Nguyễn Mạnh Trinh

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 6096)
Nguyễn Mạnh Trinh

 

Dõi Theo Bước “Trường Chinh Chử Nghĩa” Của Du Tử Lê

Với tôi, ở một hình dung chữ nghĩa nào đó, Du Tử Lê là một người đang việt dã giữa cuộc đời.

 

Thơ cũng như người, với đời sống mang theo, trải qua bao hệ lụy, như dòng máu rồi cũng chảy về cửa tim nhưng phải vượt qua bao ghềnh thác khúc khuỷu Dù lục bát, năm chữ, bảy chữ, dù viết cho riêng mình hay cho người tình, cho bằng hữu, thủy chung thi ca vẫn là chuỗi âm thanh đồng vọng lại từ một cõi đời tan nát, muộn phiền. Vẫn điệu man mác, mênh mang và ngôn ngữ tha thiết lắng đọng, đã dàn trải trong thơ để từng chữ, từng lời là biểu hiện của vết thương chưa liền thịt của người đi xa nhớ về kẻ ở gần, và là tận cùng rốt ráo của những phần đời đã là một lần trân quý nhất.

 

Một năm, với Du Tử Lê thường được đánh dấu bằng một, hai tác phẩm. Thơ, tùy bút, truyện ngắn, là biểu hiện rõ nét nhất của chàng, người suốt đời ở với văn chương. Với chàng văn chương không còn ở mức của từ ngữ phù phiếm, mà văn chương là đời sống thực, có tủy xương, máu huyết thật. Thơ là nỗi niềm của những đêm vắt tay thức trắng, và những ngày lang thang ở quán trọ đời sống. Những yếu tố ấy, trong tuyển tập Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, lại càng rõ nét hơn...

 

Nếu một người thơ tạo được tinh chất riêng cho tên tuổi với những nguồn lạch, sông suối của cõi đời riêng, đã coi như thành công một phần; thì, với Du Tử Lê, tinh chất ấy luôn luôn thay đổi với những phong cách mới làm đầy nỗ lực. Ông mải miết tìm kiếm, mải miết làm mới chính mình và hình như chưa bao giờ hài lòng với thành quả của mình.

 

Một trong những cách làm mới thi ca của Du Tử Lê là sử dụng dấu gạch chéo “/” slash (có trong các dấu của computer) như là một ký hiệu, một dấu thêm vào những dấu mà Việt ngữ đã có tự bao đời như dấu chấm, hai chấm, chấm than, chấm phẩy... Ông giải thích: “Anh đã biết khi chúng ta nói (học viết) bao giờ tiếng thứ nhì cũng xô đẩy tiếng thứ nhất, tiếng thứ ba xô đẩy tiếng thứ nhì... Cứ thế, như một sâu chuỗi hạt nước tiến về phía trước, rồi rơi xuống. Nó tựa dòng nước chảy về chỗ trũng. Tính Hoán Vị / Conversion, tính di động hai chiều / mobilization in the two way direction không hề có trong một câu nói, một câu thơ, hoặc văn. Ta càng không thể vắt ngược một chữ hay một nhóm chữ ở cuối câu lên đầu câu như con rắn có thể vắt ngược cái đuôi lên đầu nó. Nhân sự phổ thông của máy computer, máy này có dấu gạch chéo / slash, tôi đã dùng dấu ấy như một ký hiệu, báo thị cho người đọc biết rằng những chữ ở sau hay ở giữa hai dấu gạch chéo, người đọc có thể hoán đổi vị trí của chúng, hoặc báo thị rằng chúng mang tính xô đẩy hai chiều thuận, nghịch... Với ký hiệu hay dấu gạch chéo/ slash này, người đọc thực sự trở thành tác giả thứ hai. Họ có thể có một câu thơ (văn) khác, theo sắp xếp của họ. Người đọc không bị đóng khung vào một mô tả, một trật tự thơ, văn cố định nữa. Trước đây, thơ văn của chúng ta tựa ngôi nhà tiền chế, người đọc chỉ có quyền nhận lấy hay chối bỏ mà thôi...”

Và với lục bát, Du Tử Lê đã tận dụng những dấu phẩy, chấm, gạch chéo để làm khác đi nhịp điệu cũ, rất nhàm chán của nó. Từ căn bản là nhịp chẵn hay nhịp cân đối, ông dùng các dấu để biến nó thành nhịp lẻ, nhịp chỏi. Như thế với cách ngắt nhịp mới, lục bát sẽ thoát được cái khuôn mòn du dương, trầm bổng mà những người làm lục bát thường ngần ngại để vượt qua.

 

Chúng ta thử đọc một bài lục bát mà trong đó, thi sĩ họ Du đã ứng dụng tất cả những phương cách làm mới của ông. Bài Tôi Nào?:

 

cây song sinh hai bên đường

suối, tươi âm cảnh khuôn buồn khung, tôi

rừng trồi / hương / nuôi môi / vui

hạt khuya rụng / đỏ / góc nguôi, lắng, chờ

 

mưa song sinh sau chia lìa

chấn thương khí quyển bão vừa xả tang

sông hồi tâm / gương / đen / đêm

lon con ký ức, lền, khên bóng, chiều

tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào?

 

 

Những dấu phẩy như những lát dao xẻ ra chuỗi ngôn ngữ để đứt rồi nối, và sau cùng òa vỡ, với những chuỗi âm thanh rền vang xa, vang xa: tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào?... Tôi có cảm giác như thế khi đọc bài thơ trên. Ở đó có sự chia lìa đứt khúc. Ở đó có những tiếng rền rĩ tỏa lan rất xa. Vẫn là nỗi buồn nhưng là nỗi buồn rất ngấm, rất sâu. Ngôn ngữ đã góp phần vào với nhịp điệu để thành một khúc sầu của những nỗi niềm từ lâu nén lại, bây giờ vỡ bùng thành hơi thở của giọng đọc, của những dấu chấm than xếp hàng lừng lững đi vào cấm khu của cảm giác.

 

Một bài thơ tôi thích là bài: bài ca người vác thập tự giá, khai sinh ghi tên, họ: phạm nhuận. Một bài hành của những kẻ bất cần đời, của nỗi niềm những kẻ sinh ra lầm thế kỷ. Hãy khoan chê trách, hỡi những nhà đạo đức! Đừng buộc tội vội những tâm sự chân thật. Không có thao thức về thân phận đất nước, không có súng gươm về giải phóng quê hương! Ở một chỗ của riêng mình, thi sĩ vẫn là những người muốn biến tâm can mình thành những sợi đàn rung, để đồng vọng với những khắc khoải đời người.

 

 

ngươi na ký ức về ngang phố

cất tiếng cười khua rộn núi, sông

trĩu hai tâm thất mưa năm biển

(riêng biển sau cùng: bạn tứ phương)

 

ta với ngươi: tiêu! biệt xứ này

đâu cần quá chén mới nghe say

hớp chung từng hớp đời dung, tục

dàn dụa quê nhà: mười ngón tay

 

ta biết ngươi quen sống bất cần

chẳng nghìn tân khách? - cũng vài trăm

người xưa bại sản vì mê bạn

ngươi gớm hơn nhiều! - đợ cả con

 

kẻ sĩ từ lâu lặn hết rồi

ngươi còn / trơ trọi / bóng / đêm / thôi

ai không nín thở qua cầu chứ?

ngươi vác hoài cây thập giá đời

 

chí cả nong đầy những vỏ không

ngươi còn cật vất chi dòng sông?

trái tim Quảng Đức xưa không nát

ngươi nát từ lâu: một tấm lòng

 

thì ngươi Tạ Tốn khi danh, lợi

xõa tóc khuya / rừng / gió / hú /khan

quạnh hiu: vết chém sâu ngang, dọc

ngựa hất bờm: chê hẹp cánh đồng

 

áo cơm chuyện nhỏ giờ sao nặng

đất nước đôi lần cũng nhẹ, tưng

ồ! ta hiểu chứ đời co, cụm

mọi điều hóa giá chỉ ngươi không

 

hảo hớn ư? - ngươi. Được mấy người

lỡ niềng quanh cổ nghiệp tay chơi

đến như giọt rượu không lưu vết

sống hết ga. Rồi: đi thảnh thơi

 

mai này thế kỷ sang trang khác

chẳng có ai thừa hơi hát ngao

bài ca người vác cây thập giá

dù, đất còn cho trái ngọt, mù.

 

 

Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà cũng vẫn là cuộc trường chinh chữ nghĩa, là chuỗi tâm tư của những người cảm thấy lạc lõng giữa đời sống của một xứ sở tiêu thụ, văn minh, và luôn hướng vọng về đời sống của quê nhà ở bên kia bờ một đại dương. Tâm cảm ấy, những người Việt tha hương ai mà không có (?) Chỉ khác nhau chăng ở cường độ nặng, nhẹ. Thi sĩ ở một giây phút nào đồng vọng, đã nói giùm, đã cất tiếng hộ chúng ta. Thơ bây giờ không phải là ảnh tượng của phù phiếm nữa mà chính là một phần đời sống thực, cảm nghĩ thực của con người. Và Du Tử Lê ở đằng sau thơ, là một trùng trùng biển khơi nhớ nhung, hồi tưởng của một đời đôi khi coi nhẹ chuyện vác thánh giá hộ người.

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,