Chương 28

12 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5343)
Chương 28

Tôi trở dậy với đầu óc trống rỗng khô kiệt. Không đói, không buồn, không khát, tôi như một con thú nhồi bông có thể đi lại cử động. Xuống nhà, dầm mặt trong thau nước đầy nhiều lần cho đến khi những lọn tóc đẫm nước chảy xuống gáy lạnh mát, nước lạnh làm tôi hồi tỉnh. Tôi bắt đầu có lại cảm giác, có lại trí nhớ. Sự hồi phục khiến tôi run rẩy và xa lạ nổi gai ốc khi nhận ra chỗ này là chỗ ngồi của bố, nơi kia, mẹ hay đứng chải đầu. Tôi sợ hãi khi mắt chạm phải cái bàn, dừng trên cái ghế. Chân dẫm trên nền gạch, tôi nghe buốt ở sống lưng. Tay chạm vào lược gương, tôi nghe nhức nhối đến tận óc. Tôi không dám nhìn lên hai vách tường phòng khách, nơi mẹ tôi lộng hai khung hình đối diện nhau bà và ông cụ. Bà tóc trần, môi đỏ, áo thêu hoa cúc vạn thọ. Ông cụ, mặc veston, nghiêm trang nhưng nụ cười như nở ở hai khóe. Trên một trong hai vách tường còn lại, tấm cảnh cả gia đình phóng lớn. Tôi đứng sát bên bố. Bố quàng tay sau lưng, ôm lấy tôi. Ích đứng bên phía mẹ. Các anh các chị dàn hàng ngang sau lưng. Tất cả mọi người đều cười. Gương mặt ai cũng nghiêm trang một cách hoan hỉ.

Bây giờ. Tất cả những thứ đó, ngay đến những thứ trên sàn gạch, ngay đến những đầu đinh nơi các vách tường, nhất nhất đều nhô ra, đều nhảy múa và cười hát trước mặt tôi. Tất cả. Cả mùi ẩm mốc xa lạ của căn phòng cũng xông lên, như để nhắc nhở tôi điều duy nhất: “Mày không phải là người của nhà này. Mày là đứa con hoang, mày là con ghẻ lạc. Chỗ của mày ở nơi khác. Ở đâu? Không biết. Nhưng rõ ràng, nhưng hiển nhiên là không phải nơi này. Làm sao có được một chỗ cho một đứa con không cha, một đứa con vô thừa nhận, khi mà nhà này có chủ. Ôi con nhỏ xấu xí, con nhỏ khốn nạn và bất hạnh còn đợi chờ gì? Còn trông mong vào một phép lạ nào mà chẳng mau bước đi. Ra khỏi đi. Căn nhà này. Chúa có tái sinh. Phật có giáng trần, cũng không cách gì giúp được cho mày đâu hỡi nhỏ. Người ta có thể cho mày cơm ăn, người ta có thể tặng mày áo mặc, nhưng không ai có thể cho mày người cha. Người cha. Người cha…” Ôi hai mươi mất năm làm người để đến phút này tôi mới biết, tôi không có bố. Tôi là một đứa trẻ mồ côi cha. Tôi được sinh ra, như dấu tích cụ thể của một điếm nhục gia đình, cho anh chị em, cho chính người đã nuôi tôi bao năm và cũng đã bao năm, tôi tin tôi được mang máu huyết người đó.

Tôi thay quần áo rời khỏi nhà, lén lút như một đứa ăn cắp. Rời khỏi nhà. Đi khuất đi. Những tiếng nói dồn lại từ mấy chục năm nay, giờ mới trào ra, sôi sục.

Phải rồi, tôi đã hiểu, tại sao những năm tháng nhục nhằn kia. Phải rồi, tôi đã hiểu tại sao có sự săn sóc khác thường của ông cụ dành riêng cho khi còn bé. Đó chỉ là hình thức biểu lộ cái lòng khoan dung, tha thứ nơi người đàn ông dành cho người đàn bà tội lỗi. Ngay cả sự yêu thương nồng nàn của mẹ tôi dành cho tôi, cũng chỉ là tự ái, là phản kháng tuyệt vọng của một con thú xập bẫy. Xấu xa bị lột mặt nạ. Rốt lại, tôi chỉ là cái cớ, tôi chỉ là cái tấm bia cho những mũi tên khoan hồng độ lượng (mặt khác của thù hận khinh bỉ) và của tự ái ngấm ngầm (mặt khác của ê chề điếm nhục). Phải rồi. Tôi phải đi. Phải đi ngay trước khi tôi có thể điên rồ giết chết mẹ tôi.

Ý nghĩ giết chết mẹ tôi mỗi giây thêm một nung nấu mãnh liệt trong tôi. Người tôi bừng bừng. Trí óc tôi sáng suốt. Tôi hăm hở, tôi cuồng nhiệt như mới được chích vào người cả một hộp thuốc kích thích. Nghĩ tới lúc lát dao phập ngọt. Nghĩ tới lúc máu phun bắn nhòe nhoẹt mặt mũi tôi. Máu của một người mẹ khốn nạn, tôi nghe lòng dịu lại.

Ôi, có thể nào tôi lại là kẻ giết người được chăng? Có thể nào, cái sự sống của mẹ tôi, của người đàn bà còm cõi, già nua, nhăn nhúm lại được kết thúc bằng chính bàn tay của đứa con thương yêu bà nhất? Không lẽ vết chàm trên trán tôi, là cái thông điệp, cái tín hiệu báo trước cho biết, tôi sẽ là kẻ giết người? Tôi sẽ là kẻ giết mẹ? Và tự kết liễu đời mình?

Rồi báo chí sẽ đăng tin khủng khiếp này. Bao nhiêu phỏng đoán, tưởng tượng sẽ được thêu dệt quanh cái chết của mẹ con tôi. Rồi Hãn nữa! Chàng còn lại và sẽ sống cách nào trước vụ án nhơ nhuốc và dư luận hàm hồ.

Nghĩ tới Hãn, lòng tôi lại se thắt một nỗi đau xót ngọt ngào. Nghĩ tới Hãn, tôi mới sực nhớ cả tuần qua không gặp chàng. Quyết định không gặp Hãn là một quyết định đơn phương từ phía tôi. Tôi biết tôi sẽ không thực hiện được ý định của mình nếu tôi gặp Hãn. Chỉ cần thấy mặt Hãn thôi. Tôi sẽ không giữ được mình. Tôi sẽ ngã vào lòng chàng. Tôi sẽ khóc. Và chỉ cần đôi mắt chàng đăm đăm ngó xuống, nỗi sầu thảm dịu dàng thoáng trên vầng trán xếp dài những nếp nhăn, tôi sẽ khai hết. Tôi sẽ nói thật với chàng dự định đi xa của tôi. Tôi sẽ nói, như vậy là hết. Em phải sống đời sống khác, vì con. Cũng như anh không thể ra khỏi đời sống anh vốn đã. Tôi sẽ nói tôi đã sửa soạn kỹ lưỡng cho quyết định đó. Và đừng mong gì thay đổi.

Đừng mong gì thay đổi. Tôi sẽ nói vậy. Nhưng ngay khi tôi nói ra điều đó thì mọi sự đã đảo ngược mất rồi. Nghĩa là tôi không thể đi đâu được. Trong khi sống ở đây, với cái thai ngày sẽ một lớn, tôi trở thành một gánh nặng thêm vào những gánh nặng cho chàng.

Bởi thế dù nhiều lúc tôi chỉ thèm được thấy Hãn trong thoáng chốc, thèm được nghe, dù chỉ một vài lời ngắn ngủi, giọng nói của chàng, Thèm được thấy chàng ngồi im phắc như pho tượng gầy gò, điếu thuốc cháy trên tay, chiếc lưng còng và ly cà phê sắp cạn. Những ngày nhất quyết không gặp Hãn, tôi phải viện dẫn đến cả những lý do không thực, những lý do mơ hồ, nhưng vì tương lai của con, vì hạnh phúc của chàng, vì tình yêu của chúng tôi để thêm nghị lực chống trả lại những ham muốn, những thèm khát tự nhiên, điên cuồng. Ngồi nhà, suốt ngày, từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến khuya và đôi khi đến sáng. Nhiều lúc tôi muốn tạt qua Extra, tạt qua nơi mà chàng gọi là “chốn của riêng nhau” trong chốc lát, vào những giờ mà tôi biết chắc Hãn không ghé về, để thử xem chỉ vì chợt nhớ không biết thùng dầu hôi đã đậy nắp chưa? Cái giá vo gạo có nhớ cất vào phòng hay còn để ở ngoài hiên. Lọ đường có khi kiến bu đầy cũng nên. Hay biết đâu, cà phê đã chẳng hết? Liệu Hãn có nhớ mua hay chàng chỉ nhớ ra khi đã về tới nhà, và có thể chàng sẽ rất bực mình chỉ vì những thứ lẩm cẩm đó.

Cũng vì những thứ lẩm cẩm đó, bao lần tôi đã suýt ra khỏi nhà, nếu không kịp tự nhủ điều to lớn hơn hết là sự sống của mình, nơi Hãn, vì chàng mà mình có thể bỏ đi được. Thì còn chuyện gì đáng quan tâm hơn?

Nhưng bây giờ tôi không thể tìm Hãn. Chỉ có Hãn mới là người cho tôi biết tôi phải làm gì? Tiếp tục sống hay chết. Tôi không tìm Hãn. Bởi vì chỉ duy Hãn mới có thể đem bình tĩnh trở lại cho tôi. Quyết định của Hãn là quyết định cuối cùng. Thái độ của Hãn mới chính là thái độ của tôi. Tôi đã là chiếc bóng, là một phó bản của tinh thần Hãn, ngay từ những ngày tháng đầu tiên của cuộc tình.

Tôi về tới Extra tôi mới nhớ là giờ đó Hãn đã đi làm. Đồng hồ đầu ngõ chỉ đúng ba giờ. Định vòng xe trở lại tìm Hãn ở sở, nhưng tôi không muốn tiếp tục diễn hành cái mặt thất thần trong một cung cách tơi tả như thế ngoài đường và nơi làm việc của chàng, tôi lên phòng, nghĩ sẽ chờ Hãn về hoặc gần đế giờ nghỉ sẽ đón Hãn ngoài cổng.

Bước vào phòng, tôi thấy ngay hai lá thư của Lam. Một gửi cho tôi và một gửi cho Hãn.

Thư Lam viết cho tôi lung tung, không đầu đuôi. Xen lẫn những câu than thở phải chạy tiền ăn và sự vắng mặt tôi trong tuần qua, là những câu mai mỉa thâät nặng nề. Cuối thư Lam nói, chắc Lam phải rút ra khỏi Extra trước khi mọi sự hoàn toàn đổ vỡ. Lam nói càng ngày Lam càng không kiểm soát được Lam nữa. Và như thế là điều không nên. Vì Lam rất thương tôi và mặc dù Lam cũng không quên là tôi đã bảo không có sứt mẻ hay trở ngại gì, nếu có thêm một người nào yêu Hãn, miễn là việc đó không làm Hãn bận tâm…

Tôi hiểu đấy là tối hậu thư của Lam. Tôi thật không ngờ mình nhận được tối hậu thư sớm thế này.

Như từ một vực thẳm này được ném sang hố sâu khác, tôi lấy xe đến sở tìm Hãn. Người ta trả lời Hãn đã đi ra ngoài. Tôi muốn xỉu. Quay ra, trời chói gắt. Sức nắng soi đều khắp thân thể tôi khô xẻ, miệng đắng chát. Cổ họng cứng đến đau mỗi khi có chút nuốt bọt được nuốt qua. Tôi lảo đảo bước, mắt hoa quáng. Chiếc xe trở thành một khối đá khổng lồ. Mồ hôi tươm ra như tắm. Tôi nói với người lính ở chỗ gửi xe “Ông làm ơn đạp giúp tôi với”. Chị coi xe nhìn tôi bằng đôi mắt lồi khỏi tròng “Cô muốn đau rồi. Coi chừng đi xe không nổi a”. Tôi muốn cười cho chị ta yên lòng, nhưng không cách gì kéo được làn môi của mình. Một lát sau, khi người lính đạp nổ xe, tôi nói “Chị có thấy ông Hãn đi ngang đây?”. “Có”. Chị đáp nhanh nhẩu. Và cho thêm trước tôi chừng mười lăm phút có một cô nào đó đến tìm Hãn. Và hai người đã đi ra với nhau.

Tôi cám ơn và bắt đầu nhập vào dòng xe cộ cuộn xiết. Tôi không thể nhớ mình đã đi những đâu, qua bao nhiêu con đường. Chỉ biết, trời ập mưa sau khi tôi vừa rời xa chỗ Hãn làm. Gió biến mưa thành những lát rơi quất rát mặt mũi. Tôi không còn nhìn thấy đường phố, nhà cửa. Chiếc xe vẫn lao đi vun vút, như thể nó được điều khiển bởi một người nào đó, không phải tôi. Rồi nước dâng ngập các ngả đường. Nước dâng lên cao, cao mãi. Cho tới khi tôi cảm thấy như nước đã nuốt chửng tôi và tôi chìm nghỉm. Cùng với xe. Bên tiếng xầm xập của mưa, tôi nghe được một tiếng thét thất thanh. Đó là sự kiện cuối cùng tôi ghi nhận được. Sau đấy, tôi không còn biết gì, dù là chính tôi ở đâu? Có hay không?

- Cô có điều gì để khai không khi ông này nói chính cô lao vào đầu xe của ông ta?

Tôi lắc đầu. Người đàn ông nào đây? Sao không phải là Hãn? Cảnh sát nữa. Ba bốn người. Y tá. Những tấm áo blouse trắng toát. Chuyện gì vậy?

- Hãn? Hãn ơi?

- Cô nói gì? Cô bảo sao? Cô hãm lại hả?

Tôi cố ngoi lên một lần nữa khỏi biển nước mênh mông ngầu đục., nhưng những hạt mưa lớn như những viên sỏi trắng đan kín, tiếp tục thả xuống. Tôi lại chìm nghỉm.

Tôi bỡ ngỡ khi thấy mình đang ở giữa đường phố của Đà Lạt. Mùa Giáng Sinh. Trời lạnh muốn thành đá. Hãn choàng tay qua vai tôi truyền thêm hơi ấm. Tay kia Hãn giắt con. Chú nhỏ khoảng chừng hai tuổi. Bụ thật bụ. Hai má au đỏ như má con gái. Cu cậu mặc áo lông xù, chân đi giày ống, đầu chụp mũ nhung, chỉ ló mặt ra mà thôi. Nó đang líu lo chỉ chỏ hỏi han chi đó. Hãn vừa hỏi tôi còn nhớ quán cà phê những năm trước không. Vừa trả lời con. Tôi trả lời Hãn là chết rồi, đầu thai kiếp khác chắc tôi cũng còn nhớ như in, tất cả, chứ chẳng riêng gì quá cà phê. Hãn nói “Cẩn thận nghe con. Mình sắp băng qua đường”. Thằng nhỏ giờ chân đá gió. Nó nói “Xe đụng con con đá xe luôn”. Hãn cười “Làm sao con đá xe được. Xe to bự và chắc chắn lắm. Vì xe làm bằng sắt”. Xuống lề đường. Tôi nhìn xe từ hai phía. Đường vắng. Từng cặp chụm đầu vào nhau đi lặng lẽ. Bỗng tiếng xe rít. Tiếng thất thanh. Tôi tỉnh lại.

- Cô có nhớ là lúc trời mưa cô đi bên phải hay bên trái hay đi giữa đường không?

Tôi lờ mờ nhìn thấy chai nước dốc ngược như muốn rơi xuống giữa ngực. Tiếng ai đó bảo nên kiên nhẫn. Chờ cô ta tỉnh hẳn đã. Một giọng khác nói phải lo cho xong còn kết thúc hồ sơ. Một giọng phụ họa “Vâng. Chúng tôi củng mong xong sớm để có thể về. Riêng tôi dù trái phải tôi cũng xin hứa lo hết tất cả mọi tiền thuốc men cho cô ta”.

Có bàn tay nào lay động tôi. Mùi thuốc khét từ bàn tay và một gương mặt cúi thấp. Những miếng lụa màu đỏ chạy qua lại trước mắt. Rồi những hạt mưa bất thần rơi. Làm màu đỏ loang nhanh. Loang nhanh cho tới khi thành một tấm màn và chụp gọn lấy. Tôi hốt hoảng giơ tay cầu cứu.

- Hãn. Hãn…

Có tiếng đáp lại xa ngái.

- Hình như cô ta gọi tên một người nào. Đã có ai lo báo tin cho gia đình cô ấy biết chưa?

Tiếng trả lời không rõ rệt. Những bước chân xa dần và màu đỏ tan đi.

Tôi thấy tôi rình mẹ tôi ở giữa ngõ, chỗ có con đường nhỏ, ăn thông sang con đường khác. Tôi chờ mẹ tôi từ lúc bảy giờ tối. Mẹ tôi đến anh Long chơi. Và muộn lắm là chín giờ mẹ tôi sẽ trở về. Thường mẹ tôi về sớm hơn. Có khi mẹ tôi chỉ đi một chút rồi về lại. Bà cụ vẫn còn sợ tôi sẽ trốn bà đi chơi với Hãn. Vào nhà tôi chỉ có một lối duy nhất, dù là đường ngang có nhiều. Nhưng chỗ tôi đứng là đường rẽ trong cùng. Không còn một ngách nào khác. Rất cẩn thận, tôi bọc chuôi dao bằng một chiếc khăn tay mua ngoài chợ. Con dao cũng là thứ dao bình thường, nhà ai cũng có. Loại dao ăn và cũng là để rọc giấy. Tôi đã suy nghĩ kỹ. Không có cách nào khác để rửa sự điếm nhục mà tôi phải gánh chịu. Nếu mẹ tôi đã không giết tôi chết ngay khi tôi vừa được lọt lòng thì tôi phải giết bà. Không có cách gì khác. Tôi là tấm gương ê chề nhục nhã của bà và ngược lại. Buổi chiều trước khi thi hành ý định tôi vào nhà thờ xưng tội. Mặc dù tôi không là tín đồ của Chúa. Một năm, sau ngày yêu Hãn, tự dưng tôi thấy tôi gần Chúa hơn. Tôi thường có những buổi chiều lẻn vào nhà thờ ngồi nhìn tượng Chúa. Giữa thành phố, những lúc sau này người ta chỉ có thể tìm được yên tịnh nơi thánh đường mà thôi. Nhất là thánh đường vào khoảng giữa hai khóa lễ nguyện. Hai hàng ghế im phắc, dẫn lên bàn thờ chúa uy nghi, tráng lệ. Khám phá này với tôi là một thích thú, và chính vì thế tôi còn có thể bình tĩnh yêu chàng. Sau mỗi giao động tinh thần hay tình cảm, vào thánh đường chọn một góc khuất nơi một cây cột. Tôi quỳ gối. Không biết nguyện cầu gì nhưng sự im lặng uy nghiêm giúp tâm hồn tôi thanh thản khi bước ra. Gặp buổi xưng tội, tôi cũng vào xưng tội và tôi không dấu sự tôi là người ngoại đạo. Luôn luôn sau bức màn, cha rửa tội khoan hòa bảo không quan trọng chi lắm điều đó. Tất cả mọi người đều là con của Chúa. Chỉ có ý hướng tìm đến Chúa cũng đã là đủ rồi.

Riêng buổi chiều, cha khuyên tôi nên ở lại thánh đường cầu nguyện Chúa cho tới khi lòng thanh thản hãy ra về, sau khi cha giảng giải và phân tích cặn kẽ vì đâu tôi có những ý tưởng điên rồ kia. Ra khỏi thánh đường, lòng tôi nhẹ nhàng thư thái. Tưởng rằng mình đã bỏ được ý nghĩ đó không ngờ khi về đến nhà, tất cả mọi thứ lại sống dậy. Mãnh liệt và thôi thúc hơn. Có lẽ hình ảnh ông cả ôm ngực ho gập người trên chiếc ghế, hai bàn tay quờ quạng tìm ly nước đã khiến tôi cầm lòng không đậu. Tôi chạy tới. Đỡ ngực cho ông. Rót ly nước trà mới và lấy thuốc cho ông uống. Trong khi làm, không hiểu từ đâu, nước mắt tôi tràn ra. Khi quỳ xuống nâng ly thuốc lên cho bố uống, vô tình bàn tay chạm vào mặt tôi. Ông khựng lại. Đôi mắt lòa của ông như vụt sáng. Tôi thấy rõ bàn tay bố rơi trên vai. Ông hỏi.

- Phiến đó hả?

Tôi nghẹn giọng.

- Vâng. Con đây.

- Con về lâu chưa?

- Dạ mới.

- Hồi nay sao con hay đi quá vậy. Nghỉ hè rồi, nếu không bận việc con nên ở nhà. Con gái đi ở ngoài đường nhiều không tốt đâu. Lỡ ai thấy họ cười cho. Bố không thích con bị mang tiếng.

Sự dịu dàng, lời ngọt ngào và những chữ “Con…con” của ông khiến tôi thêm xúc động. Tôi chụp lấy bàn tay bố ấp lên mặt mình và khóc ngất. Tôi thèm khát, tôi mơ ước từ năm lên bảy chỉ chừng đó. Chỉ một tiếng “con” , chỉ một tiếng “bố”, mà sao cũng không được, và càng không hy vọng gì khi bây giờ mọi sự đã rõ. Tôi muốn nói với người là tôi đã biết hết. Biết rõ tất cả. Vậy mà tại sao giây phút đó, người vẫn còn có thể dành cho tôi những tiếng ngọt ngào kia? Hay không phải. Hay câu chuyện chị Quyến nói, chỉ là sản phẩm của một trí tưởng tượng phong phú và cay nghiệt? Hay đó chỉ là chuyện mẹ tôi dựng lên, để trả thù những năm làm dâu, những ngày làm vợ nhục nhằn tăm tối? Chỉ có một người có thể cho tôi biết dứt khoát việc đó. Chỉ có một người có thể rửa nhục cho tôi, cởi bỏ mối giây oan nghiệt kia là mẹ tôi. Nhưng mà, liệu có chắc mẹ tôi sẽ lắc đầu đáp không, khi tôi hỏi. Không có một dấu hiệu nào bảo đảm cho hy vọng mong manh ấy, một khi mẹ tôi đã trả lời “Mẹ sẽ cho con biết khi con lấy chồng”. Tại sao lại phải đợi đến khi tôi lấy chồng hay tới lúc bà hấp hối? Nếu sự thực không phải, tôi nghĩ bà đã có thể trả lời ngay khi câu hỏi đó được đặt ra. Không. Sự thực chẳng có một chút nào sai biệt với điều chị Quyến tiết lộ. Có khác chăng là sự thực có phần thê thảm qua chính sự xác nhận của mẹ tôi mà thôi. Và thôi cùng đành. Tôi phải xuống tay. Âu đó cũng chính là ý Chúa.

Đúng như ức đoán của tôi, mẹ tôi trở về vào lúc tám giờ. Từ xa tôi đã nghe được tiếng dép của bà, trước khi hình ảnh còm cõi xô lệch hiện ra. Tôi tưởng khi thấy bà tim tôi sẽ phải đập mạnh lắm. Tôi hồi hộp và có thể không chắc gì tôi đã đâm trúng. Vậy mà, khốn nạn thay, tôi rất bình tĩnh. Tôi rất thản nhiên, lạnh lùng, như kẻ đang đi tới trong tầm dao kia không phải là bà. Tôi đếm từng bước chân lại gần. Bà cúi xuống nhìn đường đi. Gió thỉnh thoảng lay động những sợi tóc bạc trên đỉnh đầu. Vừa đi bà vừa lẩm nhẩm. Còn năm bước cách chỗ tôi đứng. Còn bốn. Còn ba. Còn hai… Thật lạ, tới nước đó rồi mà tôi còn đủ sáng suốt để nhận ra rằng tôi đang áp dụng cách đếm giật lùi của những nhà bác học điều khiển những cuộc thí nghiệm phóng vệ tinh ra ngoài trái đây. Chiếc bóng tới trước. Rồi chính bà. Tôi vung tay. Tiếng thất thanh ngân dài cùng trận mưa lại ào ạt đổ ở đâu đó.

Những miếng vải đỏ chập chờn lướt qua mặt tôi nhiều vòng trước khi bị mưa làm loang ra và kết thành tấm vải lớn.

Tôi chỉ tỉnh hẳn sau ba ngày đêm liên tiếp. Cô y tá cho tôi biết như vậy. Cô kể tôi lao đầu vào một chiếc xe hơi chạy ngược chiều. Tai nạn không nguy hiểm vì lúc đó mưa lớn, xe chạy với tốc độ thấp. Lẽ ra tôi có thể ra về ngay sau khi được băng sơ mấy vết thương ở cánh tay và ống chân nếu tôi không bị băng huyết.

Tôi rùng mình đau đớn. Hết. Vĩnh viễn niềm mơ ước và khát khao duy nhất của đời tôi.

Cô y tá tiếp tục nói. Cô kể cho tôi nghe trong thời gian mê man vì làm băng, tôi trải qua những giấc mơ khủng khiếp. Những giấc mơ luôn được kết thúc bằng một tiếng thét thất thanh. Nhưng bác sĩ nói không sao. Đấy chỉ là sự khủng hoảng của tinh thần vì bị chấn động mạnh lúc lao vào xe hơi. Rồi sẽ hết. Chỉ có điều là những giấc mơ kinh hoàng kia thường phát sinh vào lúc những người nhà tới thăm và nhất là lúc có Hãn. Cô y tá gọi Hãn bằng danh từ “chồng bà”. Hai tiếng chồng bà nghe buồn bã và mai mỉa. Tôi không muốn nghe thêm. Đúng hơn tôi không đủ cam đảm. Tôi nói xin cho tôi thuốc ngủ. Cô y tá bảo.

- Cô đã tỉnh. Bác sĩ chỉ cho thuốc ngủ sau mười giờ tối nếu cô còn thức.

Tôi lắc đầu.

- Tôi sợ tôi sẽ làm liều nếu tôi cứ mãi tỉnh như thế này.

Cô y tá mỉm cười dịu dàng. Chắc cô không tin. Cô đi tìm sự thực trong mắt tôi. Lát sau cô chích cho tôi một mũi thuốc. Không biết là thuốc gì nhưng sau đấy tôi ngủ thiếp.

Lúc mở mắt tôi thấy Hãn ngồi ghế, chống hai tay trên thành giường. Đôi má chàng hóp lại. Mắt hoắm sâu. Chàng như một ông già năm mươi. Tôi rút tay khỏi tấm drap trắng đưa cho Hãn. Hãn nắm lấy. Tôi nói:

- Con chết rồi.

Hãn gật đầu lặng lẽ. Nước mắt tôi lúc đó mới thực sự trào ra. Những giọt nước mắt được ghìm giữ từ bao ngày, kể từ sau lúc chia tay với chị Quyến.

Tôi khóc trong khi Hãn gượng cười. Chàng nói.

- Ngoài kia mưa.

Và chàng đưa tay tôi lên môi hôn. Cử chỉ kính cẩn và thánh thiện. Tôi vắt nốt những giọt lệ còn sót.

Cửa phòng mở. Phần cơm của tôi được đem tới.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,