Chương 4

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 6175)
Chương 4

Hình như tôi đã sửa soạn, đã sẵn sàng từ một tuần nay, hay hơn thế, để đón chờ một cơn mưa. Trận mưa sẽ thả xuống hồn tôi những sợi óng chuốr, trong như thủy tinh quấn quít và buồn lạnh. Và những sợi mưa đó sẽ bò quabtấm màng lọc vsà trôi biền biệt tâm hồn tôi. Và cơn mưa đã tời. Nhưng cơn mưa đã không đến như ước mơ của tôi. Nó bắt đầu bằng những riếng động lộp bộp trên cái phần lợp ngói của mái nhà, như tiếng gõ hối hả, gấp gáp của một người khách lạ man đến những lời chúc dữ.

Tôi trở mình, nghe ê ẩm một phần thân thể. Cảm giác ê ẩm cùng với hơi nước lạnh đi khắp thân thể tôi, cho cảm tưởng toàn thân đang bị đè hơi xuống bởi một sức nặng của thân thể nào đó. Điều này khiến tôi sống lại một lần nữa, cái đời sống khoảng khắc của buổi trưa. Buổi trưa với chàng. Buổi trưa đã đi qua, để trở vào bằng một ngưỡng cửa khác. Tôi muốn nói tới ngưỡng cửa ký ức, của kỷ niệm. Buổi trưa lơ lửng trên khoảng không, cái lưng chừng khiến những tiếng động từ dưới không thể dềnh tới, nhưng ở trên đó, trong nơi chốn lơ lửng đó, người ta có thể nghe được tiếng róc rách của những hạt nước từ chiếc hoa sen chảy rỉ xuống nền đá trắng. Tiếng rè rè và đôi khi như khụt khịt của chiếc máy lạnh cũ. Tất cả những thứ đó, cùng với tình yêu, Hãn đã tạo cho tôi cái chờ đợi sẵn sàng, cái sửa soạn thân mật, yêu mến, một cơn mưa. Một ngày mưa, nếu có thể.

Tôi rụt chân về rồi búng ra, với hy vọng sẽ tung rộng được mảnh chăn phủ kín hai bàn chân lạnh. Mưa vẫn với những tiếng lộp bộp, nhưng hình như nặng hạt hơn, và hơi lạnh cũng phả ra nhiều hơn. Tôi nghĩ tới và không tránh được cái liên tưởng giờ phút này, ở bên là ai. Tôi biết, là ai đó. Một người nào, không phải tôi. Dĩ nhiên. Cái dĩ nhiên này, nghe chừng ngậm ngùi và chua xót quá. Những ngón chân vẫn bị thừa ra, có lẽ tại chiếc chăn quá ngắn, tôi cảm thấy rõ ràng hơn, cái cô quạnh và vắng vẻ hắt hiu của đời sống mình. Đôi khi tôi thấy tôi chẳng khác bao nhiêu với một người chinh phụ. Tôi nghĩ còn quá nhỏ để tự gán lấy cho mình cái ví von thảm thiết ấy. Nhưng quả thật tôi đang sống những ngày, như thế đó. Những ngày chàng mù tăm hẳn ở một đầu dây cách biệt, với những bổn phận, những bon chen cần thiết để hoàn tất bổn phận. Trong khi tôi lầm lũi ngày hai buổi tới trường. Lớp học mở ra những hàng dao nhọn. Những rình rập, những đe dọa lẩn khuất với những mũi tên tẩm độc. Cái gì có thể quen được, chứ những lời dè bỉu, những lời bỉ thử, tôi nghĩ khó mà quen được lắm. Tôi không nghĩ như một tác giả, khi nói về tâm lý của người phụ nữ cho rằng, đám đông phụ nữ có thể cùng lên án gièm xiểm một người đàn bà khác, mặc dù thâm tâm, họ vẫn thầm mơ ước mình được như người bị kết án kia. Tôi cũng không có ý quan tâm tới họ, quả thực cái đám đông lúc nhúc ở quanh tôi chẳng có một chút gì đáng để phải bận lòng, nhưng họ đã không ngớt léo nhéo, không ngớt cố tình nói lớn, như tát vào mặt tôi, những gì họ biết được về đời sống, về quá khứ của Hãn. Trong một giây mất bình tĩnh, tôi muốn trả lời chung cái đám đông đó bằng một câu đại ý cho họ biết: với tôi vô ích và vô nghĩa tất cả mọi đàm tiếu. Chỉ có hành động, chỉ có sự lựa chọn, và dứt khoát với lựa chọn (đau đớn) của tôi, thay vì ý nghĩa nào đó mà thôi. Và nếu cần thêm, họ nên cám ơn tôi, thay vì đả kích, bởi phải có tôi, nhờ tôi, họ mới được tiếng là\ những người con gái nết na, những người con gái của đạo đức và luân lý. Nếu không có tội, và không có những tình yêu như tình yêu chúng tôi, đời sẽ tẻ nhạt biết chừng nào. Nhưng hình như tôi đã chỉ mỉm cười. Tôi mỉm cười với đôi mắt mở lớn, lơ láo. Đôi mắt mà chàng bảo như suối (nếu anh biết trước, trong tình yêu của anh, em chỉ nhìn thấy mây mù, chỉ còn nhìn thấy những cơn dông kéo qua một trời tăm tối, thì chắc anh sẽ ví mắt em với một hình ảnh khác. Thí dụ,con chim mù, thí dụ, con mắt đá. Bởi sự thực như anh đã thấy, dòng suối chỉ chuyên chở và kéo trôi trong đó những muộn phiền, những vẩn đục, những cặn bả và rác rưởi của đời. Đôi mắt em, chỉ thực là đôi đôi mắt em, khi em trước anh, khi em, có thể dùng nó như mặt gương phản hắt lại tâm hồn em, tình yêu nồng nàn, và lòng thương xót đẫm ngất. Đôi mắt em chỉ thực là nó, khi nó được cô đơn, soi xuống chính tình yêu, những khuya khoắt một mình. Những bước không chi chung lúc ra đi, hay trở lại).

Nhưng tôi không nói được. Và tôi chỉ mỉm cười. Nụ cười bình thườnng đã lạnh lẽo, nhạt thếch và khó ưa. Có lẽ tôi đã khiến đám đông vây quanh tôi, bực bội, khó chịu hơn. Tôi nghĩ, chỉ còn một cách, ra khỏi lớp học. Dời khỏi chiếc ghế của mình. Và tôi một mình ngược xuôi, chạy trên những con đường cây dâm, những con đường mà chúng tôi thường ngang qua, với hy vọng tình cờ sẽ gặp được chăng. Hy vọng, luôn luôn tôi cho đó chỉ là cách nói, bởi nó là chữ có sau chữ tuyệt vọng. Tuyệt vọng, cái tiếng đó mới thật. Vì nó có trước. Và hy vọng, chỉ là cái mặt bên kia. Cái mặt không thực. Cái mặt người ta nói chơi, nó cho có chuyện.

Tôi chạy xe dưới bầu trời ỉ ỉ một cơn mưa. Tôi nghĩ cơn mưa sẽ ập xuống bất thần, một lúc nào, trên những con đường tôi đi tìm kiếm Hãn. Nhưng những đám mây ẩm hơi nước đã bị lùa dạt đi bởi những cơn gió mạnh. Và bầu trời, trở lại cái màu xanh trong suốt,của những hứa hẹn nóng gắt. Cuối cùng, tôi nhớ đến Mậu. Tôi muốn nghe Mậu hát riêng cho tôi bài hát gì đó. Bất cứ, một bài gì. Tôi muốn lẩn tránh ngay chímh ngôi nhà của tôi. Hình như tôi e ngại và sợ sệt phải chịu đựng cái nhìn nghiêm lặng của mẹ tôi, mỗi khi tôi trở về nhà trước sáu giờ tốâi. Sự trở về sớm hơn thường lệ, luôn luônđem tới cho mẹ tôi những lo ngại và những dò hỏi. Tôi không đủ cam đảm làm khổ người mẹ già đã dốc lòng tin tưởng vào việc học hành chăm chỉ của mình. Tôi không thể dấu được gì. Trên nét mặt, khi bóng tối chưa thực sự có trong ngôi nhà. Tôi vẫn nghĩ một ngày nào, rồi mẹ tôi sẽ biết hết mọi chuuyện, bằng cách này hay cách khác. Nhưng điều mong mỏi của tôi vẫn là chưa phải bây giờ. Vâng chưa phải bây giờ.Ở trong tôi có một mâu thuẫn rõ rệt. Hình như một mặt tôi muốn thủ thỉ với mẹ tôi về Hãn. Nhưng mặt khác tôi lại tìm cách dối quanh hay lảng tránh mỗi khi bà đề cập tới chuyện chồng con. Tôi không sợ mình thiếu nghĩ lực để công khai nói với mọi người là tôi đã chọn Hãn như chọn lựa đầu tiên và cuối cùng của một đời con gái. Nhưng tôi sẽ không đủ sức để chịu đựng, để đứng vững trước xác nhận bàng hoàng, và oan trái ấy. Mậu đón tôi bằng câu hỏi với nụ cười hóm hỉnh.

- Muối mặn đâu?

- Muối mặn quá nên xót đau cả ruột.

Mậu gọi Hãn bằng cái tên kỳ quặc này. Tôi cũng hiểu cái hỗn danh được Mậu đặt ra từ bao giờ, nhưng nghe hay hay, nên gặp nhau, chúng tôi thường ám chỉ Hãn bằng hai chữ đó.

Không biết vẻ mặt tôi có phải là vẻ mặt của người khác không mà Mậu yên lặng nhìn tôi sau câu nói đùa, trong khi tôi mệt mỏi đi thẳng vào phòng khách, gieo người xuống ghế. Mậu vào nhà trong. Cái bóng trắng của Mậu thấp thoáng trong mắt tôi lờ mờ, mệt mỏi. Tôi ngả đầu vào thành ghế, khép lại từ từ, đôi mắt hực hơi nóng. Lát sau Mậu trở ra đem cho tôi một cái khăn ướt và một ly nước lạnh. Tôi im lặng lau đi lớùp bụi nhờn trên mặt và uống hết ly nước. Mậu đặt hai tay trên đầu gối, nhìn tôi như nhìn một vật xa lạ hoặc một đứa em với chút ít thương xót. Tôi bảo Mậu hát đi. Đến để nghe Mậu hát chứ không phải để được ngắm nhìn. Mậu cười. Nụ cười cũng trắng toát như quần áo, như gương mặt của vòm sáng nhà nguyện. Tôi nghe thân thể rời rã. Cũng vẫn những rời rã nhưng không giống như những rời rã của ban trưa… Cái rời rã còn thèm muốn hưởng lại.

Trên nệm ghế, trong giấc ngủ mơ màng tôi lắng nghe tiếng quạt chạy lạch cạch trên đầu và tiếng hát buồn của Mậu, mang theo một cơn mưa lẩn khuất. Một cơn mưa hứa hẹn ở những giây phút cuối của một ngày. Tôi choàng mắt bật người, khi tiếng kẻng khua chậm chạp và ngơ ngác từ sân trại lính phía sau lưng nhà Mậu. Mậu vẫn còn ngồi trước mặt tôi, hút sâu trong chiếc ghế bành rộng. Cơn mưa hứa hẹn đã không còn trên môi Mậu. Ngoài sân chung, những chiếc lá vú sữa chạy xạc xào cùng với sự vắng vẻ những bước chân bụi mù của trẻ nhỏ, khiến tôi thấy được như ở phía ngoài, một cơn mưa nào, vẫn còn lẩn khuất. Tôi đứng dậy ra về thật mau. Tôi không thể nán lại thêm chút nữa. Vì nếu nán lại trong mắt nhìn lặng lờ (với nhiều tra hỏi và ái ngại) của Mậu chắc tôi khóc mất. Em thật dễ khóc. Phải anh thường mắng em như vậy? Và em đã không kể lại với anh rằng chính em, em vẫn thường tự mắng mình như vậy. Em vẫn thường tự kiển trách em: Ơi nhỏ, có chi đâu mà mày khóc. Phải, chẳng đáng gì hết. Chẳng có điều gì ở trên dời này đáng để cho mày phải chảy nước mắt hết. Đời sống chẳng qua, chỉ là một trò chơi lớn, triền miên với những chiếc mặt nạ thay đổi theo từng người và từng hoàn cảnh,. Mãy hãy để dành những giọt nước mắr quý báu kia, cho cái giây phút được cởi bỏ mặt nạ sống với đời sống đáng lẽ ra của mày. Nhưng mà, phải không anh, em vẫn cứ khóc một cách thật dễ dàng, như trẻ nít, Em đã khóc khi không, ngon lành một buổi sáng trong góc tối của một ngôi quán, khi anh kéo về gần, mặt em. Khi anh nói với em: Anh yêu và anh cần em, hỡi nhỏ. Lúc đó, em không hiểu tại sao, những giọt lệ kia. Nhưng sau đấy thì em biết, tại sao. Em biết tại sao. Nhưng em im lặng. Em đã nuốt đi, như nuốt cơn xúc động bùi ngùi của em. và em mím môi im lặng. Lúc ấy, anh đâu biết em bật khóc, chỉ vì ngay sau câu nói của anh, hình như em cảm thấy nó đã bật lên một vực thẳm, mở ra những tối tăm, đe dọa, mất hút. Và em nhìn thấy chính mình đang lao xuống vun vút. Hình như ngay sau câu nói của anh, đã bật lên trăm nghìn ngọn giáo và những móng ghen tuông, và em lại thấy một khuôn mặt bê bết máu. Khuôn mặt ấy chẳng phải là ai khác hơn em. Nhưng anh yêu dấu, anh yên tâm.

Cho đến bây giờ và có lẽ tới ngày em chết, em vẫn thấy đúng câu văn của ai đó, về tình yêu. Vấn đề là có được một tình yêu để mà lụy hay không, chứ không phải là có nên hay không lụy vì nó. Em đã tự nhủ mình nhiều lần mỗi khi lên giường và một số khuôn mặt hiện ra những đêm mưa trong một thành phố bùn nhơ với nhiều ảo tưởng. Những đêm mưa thốc về, sau khi đã ào ạt băng qua những đỉnh núi cao, những rừng hoang dã, em thèm khát, phải, một nụ hôn môi, một lời gay gắt. Bây giờ, em đã ở trong hơi thở anh đẫm mùi thuốc khét. Bây giờ em đã ở trong những lời gắt gỏng, những cái cốc đầu, những cái bợp tai. Ôi, sao thỉnh thoảng em vẫn thấy em lớn hơn anh, vậy mà em lại vẫn có thể để anh bợp tai hay cốc đầu như vậy nhỉ? Có phải đàn ông thì có nhiều quyền như vậy, và đàn bà chỉ có nghĩa như một cái gì cần cho sự thể hiện quyền hành đó của đàn ông? Có lẽ anh lại sắp cáu với em về cái lối lý luận sặc mùi “đấu tranh” của em rồi đấy. Thôi, dẫu bây giờ, anh ở quá xa, nhưng những giờ cách biệt nhau là những giờ mà em thấy như anh đang sống trong một thế giới khác. Một thế giới làm nên những đớn đau, tủi hờn hôm qua ở em!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 9004)
23 Tháng Tư 2015(Xem: 5655)
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7794)
08 Tháng Chín 2014(Xem: 8683)
31 Tháng Năm 2010(Xem: 3146)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9171)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7897)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,