Chương 27

12 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5636)
Chương 27

Hiên vừa đi khuất, tôi định khóa cửa đi lang thang một chập thì chị Quyến xồng xộc chạy vào, thấy tôi, chị hỏi dồn dập.

- Mẹ đâu? Mẹ đâu? Mẹ đi rồi hả?

- Mẹ mới đi. Có chuyện gì vậy? Chị về bao giờ?

- À, hôm qua. Ở bên nhà anh Quyến. Ối giời ơi (chị chuyển giọng) sáng nay tôi mà không đến kịp thì chẳng hiểu gia đình mình sẽ ra sao nữa…

Lại quan trọng hóa đây. Tôi nghĩ. Với chị Quyến chuyện gì cũng có một tầm mức quan trọng tới độ có thể làm sụp đổ cả thế giới. Mặc dù khi hỏi ra thì đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt hay hiểu lầm vì nghe không rõ. Chắc chị Quyến về thăm gia đình đúng lúc bố mẹ đang gây nhau. Ở xa nên chị Quyến hốt hoảng, với tôi thì cảnh tượng này đã trở thành quá quen thuộc. Không quen thuộc sao được khi mà đã hơn một năm nay, hầu như mỗi ngày mẹ tôi lại có chuyện để to tiếng với bố một lần. Sự to tiếng nhiều khi chẳng vì nguyên nhân nào hết, đến nỗi đôi khi tôi không khỏi nghĩ mẹ tôi rất cần đến sự to tiếng kia bởi nếu không có chắc mẹ tôi sẽ điên lên như người nghiện thiếu thuốc vậy. Có ở trong gia đình tôi, mới thấy rằng điều tôi nghĩ không là quá đáng. Chẳng hạn như chỉ cần ông cụ đi tắm và bỏ quên khăn tắm trong phòng cũng đủ là nguyên nhân gây nên sự lớn tiếng, mặc dù chính mẹ tôi hay tôi là người sửa soạn đồ tắm cho ông cụ. Đôi khi chỉ vì ông cụ bỏ đâu đó không đúng chỗ hộp thuốc lào, và chỉ thế cũng có chuyện.

Tôi hiểu những cái thậm vô lý kia, nguyên nhân chỉ vì sự thiếu hụt của gia đình. Nguyên nhân chỉ vì sự tan tác của những đứa con đã lớn, đã đủ lông cánh để bay nhảy.

Tôi hỏi:

- Bố mẹ cãi nhau phải không?

Chị Quyến bước vào nhà:

- Chứ còn chuyện gì nữa. Không có tao đưa ông cụ đi, chắc ông cụ đã đốt nhà rồi. Kiếp quá. Mới đi tới đầu ngõ tao đã nghe tiếng mẹ hét “Tôi thế đó, tôi vậy đó. Ông làm gì nổi tôi không? Ngày xưa ông còn chẳng làm gì nổi tôi huống hồ chi bây giờ. Bây giờ ông cứ thử buông tôi ra đi. Buông tôi ra xem. Xem có đứa nào nó chịu nuôi ông không? Tôi chán lắm rồi. Mấy chục năm nay tôi phải ngậm đắng nuốt cay. Tôi chịu đựng đủ thứ, chỉ vì con tôi còn nhỏ. Giờ nó đã lớn. Giờ nó đã trưởng thành. Tôi không sợ nữa. Ông đừng có hòng đem chuyện đó ra mà dọa dẫm. Tôi già rồi. Trước sau gì cũng chết. Tôi cũng chẳng còn gì để xấu hổ, để nhục nhã, với hàng xóm láng giềng cả. Ông có thế nào mới như vậy chứ…”

Chị Quyến ngừng lại để thở. Có tiếng xe Honda rồ máy ở ngoài cửa. Hai chị em nhìn ra. Chiếc xe lại phóng đi. Trong óc tôi, những nghi ngờ, những thắc mắc mù mờ lại sáng lên. Ngay từ những ngày chớm lớn, tôi đã linh cảm giữa bố mẹ tôi có một bí mật nào đó. Một rạn nứt thì đúng hơn, một chuyện gì không thể tẩy xóa. Rồi những lời xa gần bóng gió của chị Kim, chị Hồ trong những lần về thăm nhà, khiến tôi thấy rõ hơn đó là vấn đề liên quan đến bảy chị em. Một lần nào đó tôi nghe chị Hồ mắng chị Quyến: “Mày liệu cái mồm đấy. Chuyện như vậy, tầy đình như vậy mà mầy vẫn cho là không quan trọng hả? Mày cứ nói bừa không giữ gìn ý tứ gì cả rồi lỡ nó nghe được, nó buồn thì sao? Bố nữa. Lấy gì bảo đảm là bố đã biết?”

Chắc chị Hồ tưởng tôi ngủ. Sự thực tôi cũng đã chợp mắt, nếu không có vụ chị Hồ trở mình, vô tình thúc khuỷu tay vào sườn. Đó là một đêm sát tết. Không hẹn mà các chị tôi cùng về thăm nhà một lượt. Nhà chật không đủ chỗ ngủ. Giường của tôi phải nhận hai bà ấy. Tôi nhỏ nhất bị đẩy vào sát tường. Lát sau, tôi nghe tiếng chị Quyến thở ra. Chị nói nhỏ, giọng lạnh lùng “Tôi nghĩ chẳng việc gì phải dấu mãi. Nó cũng đã lớn. Sớm muộn cũng phải cho nó biết. Còn bố, chị tưởng bố không biết sao? Tôi nghĩ bố phải biết trước cả tôi và chị. Chị không nhớ là hồi mẹ sinh nó, bố bỏ đi cả tháng à. Bà nội cũng đâu có ở với mình. Bà về nhà Chương. Mẹ ở nhà thương một mình. Sinh mới được hai ba ngày mẹ đã về. Mắt sưng húp… “ Chị Hồ cắt ngang “Ừ thì cho là bố đã biết đi, nhưng tao nghĩ mình vẫn phải giữ. Không phải chỉ cho nó, cho bố, cho mẹ, mà cho gia đình bên chồng mày, gia đình bên chồng tao. Mày thử nghĩ coi, nếu chẳng may bên đó họ biết chuyện này, rồi họ sẽ coi mẹ mình ra cái gì? Cả mình nữa chứ. Mày quên là người ta vẫn nói lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống sao? Mẹ nào con nấy là nghĩa vậy đó”. Chị Quyến cao giọng “Ối dào. Tôi chả cần. Vì thế mà họ bỏ mình hay họ khinh mình thì thôi. Không sống với nhau nữa”. Chị Hồ xì một tiếng dài “Nói như mày thì cũng như chuyện”. Chị Quyến “Vậy chị bảo tôi phải làm sao?” Chị Hồ xẵng giọng “Chẳng sao hết. Mày chỉ liệu liệu cái mồm mày. Vậy thôi”.

Hai người nói đến đó thì im lặng. Cái im lặng nặng nề và ngột ngạt. Tôi nín thở để hai chị không biết là tôi đã nghe gần hết câu chuyện. Cũng khá lâu sau. Chị Hồ lại lên tiếng. Chị hỏi chị Quyến ngủ chưa. Giọng chị Quyến trong vắt “Chưa. Tôi nghĩ sao gia đình mình bất hạnh quá”. Chị Hồ lại im lặng. Hình như chị Hồ không muốn trở lại chuyện kia. Sự im lặng của chị Hồ kéo dài tới khi chị Quyến phải hỏi lại câu hỏi mà chị Hồ đã hỏi chị “Chị ngủ rồi hả?” Chị Hồ cười nhỏ “Không. Tao đang nghĩ đến anh Thạnh và mấy đứa nhỏ ở Qui Nhơn. Chắc mai tao ra lại ngoài đó. Tự dưng tao sốt ruột quá”.

Sau đấy hai người nói toàn chuyện chồng con, công việc, làm ăn. Chuyện gia đình chồng…

Khi hai chị đã rơi sâu vào giấc ngủ, tôi không chợp mắt được nữa. Câu chuyện tình cờ nghe trộm được giữa hai chị làm tôi hoang mang. Lời đối đáp của hai người, không cho tôi thấy rõ việc đó là việc gì, nhưng chút ánh sáng lờ mờ kia lại làm tôi thêm dao động muốn mở phăng bí ẩn lập tức.

Tôi thức luôn tới sáng. Cùng với tiếng động ở dưới bếp, tôi xuống nhà. Mẹ tôi đang loay hoay đun nước. Vẻ mặt bà bình thường. Dáng điệu bà nhẫn nại và còm cõi. Mái tóc bạc thưa thêm. Những sợi tóc rụng cho thấy rõ hơn da đầu bà đã có những chấm trắng mốc. Nhưng ở tôi, vẫn hiện lên cái cảm tưởng xa lạ, kỳ quặc và thiếu thiện cảm. Ngồi ở bậc thang cuối cầu thang, tôi ngắm nhìn bà không bỏ sót từng cử chỉ nhỏ. Không biết tôi theo dõi, tới chừng ngước nhìn lên, thấy tôi, bà giật mình thốt kêu “Trời. Con làm mẹ hết hồn”. Và bà đổi giọng “Trời lạnh sao con không ngủ thêm. Dậy chi sớm quá vậy. Các chị còn ngủ hả?” Tôi gật đầu “Còn ạ. Con không ngủ được”. Bà bước lại gần. Tôi đứng lên. Đôi mắt bà nhìn tôi dịu dàng “Sao vậy? Chật quá hay sao?” Tôi lắc đầu, và vẫn nhìn bà đăm đăm. Có lẽ tới lúc ấy bà mới nhận thấy ở tôi sự khác thường.

Bà nhìn lại. Đôi lông mày bạc nhỏ. nhíu lại. Con mắt bà sắc quá. Tôi nghĩ, dù bà đã già. Tôi nói “Con có chuyện muốn nói với mẹ”. Vẻ mặt bà không đổi khác. “Con nói đi”. Tôi đi lại bàn bếp. Ngọn lửa xanh từ chiếc lò dầu phì phì những hơi nóng. Nắp siêu lách cách, hơi nước bốc lên. Tôi vặn nhỏ ngọn lửa. Mẹ tôi đưa bình thủy, tôi vừa kể lại vắn tắt chuyện nghe được trong đêm. Bà cụ nói “Con nhớ tráng qua ấm trà để mẹ đi lấy trà rồi rót nước vào”. Bà quay người, khom lưng tìm lọ trà trong tủ lưới. Trong lúc bỏ trà vào ấm, bà nói, giọng không gợn một chút lo lắng “Con nghĩ đó là chuyện gì?” Nếu tôi biết chắc đó là chuyện gì tôi đã chẳng hỏi bà. Tôi nghĩ. Và thâm tâm, tôi tin đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh bất thường đó, là tôi. Mặc dù, cứ như lời mẹ tôi nói, thì tôi là đứa trẻ được yêu thương nhất trong nhà. Chưa một đứa con nào được ông cụ chăm sóc, bồng bế nhiều như tôi. Sự thương yêu, chăm sóc đặc biệt này đã khiến anh Long, chị Quyến bắt ganh tỵ. Mẹ tôi phải dùng lời giải thích với mấy người đó rằng tại tôi đau yếu quặt quẹo luôn. Tại tôi không may bị vết chàm trên mặt… Nhưng rồi càng lớn, tình yêu thươơng kia càng nhạt đi, nếu không muốn nói là ngược lại.

Tôi trả lời bà “Con nghĩ hai chị nói chuyện ai khác con chứ không phải chuyện gia đình mình”. Mẹ tôi ngước lên, Mặt bà bừng đỏ, vì giận dữ hay vì gần ánh lửa? Bà nghiến răng: “Hai chị nói chuyện gia đình mình đấy. Không phải chuyện ai khác đâu. Con không nghe lầm tí nào hết”. Bà ngập ngừng. Nhưng mẹ nghĩ con còn nhỏ. Con chưa thể biết chuyện đó. Chừng nào con sắp lấy chồng, mẹ sẽ nói cho con hay. Hoặc, mẹ sẽ cho con biết rõ, tất cả trước khi mẹ chết”.

Tiếng ho han của bố chấm dứt câu chuyện. Tôi mang ấm trà lên cho ông cụ, vào bao nhiêu năm qua, phải chăng giờ là lúc câu chuyện đó trở lại?

Chị Quyến ngồi xuống ghế. Tôi quỳ gối bên cạnh chị. Tinh thần tôi rối loạn. Tôi nhìn chị bằng con mắt van lơn. Đây là cơ hội để giải tỏa bí mật kia. Nếu tôi không nắm được nữa là hết. Chắc chắn. Sẽ không còn dịp nào khác. Hơn thế, tôi sắp đi. Có lẽ tôi phải ra đi, dù hai chuyện, không liên hệ gì tới nhau.

Chị Quyến duỗi thẳng hai chân và xòe những ngón tay. Chị cũng có vẻ mệt mỏi và căng thẳng. Tôi nói bên tai chị.

- Sao nữa, chị Quyến.

Chị Quyến nhắm mắt.

- Đóng cửa sau chưa?

Tôi chạy đi đóng cửa sau và cài cửa trước. Trở lại thế ngồi cũ, tôi chờ đợi nôn nóng.

Chị Quyến kể.

- Tôi hoảng quá, không còn kịp nghĩ gì nữa, tôi chạy cái ào. Cô biết không? Tôi xô bật tung cửa sau. Đúng lúc bố đã bật diêm. Tay ông cụ run run. Cô biết ông cụ định làm gì không? (Tôi nín thở). Ông cụ định đốt nhà. Bố nói “Bà khỏi cần nói nhiều. Đã đến nước này thì hết rồi. Tôi cố sống, cũng chỉ là để che đậy sự điếm nhục mà bà đã đem đến cho gia đình này, cho con cái. Bây giờ con cái đã lớn. Chúng có thể tự kiếm ăn, tự nuôi sống. Tôi thấy, sự có mặt của tôi không còn cần thiết nữa. Tôi sẽ chết trong cái nhà này. Và mặc bà, sau đó muốn làm gì, nói gì cũng mặc. Tôi chỉ muốn cho bà và mọi người thấy, tôi sống vì các con tôi, chứ không phải tôi sống để chia sẻ sự điếm nhục của bà. Và bố đánh diêm. Lửa phật cháy. Trời ơi (chị Quyến ôm mặt), cô biết không, hóa ra bố đã đổ dầu vào nệm. Tôi không kịp kêu nữa. Có cái chăn để ở đầu giường tôi chụp cả cái chăn lên ngọn lửa. Cũng may, chắc vì cả bố mẹ dầu ngỡ ngàng trước sự có mặt của tôi nên bố đã không kịp xô tôi ra. Ngọn lửa vừa bừng lên bị dập tắt ngay (chị Quyến thở ra) cô thấy giường của bố chưa? Vẫn còn vết cháy đó.

Tôi lắc đầu. Đi lại qua phòng ông cụ nhiều lần nhưng tôi không để ý. Tôi kể với chị Quyến là lúc về tôi có nghe mùi khét đâu đó nhưng không nghĩ ngợi gì cả. Lúc đó còn bà cụ ở nhà. Vả lại điều tôi muốn biết ngay bây giờ là nguyên nhân của việc đó. Tôi nói chận đầu chị Quyến:

- Em biết, bố mẹ và ngay cả chị, các chị đều dấu em một chuyện có liên quan đến em. Em đã biết lờ mờ chuyện ấy từ bao năm trước. Em cũng nghĩ mình còn nhỏ, chưa phải lúc để biết. Nhưng bây giờ em đã lớn. Em đã trưởng thành. Chị cũng biết, em đã trên hai mươi mốt. Chị nên kể với những gì chị biết. Như vậy, có lẽ lại tốt hơn là để mặc em với sự tìm hiểu của em, có khi còn tai hại hơn cả sự được biết rõ ràng nữa.

Chị Quyến đáp thản nhiên, sự thản nhiên của chị vượt ngoài ức đoán của tôi.

- Chẳng có chuyện gì hết. Tôi vẫn chủ trương là chuyện đó không nên dấu. Đã ba lần tôi định kể cô nghe. Nhưng chị Hồ cấm. Chị Hồ bảo tôi không được phép làm việc ấy. Đó là việc của mẹ. Chỉ có mẹ mới có quyền. Chị ấy sợ gì cô biết không? Chị ấy sợ cô sẽ khinh khi bà cụ. Tôi thì tôi chẳng nghĩ thế. Khỏi cần chứng minh, cô cũng biết là mẹ thương cô nhất trong tất cả mấy anh chị em và chúng tôi cũng thương cô nữa. Dù cô có thế nào, làm sao. Tình mẹ con, tình chị em dẫu sao cũng vẫn là máu mủ, dễ gì bỏ nhau được phải không?

Tôi không còn đủ kiên nhẫn. Mỗi giây kéo dài ra của chị Quyến chỉ làm tôi thêm ngộp thở. Tôi nói ngay:

- Ai trong bảy chị em mình không phải là con của bố? Phải em không?

Chị Quyến gật đầu. Chị ngồi lại thẳng người, vẻ mặt bình thản. Sự bình thản của chị khiến tôi đâm ra lúng túng. Tôi không còn biết mình phải cười hay khóc. Có một điều đến giờ tôi vẫn còn nhớ rõ đó là sự bình tĩnh rất bình tĩnh của tôi khi ấy. Chắc tại tôi không chờ đợi, không hy vọng một phản ứng nào khác hơn cái gật đầu xác nhận của chị Quyến. Cũng có thể vì nó vượt quá sức chịu đựng, tinh thần tôi đã đi đến chỗ bão hòa. Tôi mất hết mọi cảm giác.

Chị Quyến kể lại tỉ mỉ từng chi tiết của câu chuyện. Tôi không nghe được một lời nào.

Cuối cùng, khi chị dứt, tôi mới hỏi một câu duy nhất:

- Hiện người đó đâu?

Chị Quyến mệt mỏi.

- Chết rồi. Hoặc ở ngoại quốc. Sau khi mẹ sinh cô, ông ta có tìm cách liên lạc với mẹ nhiều lần nhưng mẹ quyết liệt từ chối. Có lẽ vì thế ông ta bỏ đi và không có tin tức nữa.

Tôi không thể hình dung trong óc mình, người cha thực đã tạo nên tôi. Cả trăm nghìn gương mặt già nua mờ nhạt lố nhố diễn qua. Tôi mỉm cười. Chị Quyến nói.

- Cô cười chi vậy?

Tôi vẫn giữ nụ cười trên môi.

- Cũng may.

- May cái gì?

Tôi lắc đầu.

- Em không biết.

Chị Quyến không tin đó là câu trả lời thành thực nhất của tôi.

Chị Quyến kêu khát nước. Chị tự đi lấy nước và ra về ngay sau đó.

Tôi khóa cửa, lên gác mâm mê hộp thuốc ngủ. Buổi trưa, mùi thức ăn thơm bay quanh trong không khí. Tiếng trẻ khóc và tiếng bát đũa chạm nhau lanh canh. Trưa êm ả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4747)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16572)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4168)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3148)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3718)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2449)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,