đêm tối, tôi ngồi lại với ngọn đèn chong sáng, chờ đợi bà ngủ say mới lén vào giường. Như thế, tôi sống cạnh mẹ tôi những phút sống ngại ngùng, những phút sống đầy dẫy những khiếp sợ và thù oán. Lạy Chúa, tôi đã thù oán mẹ tôi như người ta thù oán một kẻ giết người. Lạy Chúa, tôi đã khiếp sợ mẹ tôi như người ta khiếp sợ một loài quỷ dữ. (Chính thế, lạy Chúa, tôi có thể nói thế mà không sợ trừng phạt của Ngài, dù mai đây, khi tôi chết đi, tội lỗi tôi sẽ được xử xét trong vườn Ngài bằng một luật tắc khắt khe và nghiêm nhặt. Tôi đang nói như một con chiên thuần túy, phải không, dù tôi không hề có mặt trong một lễ sáng, một chầu chiều nào. Tôi đang nói như một kẻ rất ngoan đạo, dù thật sự tôi chỉ tìm đến nơi chốn người ta thờ phượng Ngài vào lúc cực cùng đau đớn. Nhưng tôi tin không hề chi những thứ đó. Tôi không phải là một người công giáo. Tôi cũng không hẳn là một phật tử. Tôi không thấy gần gũi chút nào với giáo lý của Phật Thích Ca, dù chính những thứ đó góp mặt một phần rất quan trọng trong cái mảnh bằng Cử nhân mà tôi cung cúc đạt đến. Tôi không thể đi chùa lễ Phật, bởi giản dị một điều, tôi bị đau tim, và có thịt dư ở mũi. Đi chùa, tiếng trống, tiếng chuông, tiếng mõ đổ dồn nhiều lần khiến tôi ngất xỉu. Ngay từ thuở bé, khói hương ngan ngát là đã một thứ cực hình đối với tôi, chúng chỉ cần kích thích nhẹ vào chỗ thịt dư là đường khí quản của tôi bị bịt kín. Tôi xa lánh cửa chùa vì bệnh tật, tôi không thể ở lại lâu hơn với khói hương và chuông mõ. Nói thì có vẻ khôi hài, nhưng có sự thực nào mà không hoặc khôi hài, hoặc bi thảm? Chỉ có những điều người ta che phủ nó mới long trọng, mới đứng đắn, mới trang nghiêm thôi. Còn thì, rỗng tuếch. Cũng thế, cái việc tôi cương quyết lánh xa cái tôn giáo của gia đình, rỗng tuếch. Nhưng quả thật, có một thứ làm tôi xúc động, lạy Chúa, không phải là cuộc đời cay đắng khổ sở của Ngài, cũng không phải là cái chết bi thảm của Ngài trên đồi Golgotha, mà lại là những lời cầu nguyện của Ngài ở Gethsémani, những lời tủi cực trước khi bị hành hình, những lời van vỉ cầu xin, những khóc lóc yếu đuối như con trẻ. Lạy Chúa, lời kêu van thống thiết đó, đâu chỉ của riêng Ngài, phải không? Đâu chỉ riêng Ngài mới thấy quạnh quẽ và tuyệt vọng. Khi ấy. Đâu chỉ riêng Ngài mới tủi cực và khổ sở khi thấy mình bị bỏ rơi lại trước cái chết. Pourquoi vous m’abandonnez? Tôi xúc động bất cứ lúc nào nghe nhắc lại tiếng than ấy, bởi tôi thấy tôi, rõ rệt, nằm phủ phục ở Gethsémani, trên đầu là trời cao tối thẳm và lạnh lẽo, sau lưng là mọi người say ngủ, và cái chết thì đến gần, từ từ, chắc chắn. Không phải chỉ riêng Ngài đâu, Jésus, mà chính tôi, khi ở Vũng Tàu, với đứa con lìa bỏ. Tôi nhìn thấy cái chết nhích lại từng bước, chậm chạp, chắc chắn. Tôi nhìn thấy trời cao. Tôi nhìn thấy đêm tối. Và tôi hốt hoảng kêu cầu, tôi hốt hoảng gọi chàng, tôi van xin, tôi nài nỉ, tôi lạy lục. Không có gì hết. Chàng nín lặng. Pourquoi vous abandonnez? Tiếng kêu của Jésus hay của chính tôi đã cất lên, khi ấy? Bố ơi, tại sao bố vẫn bỏ em?

Tôi dài dòng quá mất rồi. Để tôi trở lại với mẹ tôi. Nào, tôi đang trở lại với mối oán thù kỳ dị của tôi đây. Tôi thù oán bà, tôi khiếp sợ bà. Có lý nào, phải không? Mẹ tôi, người đàn bà khổ cực là mẹ tôi. Người đàn bà đau đớn là mẹ tôi. Người đàn bà trăm chiều cay đắng là mẹ tôi, giờ đây lại tai quái, lại khắc nghiệt đến thế này. Tôi khổ sở vì cùng một lúc, tôi bị dày vò bởi tình thương xót xa lẫn lòng oán thù chất ngất. Một mặt tôi thấy mình sợ hãi và ghét bỏ bà vì những hình phạt ghê gớm bà đã dành cho tôi suốt thời gian gần đây. Thay vì rộng tay đón nhận tôi, đón nhận đứa con gái nhiều tham vọng đã bỏ hết mọi toan tính, mọi mưu đồ để trở về sống hắt hiu, buồn bã với mẹ, thì trái lại, bà dành cho tôi một thứ đón chào khủng khiếp đêm ngày, thứ đón chào đẩy tôi đến một chân tường khủng hoảng, đẩy tôi đến một cùng đường vùng vẫy. Thứ đón chào làm tê liệt mọi giác quan, hủy hoại cả hệ thống thần kinh mỏng manh. Tôi thù oán và khiếp sợ mẹ tôi khi nhớ lại khuôn mặt dữ tợn của bà khi từ Saigon ra gặp tôi ở Vũng Tàu, buộc tôi lựa chọn hoặc tình yêu tôi hoặc cái chết của cả hai mẹ con (lúc ấy, trời ơi, tôi vừa bỏ con tôi hơn nửa tháng. Nếu bà biết, lời đòi hỏi của bà không phải chỉ là cái chết của hai người, mà là cái chết của cả ba đời, ba thế hệ, liệu bà có còn nghiệt ngã đến thế?). Tôi ngập sâu hận thù, nhưng cùng lúc, tôi thấy rõ tôi bị buộc chặt vào bà không thể đứt lìa. Tôi bị buộc vào mẹ tôi vì sự hình thành của tôi, vì cái nguồn gốc tủi nhục của tôi, vì người cha mà không bao giờ tôi gặp mặt giống như những đứa con đã mất khi đi không kịp trông thấy dạng hình). Tôi biết rõ không bao giờ tôi có thể tách rời bà, vì những đau khổ bà đã chịu đựng từ khi tôi yêu chàng. Yêu chàng, tôi đã cắt đứt mọi liên lạc với Học, xóa bỏ cuộc hôn nhân đã được loan báo với họ hàng đôi bên. Yêu chàng, tôi đứt lìa tình nghĩa anh em, chối từ buộc ràng máu mủ. Yêu chàng, tôi từ khước mọi tương lai rực rỡ mà những người đàn ông địa vị, quyền thế sẵn sàng đem lại. Và yêu chàng, tôi tạo nên miệng tiếng. Tôi làm thành phỉ nhổ. Tôi dựng lên nhơ nhuốc. Ba năm yêu chàng, tôi làm mẹ tôi già đi mười tuổi. Ba năm yêu chàng, tôi làm mẹ tôi nhục nhằn tủi hổ. Tôi yêu chàng, và mẹ tôi cúi gầm trước mặt dư luận, một thái độ đối nghịch hẳn với cung cách tự tin và vững vàng bà đã có từ hơn 60 năm qua. Chính những điều đó, chính sự có mặt của tôi, chính tình yêu của tôi đã buộc chặt tôi với bà (dù cả tình yêu lẫn nguồn gốc của tôi đều là một bất hạnh lớn lao không nên nhắc tới).

Và tôi cùng quẫn, và tôi vẫy vùng, và tôi đến mình, nếu nó không có đầy đủ chứng cớ là việc ấy quan trọng. Sau đó là Tiến, đây mới là mối bận tâm của tôi. Tiến đã công khai nói sẽ không giúp đỡ gì tôi trong việc tôi gặp gỡ chàng nữa vậy để tránh một phần nguy hại sau này. Tiến sẽ được tôi cho thấy tôi đã cắt đứt liên lạc với chàng, và không có gì đáng nói nữa. Tuy thế, tôi vẫn ngại lắm. Sau khi tôi chết đi, biết đâu Tiến chẳng nghi ngờ, chẳng khai lại tất cả những gì nó biết? Mà nó thì lại biết nhiều lắm, trời ạ. Cuối cùng là Lam. Tôi không biết có nên tin tưởng rằng Lam sẽ giữ kín mọi việc như Hiên không nhưng tôi sẽ cố gắng để có một thời gian dài không gặp Lam, hầu Lam không biết rõ đời sống tinh thần tôi trong những ngày cuối cùng này.

Tôi sắp xếp tất cả mọi điều để tránh những phiền phức có thể xảy đến cho chàng sau khi tôi chết đi, nhưng liệu những sắp xếp của tôi có đem lại kết quả mong muốn?

Có một điều phải nói thêm, hộp thuốc tôi mua ban nãy bằng tiền của chàng, số tiền chàng đã nhờ Hiên chuyển đến tôi mấy hôm trước. Kể thì cũng chua chát thật, nhưng tôi đã sống từ chàng sống đến, thì sao tôi không lại chết, từ chàng chết đi?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2899)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 2952)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17095)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12304)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 659)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1036)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1212)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8849)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11099)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30752)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22934)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21770)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19825)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,