Hà Bỉnh Trung - Thi Phái Cách Tân Và Trưởng Môn Du Tử Lê

15 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5118)
Hà Bỉnh Trung - Thi Phái Cách Tân Và Trưởng Môn Du Tử Lê

(Bài nói chuyện về Thơ Du Tử Lê, Hoa Thịnh Đốn ngày 11-5-1997)

 

Hiện tượng là cái gì có một hình trạng khác thường. Và đã có người nói Du Tử Lê là một hiện tượng trong thi giới Việt Nam.

Nhà văn Đỗ Quý Toàn khi nhận định về Du Tử Lê đã viết: Rất nhiều người không “phá vỡ” lề lối thơ cũ đến như vậy. Có thể họ vẫn tôn trọng âm điệu bằng trắc, hay vần, mà chỉ dùng các cú pháp mới; cách ghép các từ ngữ, hình ảnh mới mà thôi.

 Nhà văn Bùi Bảo Trúc dẫn lời của Nhà thơ Pháp Paul Valéry: Thi sĩ là một người bình thường, nhưng mỗi ngày vào buổi chiều, ông ta lại đem ngôn ngữ ra “khủng bố.” Theo định nghĩa đó, Du Tử Lê là một thi sĩ đích thực. Từ cách sống, cách viết, tác phẩm và những nỗ lực của ông đối với thơ trong hơn 30 năm qua. Du Tử Lê đã làm công việc mà Paul Valéry nói: khủng bố ngôn ngữ. Ông đi tìm những ngôn ngữ mới cho thơ. Ông cho những chữ đã cũ những đời sống mới bằng sáng tạo của ông.

Cùng những cách mạng ông đem đến cho ngôn ngữ, Du Tử Lê quay ra “khủng bố” thơ Lục Bát...

Nhà thơ, Danh họa Tạ Tỵ nhận định: Nói cho đúng thơ Du Tử Lê không quá khó hiểu và cũng chẳng dễ dàng tiếp nhận. Muốn tiếp nhận những vần thơ làm theo thể Tự Do, người đọc phải kiên nhẫn gỡ từng mối chỉ rối, vì cố ý, người thơ đã trộn lẫn vào nhau để tìm sự hòa hợp cho ý nghĩ. Một khi chỉ rối đã gỡ xong, người đọc thơ cũng đã góp phần vào công việc sáng tạo.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh, Thi sĩ Du Tử Lê nói: Khởi đầu cũng như cuối chót, tôi muốn được là một người làm thơ. Ở con người này, tôi thấy nó mang nhiều cái tôi chân thật hơn cả...
......

Khi làm thơ, thản hoặc tôi có nghĩ tới đối tượng. Một đối tượng rõ rệt. Nhưng chưa bao giờ tôi thủy chung với đối tượng của mình. Cuối cùng, thơ vẫn là sự trộn lẫn chiều dọc của đời sống...
......

Bình thường, tôi loay hoay, tôi đuối trong trong chữ và tư tưởng của mình... Từ lâu tôi vẫn nghĩ, một bài thơ hay là bài thơ gây được xúc động mạnh mẽ cho người đọc. Sau này, tôi thấy, sự làm mới thi ca từ ý tưởng, hình ảnh, tới so sánh hay liên tưởng, cũng mang tới một xúc động mạnh mẽ cho tôi..

Từ những lời phát biểu trên, khi đọc Thơ Tình Du Tử Lê mà ta gặp những đoạn khó hiểu, hoặc những đoạn tác giả phá luật thơ, bỏ không gieo vần trong thơ Lục Bát, thì ta cũng đừng thắc mắc, vì tác giả đã cố ý làm như vậy, để cách tân ngôn ngữ và làm mới thi ca mà thôi. 

Khi đọc tiêu đề của tập thơ: Thơ Tình / Du Tử Lê (tiếng Anh: Love Poems) một số người đã nghĩ đó là một tập thơ nói về tình yêu nam nữ thuần túy. Nhưng không, tác phẩm Du Tử Lê đã bao gồm cả tình yêu quê hương, đất nước, tình thương mẹ già, tình thương đồng bào, chiến hữu, bạn bè, và những nỗi sầu tủi, nhục nhằn riêng cho thân phận lưu vong của mình.

Nói về tình quê hương đất nước, bài thơ tiêu biểu nhất là bài Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển. Cũng vì bài này được nhiều người hỏi đến, mà nhà thơ đã cho tái bản lần thứ tư: 

 Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
 đời lưu vong không cả một ngôi mồ
 vùi đất lạ thịt xương e khó rã
 hồn không đi sao trở lại quê nhà 

Tác giả viết tiếp: 

 Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
 và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
 cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối 
 biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
 ......

 khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
 cho tôi về gặp lại các con tôi
 cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
 từ những mắt đã buồn hơn bóng tối 

 khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
 và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
 ôi lâu quá không còn ai hát nữa
 (bài hát giờ cũng như một hồn ma!) 

Và Du Tử Lê kết luận: 

 Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
 đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn. 

(Bài thơ này viết từ tháng chạp 1978, nên không có dấu chấm, dấu phẩy và gạch chéo.)

Lời thơ thật não nùng, đau xót, ý thơ thật lạ, hình ảnh bi đát. Tác giả đã viết thẳng những lời dặn dò trăn trối, bất chấp mọi thành kiến cố cựu. Cho đến nay những người làm thơ chưa ai dám viết về sự chết của mình; vì rất kiêng kỵ. Đã làm thơ là phải có hậu, khác hẳn với nhà thơ họ Lê.

Sống đời lưu vong, đến nơi nào vắng vẻ, nhà thơ cảm thấy cô đơn, lại chớt nhớ đến người mẹ già còn lận đận ở chốn quê nhà. Anh đã viết trong bài Thấy Bình Minh Trên Sa Mạc Utah, Nhớ Mẹ Già: 

 gọi ai gió nổi bốn trời
 chiếc nhau tôi lạnh phía đời bên kia
 mẹ nằm lặng lẽ trong khuya
 lắng nghe biển dội lời thì thầm, quên
 xương tàn một rúm chưa yên
 cố lay lắt sống để đền lỗi con 

 trưa về trên rẫy xanh, non
 gọi tôi cát ẩm, bãi còn sông, trôi
 vàng chan ấm mấy vai đồi
 vẫn tôi xa lạ nhớ trời, đất, xưa 
 sầu già như những cơn mưa
 ủng tôi bãi trũng lầy vừa vũng, đau.
 ......

Lời thơ tha thiết dầy nỗi nhớ thương. Với cấu trúc thơ nghịch đảo ngôn ngữ, âm hưởng lạ tai, Du Tử Lê đã chia xẻ được với độc giả nỗi xúc động của anh.

Tâm sự kẻ lưu vong đã nung nấu, dày vò nhà thơ, cảm thấy nỗi buồn vong quốc dằn vặt, và tủi thân phận lạc loài, khi nhận những áo cơm ban phát ở nơi đất khách, Du Tử Lê đã thốt ra những lời chua xót: 

 cám ơn
 cám ơn Pendleton
 đã cho ta những chiếc áo, chiếc quần
 rộng như những chiếc bao bố
 những chiếc áo đôi khi mặc vào khỏi cần quần nữa 
 hay những chiếc quần đôi khi mặc vào khỏi cần mặc áo. 

 cám ơn
 cám ơn Pendleton
 đã cho ta những bữa ăn sáng
 những bữa ăn sáng nhọc nhằn buồn thảm
 bởi ta phải làm đuôi
 mà cái đuôi thì luôn luôn quá dài, uốn cong
 đôi khi cho ta liên tưởng tới quê ta
 cũng cong hình chữ “S.” 

 cám ơn
 cám ơn Pendleton
 đã cho ta những bữa cơm trưa ngao ngán
 những món ăn hàng ngày gặp lại
 những món ăn như giây chun khó nuốt
 (vậy mà riêng ta, ta vẫn cố nuốt)
 ta nuốt luôn những giọt nước mắt
 muốn chảy xuống bát canh.
 ......

Đọc những lời thơ trên đây, ta đã biết được phần nào tâm trạng của Du Tử Lê. Nhưng có lẽ vẫn chưa đủ, nếu ta chưa đọc bài Kẻ Từ Phương Đông Qua. Nhà thơ gặp một ông già và đã thú nhận với lão trượng tình cảnh mình xác hồn thất lạc. Anh viết: 

 hồn không còn cõi trú
 xác không còn mái che” 

Và cũng vì cái tình cảnh hồn siêu phách lạc, thân xác rã rời, Du Tử Lê đã viết được bài Đêm, Nhớ Trăng Saigòn, bài mà tôi thích nhất trong tập thơ. Vì hình ảnh đẹp: một đêm trăng ẩn trong sương mù, tác giả đi xe trở về, giữa hai dãy đèn mờ ảo, và hai hàng cây lặng lẽ bên đường. Ý mới lạ: 

 tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
 tìm tôi, đèn thắp hai hàng
 lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây. 

Mặc dù có chỗ hơi tối nghĩa: 

 ngỡ hồn tu xứ mưa bay
 tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa. 

Nhiều người không hiểu chữ tu xứ nói gì. Và có câu bỏ gieo vần (?) lục bát: 

 đêm về theo vết xe lăn
 tôi trăng viễn xứ sầu em bến nào. 

Nhưng những điểm mà tôi không thích lại được bù lại bằng những câu thơ rất đẹp, rất nhạc, và gây được cảm xúc, ví dụ câu: 

 đêm về theo vết xe qua
 nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh. 

Hoặc câu: 

 nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
 nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
 nhớ nghĩa trang: quê bạn bè
 nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường. 

Với tâm trạng như thế, hồn thanh niên đã đi lạc, đã lìa bỏ tôi, bởi chót ký thác, chót gắn bó với một nơi chốn kín, riêng (không thật,) giữa một thổ ngơi đã thay tên, đã đổi chủ,... (Lời Du Tử Lê trong Nhật Ký.) (*) 

Du Tử Lê đã viết những bài thơ tình, thơ tình yêu thật sự, như thế nào?

Phần thơ tình này có 24 bài, là phần dài nhất trong số 38 bài của tập thơ. Nhưng phần lớn trong các bài thơ, ta chỉ thấy có một hai tiếng em lẻ loi, xen vào dòng thơ. Đếm tất cả trong tập, chỉ vỏn vẹn 8 chữ anh xưng hô với cô gái Mỹ Donna trước năm 1975. Còn với tất cả người đẹp khác, kể cả vợ, Du Tử Lê chỉ dùng danh xưng tôi, có vẻ lạnh lùng, không tha thiết lắm.

Trước năm 1975, nhà thơ nói với Donna, cô bạn Mỹ: 

 không bao giờ đâu Donna, Donna
 dù anh có yêu em
 hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
 thì anh vẫn trở về
 quê hương anh ruộng cằn đất cỗi
 người chưa lớn đã già
 trẻ chưa cao đã cọc... 

Năm 1975, tháng 8, anh viết: 

 và Donna
 tôi không biết phải nói gì với em hôm nay
 vì tôi đã không còn quê hương để mời em thăm viếng
 cũng như trong tôi đã ngấm tắt rồi
 ước mơ một ngày nào em ghé thăm quê hương tôi. 

Trong bài Thơ Ở Costa Mesa chỉ có 2 chữ em trong 12 câu: 

 chia nhau buồn kẻ không nhà
 em, đêm, nước mắt, ta, thờ thẫn, hôm. 

Và: 

 ta ngồi năm ngón tay đưa
 che không đủ mặt sao bù đủ em. 

Bài Khi Trở Lại Làm Việc Ở Collins Radio có 11 câu, ta chỉ nghe vỏn vẹn có một chữ em: 

 tôi ngồi, nghe gió đâu đây
 nhớ em tháng chạp buồn trây phố chiều. 

Đến bài Sinh Nhật, 81, với 27 câu, anh đã viết tăng lên được 7 chữ em, nghe rất tình tứ dễ thương.

Thế rồi trong cuộc đời tha hương, những lúc nhớ đến người yêu, Du Tử Lê đã thốt ra những lời cay đắng, buồn thương: 

 tôi xa người như xa biển đông
 chiều dâng lênh láng chiều, giăng hàng
 những cây ghi dấu ngày em đến
 đã chết từ đêm mưa không sang 

 tôi xa người xa đôi môi tham
 em biết: rồi em như chim ngàn
 thôi còn khua động làm chi nữa
 hồn tôi vốn đã là tro than
 ......

 tôi xa người xa đôi mắt ngoan
 vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
 em xa xôi quá làm sao biết
 vốn liếng tôi còn: những ngổn ngang 

 tôi xa người xa miền mê oan
 hồn tôi khô xác sợi giây đàn
 máu tôi đã gửi trong con chữ
 dẫu chết, còn nguyên lời oán than 

 tôi xa người xa một mùi hương
 bãi khuya, hồn ốc, lạc thiên đường
 nhớ ai buồn ngất trên vai áo
 mưa ở đâu về như vết thương.

Nhưng với tiếng xưng hô tôi, có vẻ ít thắm thiết, bề ngoài như lạnh nhạt, mà bên trong là cả một núi lửa nhiệt tình. Du Tử Lê viết trong Chân Dung:

 tóc người chảy suốt cơn mưa
 ngực thơm hoa bưởi môi đưa bão về. 

Và trong bài Di Chúc Của Một Chia Tan: 

 này, yêu dấu, em nhớ gì không nhỉ
 những mùi cây, cỏ mục rã bên đường
 đêm thơm ngát với chùm hoa thiên lý 
 nụ hôn nào đã ướp lá, hương sen 

 này, yêu dấu, những mùa trăng quê cũ
 những đêm nồng, chăn, gối có hơi nhau
 những mơ mòng nói nhỏ với... mai sau
 những không thể... nói riêng cùng cây cỏ. 

Và tiếp, thật thơ mộng say đắm: 

 những con đường xanh mát lá me non
 những bâng khuâng sánh bước với... u buồn
 đến lớp học và ngồi chung một...góc
 những e ấp ngủ chung cùng mộng đẹp
 những gọi thầm, xấu hổ với... môi thơm
 những rộn ràng giấu nhẹm dưới chăn đơn
 những tha thiết hiện thân thành... cuống quýt. 

Đọc lên ta thấy nỗi cảm hoài sâu đậm tràn đến với một nỗi buồn nhẹ man mác.

Với bài Em Về Thăm Thẳm, Núi, Non Du Tử Lê đã tỏ ra anh là một nhà thơ tả chân, nhiều câu đến mức siêu thực, táo bạo: 

 em về trên chiếu, chăn, tôi
 mùi hương tháng chín, nụ cười cuối năm
 nhớ nhau bật máu chỗ nằm
 dấu răng tháng chạp, vết bầm tháng hai.
 ......

 em về trong một đêm sương
 có tôi thất chí, ngồi thương bóng, còi
 da người, dấu cắn, răng tôi
 đó em giây phút mở đời đã ghi. 

Đặïc biệt hơn cả là viết thơ tình mà Du Tử Lê chỉ viết chữ tình yêu một lần trong bài Di Chúc Của Một Chia Tan, và trong số khoảng trên 3,000 chữ, tác giả chỉ dùng chữ yêu có 12 lần. Người được họ Lê yêu có cô Donna, từ trước năm 1975: 

 dù anh có yêu em 
 hơn bất cứ thứ gì có trên đất Mỹ
 thì anh vẫn trở về... 

Kế đó, một người tên T. Ch., được anh kể lể: 

 sau mười năm yêu thương
 em bộ xương còm cõi.
 ......

 sau mười năm yêu nhau
 đây, nén hương cuối kiếp.
 ......

 sau mười năm yêu nhau
 bây giờ chăn chiếu lạnh. 

Ngoài ra, ta chỉ thấy những người đẹp yêu Du Tử Lê về với anh mà thôi. Anh không hề viết một lần: tôi yêu em, anh yêu, anh thương em. Anh dùng một số chữ tưởng và rất nhiều chữ nhớ. Trong bài Thơ Viết Từ Camp Pendleton, anh viết: 

 đôi mắt người con gái yêu ta
 niềm mơ ước lớn lao và duy nhất của nàng là được sống
 và được yêu ta.
 ......

 như ta đã để lại quê hương ta
 người con gái yêu ta xanh xao, còm cõi. 

Qua những thơ trong tập Thơ Tình, tôi có thể nói Du Tử Lê là một nhà thơ tả chân, nhiều khi đi đến siêu thực; một nhà thơ trữ tình lãng mạn.

Anh không đến với người đẹp, mà chỉ thấy người đẹp về với anh. Có khi ra vẻ bất cần đời, và có khi lại vội vàng cuồng nhiệt như ngọn núi lửa tình, với dấu răng cắn trên da người, với vết bầm yêu đương. Tuy nhiên tình yêu của anh vẫn bị một nỗi buồn ám ảnh: nỗi buồn vong quốc, với tấm thân lưu lạc xứ người. Đời anh, vào thời điểm viết tập Thơ Tình này, đầy nỗi chán chường, mệt mỏi, tuyệt vọng với nỗi đau dày vò.

Để kết luận, tôi thấy Du Tử Lê là một nhà thơ mới, rất mới, rất tự do. Anh đã mạnh dạn cách tân ngôn ngữ, làm mới thi ca. Anh đã nói: với những thử nghiệm này, tôi tự biến mình thành vật thí nghiệm. Có thể tôi sẽ thất bại. Nhưng hy vọng người khác sẽ có những nỗ lực cách tân hoàn chỉnh hơn.

Thực sự, Du Tử Lê đã không thất bại. Anh đã lập riêng một thi phái Việt Nam mới, có thể gọi đó là là Thi Phái Cách Tân; mà anh là trưởng môn. Giới đọc sách có chối bỏ hay đón nhận lối thơ Du Tử Lê hay không là vấn đề thời gian.

 

HÀ BỈNH TRUNG

(Tuần báo Saigon Times, ngày 18-7-97)

 

 

(*) Đọc Chỗ Một Đời Em Vẫn Đểå, Dành, tùy bút Du Tử Lê, Tủ Sách Văn Học Nhân Chứng xuất bản, Calif., 1996. (Chú thích của Nhà xuất bản.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13249)
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 10688)
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9436)
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9446)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4763)
22 Tháng Chín 2015(Xem: 14651)
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 15957)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,