Chương 25

12 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5888)
Chương 25

Hiên đem tin thi đậu đến cho tôi. Từ hôm ở Đà Lạt về, tôi phải sống đời sống bó buộc của một nữ tu. Hình như mẹ tôi được tin báo cho biết, tôi đi Đà Lạt với Hãn. Bà không nói ai cho tin, cũng không hỏi thẳng và chỉ cho tôi thấy qua những lời nói xa gần, bóng gió. Hiên đem tin đến cùng một lá thư dài của Hãn. Tôi đọc ngấu nghiến lá thư. Điều tôi lo sợ chưa xẩy đến, có nghĩa, Hãn chưa đụng độï với anh Long, mẹ tôi chưa tìm đến sở chàng. Tôi nhờ Hiên báo cho chàng ngày giờ tôi vào vấn đáp. Tôi nghĩ, khi hay tin tôi đậu, chắc Hãn sẽ cười ngất. Chàng không tin đâu. Hoặc chàng sẽ bảo, tôi đậu là nhờ làm bài bằng thư của chàng. Đúng thế. Tôi đã đem khá nhiều thư của Hãn vào bài thi. Hiên sắp ra về thì Lam tới. Những ngày bị quản thúc tại gia nếu không có Hiên, có Lam, không hiểu rồi tôi sẽ ra sao? Nhờ Hiên và Lam mà tôi còn cảm tưởng mình vẫn liên lạc được với thế giới bên ngoài. Nhờ bè bạn, tôi có chàng, dù chỉ qua những miếng giấy, ghi vội những lời ngắn ngủi. Lam nói oang oang từ nhà trước.

- Đói quá. Đói quá. Có gì cho ăn không nhỏ?

Hiên nhìn tôi cười hóm hỉnh.

Lam luôn phải đóng kịch như vậy để che mắt mẹ tôi. Bà đã bắt đầu nghi ngờ tất cả bạn bè tôi. Một lần mẹ tôi chỉ mặt Lam bảo:

- Này. Không có liên lạc thư từ gì đó nghe. Bác mà biết bác cấm cửa con luôn đó. Nói trước, kẻo sau lại trách bác sao không bảo.

Mẹ tôi quên rằng gặp ai chứ, với Lam thì tất cả mọi hình thức khai thác, dọa dẫm, chận đầu, chận đuôi đều vô ích. Lam có thể vượt qua như không. Chỉ có mỗi một vấn đề là Lam có thích làm công việc đó hay không mà thôi.

Riêng trong chuyện tôi và Hãn, tôi tin Lam rất hứng thú. Lam hăng hái, say sưa, như thể đó chính là chuyện của Lam vậy.

Lam đặt túi vải xuống ghế, ghé mặt gần chúng tôi, thì thào:

- Bà cụ đâu?

- Trên gác.

Hiên đáp và chỉ tay lên trần nhà.

Lam đặt người xuống, thở ra:

- Mệt quá. Chắc tao khó kham nổi cái đời làm công bộc của dân, Phiến à.

Tôi nói:

- Tôi đậu rồi. Bà biết chưa?

Lam dẫy nẩy trên ghế:

- Tao nói trước mà. Mày thấy không, Mày mà đậu thì tao phải trượt. Không có sách gì khác hơn được. Những kẻ học hành chăm chỉ, đâu đấy như tao, phải giữ cái thế giá của mình chứ…

Lam nói ào ào. Nói như sợ lát nữa sẽ không còn được nói.

Từ trên gác nghe tiếng Lam léo xéo, mẹ tôi cũng phải bò xuống.

- Gì vậy con?

Lam trả lời nhanh như một kịch sĩ chuyên nghiệp:

- Dạ con nói Phiến đậu rồi. Bác phải ăn mừng linh đình thế nào mới được. Phải mở bum, mở ban đi bác. Năm nay thi khó lắm. Cả bầy rớt không còn một móng. Trừ nó đấy.

Mẹ tôi cười sung sướng, nhưng vẫn đãi bôi:

- Ôi dào. Đậu hay trượt bác cũng chả ham. Chỉ mong có mỗi một chuyện mà cô ấy cứ dùng dằng chẳng chịu tính cho.

Lam làm bộ ngây thơ:

- Chuyện chi vậy bác?

Mẹ tôi chép miệng. Hiên che mặt cười.

- Thì chuyện chồng con chứ còn chuyện gì. Con gái lớn thì phải có chồng. Lớn tướng rồi mà đám nào hỏi cũng chê. Mà mình thì có đẹp lệch nước nghiêng trời gì cho cam.

Hiên láu táu:

- Bác cứ nói vậy chứ, cháu thấy chị Phiến cũng đẹp… ác. Chẳng thế mà…

Tôi phải suỵt khẽ, sợ Hiên lỡ lời. Nhưng Lam tiếp ngay:

- Vâng. Khối người mê đấy bác ơi. Như cháu chẳng hạn, cháu chỉ mong có ai đến rước đi cho rồi thì lại chả có ma nào hết. Bác nghĩ, đời thế có chán không?

Lam phát cười sau câu pha trò của mình. Tôi và Hiên cũng không nhịn được. Có lẽ bà cụ linh cảm thấy đang bị bọn nhỏ bỡn cợt, bà cụ bèn quay sang chuyện khác.

- À, thế còn Hiên, đậu không con?

- Dạ, cháu trượt ạ.

- Con cũng vậy, bác. Lam xen vào.

Tôi được thể:

- Đấy, mẹ xem. Vậy mà mẹ cứ dọa hoài làm con đôi khi cũng mất cả tinh thần.

Mẹ tôi lừ mắt.

- Dọa gì. Tôi nói thật cho mà biết chứ chơi hả. Không có tôi ấy à… thì cứ gọi là còn lâu mới đậu được. Học không học, cứ sểnh ra cái đi. Sểnh ra cái đi…

Tôi bấm Hiên.

- Bà cụ bắt đầu vào sáu câu rồi đấy.

Hiên đứng dậy.

- Thôi cháu về. Quay sang Lam, Hiên tiếp. Em về trước chị Lam.

Lam gật đầu.

- Ừ. Hiên về. Chút xíu chị cũng về giờ. Tưởng chị Phiến chưa biết ghé qua báo không ngờ chị ấy biết rồi thì thôi.

- Ở lại chơi đã. Ở lại ăn cơm với chị Phiến cho vui cơm. Ý kiến của mẹ tôi thật bất ngờ.

Sợ Hiên ở lại, tôi nói đỡ.

- Thôi mẹ để Hiên về không nhà mong.

Mẹ tôi nhìn ra ngoài trời.

- Ừ, về thì nên về ngay kẻo mưa.

Hiên vừa bước chân ra khỏi cửa mẹ tôi đã la lên.

- Chết tôi rồi…

Bà chạy vào bếp.

- Gì vậy mẹ?

- Cháy nồi thịt kho.

Bà cụ chưa khuất vào nhà sau, Lam nhích ghế, sát gần tôi, thấp giọng.

- Tao mới nghĩ ra một cách để giải quyết tình trạng bế tắc của mày.

Mắt tôi sáng lên. Giọng Lam quan trọng và thì thào hơn.

- Tao sẽ hùn tiền với tụi mày. Thuê nhà.

Tôi choáng người vì hai chữ “thuê nhà”. Quả thực suốt thời gian yêu nhau, dù luôn mơ ước nơi chốn để gặp gỡ, một nơi chốn của riêng mình. Những chưa bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện thuê nhà.

- Tao đã tìm được một nơi thích lắm.

Tôi nín thở.

- Ở đâu? Bao nhiêu một tháng?

Lam bí mật.

- Mày phải đi theo tao mới được.

- Làm sao đi? Tôi liếc nhìn vào bếp. Tiếng nước xèo xèo và mùi khét bay khắp. Tôi nghiêng đầu sát vào Lam.

- Ở đâu? Bà nói tôi nghe đi đã. Sao chưa gì mà tôi đã mê quá…

- Gần sở tao làm. Lối đi riêng. Điện nước bao luôn. Có cả toilette. Tiện nghi lắm. Mày phải biết, giữa thành phố Saigon mà kiếm được một nơi như vậy là hên đấy.

Nghe Lam nói, tôi chỉ muốn mặc áo đi ngay. Quên cả việc phải học để thi vấn đáp. Trong đầu tôi cả nghìn viễn tượng tương lai đầm ấm. Lam cũng hào hứng không kém.

Sự giao thiệp giữa Lam, tôi và Hãn, đã đi đến chỗ đôi khi tôi phải nghĩ ngợi, và lo ngại. Hình như ở Lam đã nẩy sinh một thứ tình cảm nào đó, khác hơn tình bạn. Tôi muốn nói tình bạn giữa Lam và Hãn. Lam là bạn học của tôi từ những năm còn trên ghế trung học. Thi xong tú tài Lam lên Đà Lạt dạy học cho một nhà giòng và ở luôn trong tu viện. Theo lời thuật của Lam thì lẽ ra Lam đã đi tu, nếu không có một vị tu hành khả kính, người ngoại quốc đề nghị lấy Lam làm vợ và cả hai sẽ cùng ra khỏi viện.

Những năm xa cách tôi không được biết gì về Lam nhiều hơn chừng đó. Nhưng ngay buổi đầu tiên gặp lại Lam ở sân trường Văn Khoa, Lam cho tôi biết Lam có nghe chuyện của tôi và Hãn. Lam cũng bày tỏ lòng cảm kích trước hoàn cảnh bế tắc của chúng tôi. Tôi than lại với Lam nhanh chóng, có lẽ cũng vì thế. Thời gian đó Lam đang chờ kết quả của kỳ thi Thư ký học chánh, và với tôi thì đó là thời gian thong dong nhất. Những giờ nghỉ tôi thường tâm sự với Lam về chuyện Hãn. Không bao giờ Lam cho tôi một ý kiến nào khác hơn là sự lắng nghe và im lặng. Chữ ông “Mèo Rừng” là chữ của Lam đặt cho chàng, Tôi thích cái nhận xét và ví von này. Sự thân mật đã đưa đến những cuộc đi chơi tay ba. Và cũng phải công nhận Lam quá tốt đối với chúng tôi, nhất là những lúc hai đứa gặp khó khăn. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, rất ngắn, trực giác của một người đàn bà cho tôi biết ở Lam đã có những dao động mà Lam không thể cưỡng lại được. Trong khi đó Hãn như một anh gà tồ. Chàng chẳng hiều gì hết (hay chàng biết mà vờ thản nhiên?) Dẫu sao Lam vẫn là đứa bạn thân thiết nhất mà tôi có thể gửi hêát lòng tin cậy, sau Hiên. Tôi cũng tin cuối cùng sẽ chẳng có điều gì đáng tiếc xẩy ra cho chúng tôi. Một thời gian, rồi Lam sẽ bình tĩnh lại.

-Có nhà rồi mình phải lo vật dụng chứ. Chẳng lẽ để nhà trống lốc coi sao được?

Mắt Lam rực sáng. Tôi cũng bừng bừng.

- Nhất định rồi. Nhưng đào đâu?

- Trước hết là phải lo một cái giường để lấy chỗ mà nằm. Kế đó là một cái bàn và ít ra là hai cái ghế để tôi với bà cùng ngồi học.

Tôi hình dung trong óc, ngôi nhà và rất nhiều đồ đạc.

- Đào đâu hai thứ đó giờ? Khi mà tôi với bà đâu có cái gì? Hay bảo ông “Mèo Rừng” lo.

Mẹ tôi từ dưới bếp đi lên. Thoáng thấy bà, tôi vội ngậm miệng. Mắt nhìn vu vơ ra ngoài ngõ. Lam gật gù.

- Khỏi. Nói vậy chứ tôi đã lo hết rồi.

- Ở đâu? Tôi chột lấy hai Lam. Mẹ tôi đi tới. Bà mở tủ. Không liếc nhìn nhưng nghe tiếng động tôi biết bà cụ soạn chén bát.

Lam im lặng. Tôi nghĩ tới thời may của mình đã đến. Tôi giật thót cả người khi bà cụ gọi.

- Này, Phiến.

Tôi quay ngang.

- Gì cơ mẹ?

- Cái chồng đĩa con gà tao để trong tủ này sao không thấy chiếc nào hết vậy?

Tôâi nói bừa.

- Hình như hôm nọ mẹ đã soạn ra và mẹ đem xuống trạn rồi mẹ không nhớ sao?

- À há. Bà cụ đằng hắng và xuống bếp.

Ngay khi bà vừa quay lưng. Lam nói.

- Ông chủ nhà cho mượn.

- Ngon vậy đó.

Tôi nói như reo. Lam cười tít mắt.

- Tôi rán khô cổ mới có được kết quả đó chứ bà tưởng.

Tôi đưa đẩy:

- Bà thì tôi quá biết rồi. Gì chứ tán ông già, bà già là bà thuộc loại super đó.

- Nhưng mình còn cần nhiều thứ lắm.

Lam nghiêm giọng trở lại.

- Phải bảo ông Hãn lo tiếp mới được. Chẳng hạn như mình còn cần ít nhất là một cái tủ áo. Một cái giá để úp chén bát, ly tách.

Tôi như vừa bước ra khỏi giấc mơ.

- Phải rồi. Bà nói tôi mới nhớ. Còn nồi niêu soong chảo, bát đũa. Còn cần ít chai lọ đựng mắm muối, tiêu đường.

Nói đến đường, tôi lại sức nhớ đến cà phê cho Hãn. Phải. Tôi sẽ tự tay pha lấy cho Hãn những ly cà phê thật nóng, thật ngon, mỗi khi chàng về nhà. Tôi sẽ tự tay lo lấy cho Hãn những bữa cơm, nếu Hãn ở lại ăn với chúng tôi. Phải có một cái khăn tắm, sà phòng thơm. Đúng, phải có hai loại sà phòng. Sà phòng rửa tay, rửa bát khác…

Trong óc tôi cả trăm thứ phải, cả chục thứ đúng liên tiếp bật lên, nổ vỡ những đốm sao sáng ngời và quyến rũ.

Mẹ tôi ngắt ngang giòng tưởng tượng đang miên man tuôn chảy bằng lời nhắc nhở tôi bật đèn, nói vọng lên từ bếp. Trong giọng bà, thoáng vẻ nghi ngờ. Lam e ngại.

- Cụ có vẻ đánh hơi thấy chuyện chẳng lành rồi đấy. Tôi về thôi không có phiền.

Tôi đứng dậy bật đèn.

- Ừ, thôi bà về đi. Mai chúng ta gặp nhau.

- Ở đâu?

- Trường. Khoảng chín giờ.

Lam chào mẹ tôi bằng giọng nhơn nhơn như lúc đến. Bà cụ lau hai tay vào chiếc khăn mặt đứng giữa cửa bếp.

- Không ăn cơm với bác sao con?

- Dạ thôi, để con về.

- Phiến lên gác mời bố xuống ăn cơm đi con.

Bà cụ nói xong nhìn Lam tiếp:

- Tự dưng bữa nay lại có vẻ bận rộn như vậy.

Lam tỉnh.

- Vâng. Hôm nay con có hẹn với bồ.

Nói xong Lam phát cười. Mẹ tôi nhìn Lam nhăn mặt. Cái vẻ nhăn nhó âm yếm.

- Lớn rồi, Lấy chồng đi. Đừng có giống như con này, rồi có lúc hối không kịp đâu.

Tôi kéo tay Lam đi ra.

- Mẹ cứ làm mhư con ế đến nơi không bằng.

Bà nói vói theo.

- Chứ sớm sủa với ai. Tôi ấy à, ngày xưa bằng cô là tôi đã có chị Kim, anh Hữu rồi đấy.

Tôi bấm tay Lam.

- Bà nhớ gặp Hãn. Tôi muốn ông Hãn cùng đi xem… với mình.

Lam gật đầu.

- Vâng bác nói đúng. Con gái con lứa chỉ có một thời thôi. Đã qua rồi là tiêu tùng luôn.

- Con nhỏ này.

Mẹ tôi cười. Chắc bà biết Lam đùa.

Lam dẫn xe ra. Tôi lên gác. Bố đang thiu thiu ngủ. Con mèo ngồi thu mình trên bàn đang chong đôi mắt xanh lên nhìn bố chăm chú. Nghe tiếng động, nó phóng vụt ra ban công.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4754)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16585)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4171)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3156)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3725)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2450)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17074)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12285)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19014)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14024)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18063)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24519)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,