Chương 21

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5909)
Chương 21

Mưa, khi chúng tôi vừa vào tiệm ăn. Hãn gặp bạn trong tiệm. Tôi ngồi bất động nhìn và lắng nghe hai người nói với nhau những lời thăm hỏi xã giao. Bạn Hữu trở về chỗ. Anh ta nói nhỏ với bà vợ. Người vợ quay hẳn người lại nhìn. Tôi chống tay tỳ cằm, nhìn thẳng vào nhà bếp. Loáng thoáng bên tai tôi tiếng Hãn nói nhỏ về người bạn và tiếng mưa. Hãn gọi thức ăn. Lát sau, hai vợ chồng người bạn sang bàn tôi. Hãn giới thiệu tôi với người vợ bằng danh từ mà bao lâu tôi thầm mơ ước “nhà tôi”. Chúng tôi gật đầu chào nhau gượng gạo. Người bạn nói lớn “Hứa thế nào cũng lại đấy nhá”. Hãn gật đầu “Lại mà, ông yên trí”.

Họ đi khỏi. Gió lạnh lùa ngược trở vào. Tôi co rút mình, thu cả hai tay vào túi áo gilet.

- Gì vậy Hãn?

Hãn tròn mắt:

- Em không nghe anh nói sao?

Tôi lắc đầu.

- Anh Phước đó. Anh Phước mới mở quán cà phê. Anh chị ấy mời hai đứa lát nữa ghé qua đó. Tối nay quán anh ấy có tổ chức đêm thơ nhạc.

Tưởng tôi không nghe vì không thích. Hãn nói thêm:

- Nếu em mệt, ăn xong mình về ngay cũng được. Hứa thì hứa chứ anh cũng không thích lắm.

Tôi cắt ngang lời Hãn:

- Không Hãn. Em hết mệt rồi. Lại chút thì lại chứ có sao. Mình cũng đâu bận gì.

Hãn và tôi còn hợp nhau ở điểm cả hai đứa cùng không quen với không khí của những buổi họp mặt. Nhất là đó lại là buổi họp mặt ăn nghệ. Khổ nỗi Hãn quá nhiều bạn. Hầu như ở đâu Hãn cũng có người quen. Đủ mọi loại người, đủ mọi giới. Những lúc đi bên Hãn, bất thần, Hãn gặp bạn, quả tình tôi lúng túng, ngượng ngịu vì không biết phải xưng hô với họ như thế nào chứ chưa nói tới chuyện phải nói chuyện gì với họ nữa. Rất nhiều lần tôi phải đứng trước những người bạn của Hãn, mà nếu thả ra, một mình, tôi phải họ bằng bác hay ít ra cũng là chú vì họ quá già trong khi tôi còn quá nhỏ. Tôi lại không có được cái tư cách chính danh như chị Thiện, vợ chàng, mặc dù đời sống của chúng tôi đã là đời sống vợ chồng. Mặc dù liên hệ giữa chúng tôi đã là liên hệ sinh tử. Đây là nỗi khổ tâm to lớn và đau đớn chua xót nhất của tôi.

Ôi, anh, nếu anh biết, em chỉ khao khát được mang tên anh một ngày, một tháng trước mặt mọi người. Em chỉ mơ ước được có một tên gọi khác. Một tên gọi khác hơn Phiến. Thí dụ chị Hãn. Phải rồi. Chị Hãn. Nhưng em biết ngay cái mơ ước đó, với em, cũng không thể có được. Yêu anh, không những em phải sống lén lút, em phải dấu diếm, đậy che cả tình yêu, cả hạnh phúc mà em còn phải lén lút, còn phải mạo nhận ngay cái tên gọi “nhà tôi” “chị Hãn”. Không. Đấy chỉ là sự mạo nhận. Đấy chỉ là một màn kịch không bao giờ được trình diễn công khai. Tại sao vậy? Sao vậy anh? Có phải vì em sinh ra, để mãi mãi sống một mình? Có phải em không là một phụ nữ bình thường để được quyền mang tên một người đàn ông khác? Có phải, vì định mệnh buộc em phải thế. Có phải đó là một trong những điều đã được ghi rõ trên vết chàm ở mặt em?

Hãn bỏ đường vào ly trà nóng cho tôi. Dãy bàn phía trong nổi lên tiếng cười lớn. Tôi tự hỏi liệu vợ chồng Phước có phá lên cười như vậy khi họ nói với nhau tôi không phải là vợ Hãn. Là cái gì không biết, nhưng chắc chắn, không phải thực là vợ Hãn. Tiếng cười lại nổi. Tiếng cười bị giữ lại trong phòng kín như những mảnh thủy tinh liếc qua liếc lại trên thân thể, tôi rùng mình. Bưng ly nước lên mà những ngón tay bấu vào như muốn bóp nát.

Hãn liếc nhìn phía trong. Cô nhỏ đem thức ăn đến. Tôi đặt ly nước xuống bàn và lau đũa bát. Tôi tự nhủ “hãy xứng đáng, hãy mãi mãi là mày của những giây phút đầu đến với chàng. Không có ai bắt mày phải như vậy. Con đường đó, mày chọn lấy. Định mệnh kia, là đương nhiên. Một tên gọi, quan trọng, những tên gọi không là hạnh phúc. Đời sống không có tên gọi. Hạnh phúc cũng thế. Yên trí là mày sống với nguồn sống của đời mày. Chung quanh mày, có bao nhiêu người đàn bà thực sự đóng vai “nhà tôi”. Hàng triệu. Nhưng bao nhiêu người đàn bà hưởng được đời sống hai chữ đó. Ngày nào mày còn tình yêu của Hãn, ngày đó, mày còn được hưởng, tận hưởng, trọn vẹn đời sống này. Thế giới này, vũ trụ này. Ngày nào tình yêu hết, thì cho dù mày có là chị Hãn, Bà Hãn… gì gì Hãn chăng nữa, thì đó vẫn chỉ là địa ngục. Một thứ “địa ngục trần gian”.

Tôi xới cơm ra bát. Đũa trên tay. Tôi đợi chàng.

- Anh sơi cơm.

Tôi nói mà nước mắt muốn rớt. Lòng ngậm ngùi. Những bữa cơm họa hoằn như thế luôn luôn tôi xúc động. Dù sao tôi cũng chỉ là một người đàn bà. Tôi vẫn không ra khỏi cái thường tình: mong muốn được cho chàng một đôi đũa. Xới cho chàng một bát cơm. Bao nhiêu ngày tháng xa nhau, bao nhiêu bữa ăn một mình, trong suốt hai mươi mốt năm sống, tôi chỉ thèm khát mỗi bữa, mỗi ngày được mở miệng nói với chàng một câu ngắn ngủi “anh sơi cơm”. Ôi. Thôi. Không nói nữa. Không kể nữa. Tôi khóc mất. Tôi khóc mất thôi.

Tôi cố mỉm cười, gắp bỏ vào bát Hãn một miếng cá trắng trông ngon như một miếng kẹo dừa và lát súp lơ xanh. Tôi cúi mặt. Chú ý vào những đĩa thức ăn. Nhưng thực sự mắt tôi đã cay đỏ.

Hãn ăn ngon lành. Chàng không nhận thấy. Tôi xin chiếc khăn nóng lau mặt và sung sướng nhìn Hãn. Hãn ăn thật nhanh. Tôi xới cơm không kịp. Tuy thế, Hãn vẫn không quên tiếp thức ăn cho tôi. Nhớ đôi lần ăn cơm với ông K.

- Ông K. hồi này sao anh?

- Vẫn khâät khừ vậy. Có điều bạn ta rách lắm.

Chúng tôi quay ra nói chuyện về ông K. và những cuốn sách mới được in của ông. Tất cả cuốn sách của ông K. sau này đều đã đăng báo hàng ngày, nghĩa là viết không được cẩn thận nhưng tôi vẫn yêu thích. Có lẽ vì mến yêu cái tư cách nhiều hơn. Tôi nghĩ, thời thế này, nếu có một giới nào còn giữ được chút liêm sỉ, hào khí, thì đó là giới nhà văn. Tất nhiên giới nhà văn, như Hãn kể, có nhiều kẻ còn thiếu tư cách hơn bất cứ ai khác.Tuy nhiên, ông K. vẫn là cái hình ảnh tượng trưng cho một cái gì gần như một truyền thống không bao giờ mất được.

Tôi nói:

- Anh nhớ xin cho em đủ bộ sách của ông K. nha.

Hãn gật:

- Ừ. Mà ăn đi chứ. Nói chuyện văn chương đâu có no được. Nãy giờ em không chịu ăn gì hết. Anh sắp xong rồi đó.

Tôi lấy thêm một thìa cơm cho bát của mình.

Hãn kêu:

- Ăn gì kỳ vậy. Thêm nữa vào. Người em đã thuộc loại ba vòng chập một rồi. Còn muốn lo co tới đâu nữa.

Tôi cười:

- Xí. Anh nói vậy mà nghe được đó.

Hãn xới cơm đầy một bát cho tôi. Sự thực là tôi chưa ăn bao nhiêu. Đói bụng tôi có thể ăn thêm một bát đầy như thế. Nhưng tôi muốn làm nư với Hãn. Tôi le lưỡi kêu nhiều quá.

- Em chỉ có thể ăn hết bát cơm với điều kiện Hãn phải cùng ăn với em.

Hãn lại gật đầu:

- Ừ. Ăn đi. Thôi không đứa nào được nói nữa.

Nói vậy nhưng chính Hãn lại quên ngay. Những phút ở bên nhau, có lẽ vì quá ngắn ngủi, nên chúng tôi khó giữ im lặng được lâu. Làm sao im lặng được khi ở tôi lúc nào cũng dồn ứ cả trăm nghìn thứ chuyện. Cái gì tôi cũng muốn kể Hãn nghe, chuyện gì tôi cũng muốn nói hết. Từ chuyện nhỏ nhặt nhất, như cái móng tay ở ngón út của tôi mới bị gẫy và tôi không biết có nên cắt hết những móng còn lại không, dù nó mới chỉ nhú ra được chút xíu.

Cuối cùng rồi bữa ăn cũng được chấm dứt với hai cái bụng căng cứng. Hãn phải nới thắt lưng. Tôi nghe nặng nề chậm chạp trong bước đi.

Đêm mua thu hẹp sinh hoạt thành phố quanh chợ và mấy quán cà phê. Hãn choàng tay qua vai tôi. Chúng tôi đi ngược ra xa trung tâm. Sự rét mướt cho chúng tôi thấy hơi hướm nhau ấm và nồng nàn hơn. Hãn thọc tay vào túi áo manteau của tôi. Bàn tay chàng lạnh cóng. Đi sát nhau, thỉnh thoảng ngước lên, tôi thấy lấm tắm những hạt mưa trên mặt Hãn cùng đôi mắt chàng long lanh. Hãn mỉm cười mỗi khi tôi ngước nhìn chàng, lần nào tôi cũng chỉ chực nói “Hãn” mà không nói được. Hãn thổi sáo miệng. Mãi lát sau tôi mới nhận ra là bài Célèbre Valse. Vừa muốn hát theo, lại vừa thích im lặng để tận hưởng. Tôi hát theo bằng óc: Chiều hè êm ru, tràn ngập hương mơ, cuộc tình đôi lứa như bài thơ. Gần người yêu dấu, mộng về xôn xao, và hồn như cất cánh bay về đâu. Lời thề bên nhau, tình nồng đêm thâu, cả một vầng sao, làm tròn duyên nhau, người từ phương nao? Trở về cho ta hết u sầu… Yêu người rồi không nguôi, trầm mình trong thú đau thương người ơi… Cuộc tình duyên cũ, dù thời gian qua, mà lòng thương nhớ vẫn chưa hoen mờ… Chiều buồn không đâu, ngậm ngùi thương nhau, đời vì trôi mau, mà đành quên sao, người từ hôm nao, trở về cho hoa không phai màu… Yêu người là không nguôi…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13252)
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 10690)
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9440)
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9449)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4765)
22 Tháng Chín 2015(Xem: 14654)
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 15958)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,