Người chối từ hai chữ “nhà văn!”

24 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 4297)
Người chối từ hai chữ “nhà văn!”

Tới hôm nay, tôi vẫn nhớ một điện thoại vào buổi chiều, ngoài giờ làm việc, của Đặng Hiền. Người bạn trẻ ngỏ ý nhờ tôi nói ít lời về Cao Xuân Huy. Nhân cuộc họp mặt dành riêng cho Cao Xuân Huy. Như một kỷ niệm. Một hiệp lời cầu nguyện. Thêm sức cho họ Cao. Khi đó, Cao Xuân Huy đã rất

yếu. Tôi nhớ, tôi nói với Đặng Hiền, đó là một trong vài người bạn trẻ mà, tôi rất quý. Có dễ vì tò mò, Đặng Hiền muốn tôi chi tiết hơn. Tôi nói, Cao Xuân Huy là người cầm bút duy nhất tôi được gặp - - Rất mực chân thực, khi từ chối hai chữ “nhà văn,” do độc giả, cũng như văn giới dành cho.

Tôi nghĩ chẳng người viết văn nào không muốn mọi người gọi mình là nhà văn - - Ngay cả khi họ không phân biệt được sự khác nhau giữa một bài viết có tính cách phóng sự xã hội, với một truyện ngắn, một tùy bút… Hay một hồi ký, bút ký, với một truyện dài…

Với những người này, có lần Huy bảo, họ “đánh đồng” nhà văn với ký giả. “Có một ông viết xuống những ghi nhận về một số hiện tượng xã hội cho nhật báo, khi không được gọi là… “nhà văn,” ông ta nổi sung. Giống như đó là một xúc phạm to lớn. Không thể tha thứ…” Huy kể. Tôi không hỏi tên ông “nhà văn” ấy. Nhưng qua mẩu đối thoại ngắn, tôi hiểu Cao Xuân Huy dị ứng trước hiện tượng tùy tiện, luông tuồng cách gọi nhà văn, nhà thơ trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, hơn ba mươi năm qua. Huy bảo, sự kiện này làm cho tập thể bé nhỏ của chúng ta, ngộp thở vì… quá nhiều “nhà!”

Bất cứ ai, hễ có sách in, tổ chức ra mắt, kèm theo “tiệc trà” hoặc, “có ăn nhẹ”… lập tức, được các nhà báo gọi là “nhà văn” hay “nhà thơ,” trong những bài tường thuật của họ. Huy nhấn mạnh. Tôi hiểu, tới lúc từ trần, trước sau, Cao Xuân Huy không muốn anh bị “đánh đồng,” xếp chung một rọ với hiện tượng mà anh dị ứng.

Tôi nghĩ quan điểm của Cao Xuân Huy, có thể bị một số người cho là cực đoan. Cường điệu. Kiểu cách! Riêng tôi, tôi trân trọng. Khởi từ lòng quý một người viết văn, không thể nghiêm túc hơn, với văn chương, như Cao Xuân Huy, hôm nay, sau khi họ Cao không còn nữa, tôi thấy tôi phải viết một vài điều về nhà-văn-chối-từ-hai-chữ-nhà-văn này. Như một nén tâm hương, gửi tới cõiriêng. Hồn anh.


Cũng từ sự việc vừa nói, tôi nghĩ, tôi có thể viết thoải mái về Cao Xuân Huy, với danh xưng nào, tôi cho là thích hợp nhất với Huy mà, không e ngại sẽ bị anh nhăn mày. Khó chịu. Theo ghi nhận của tôi, sinh thời tác giả “Tháng ba gẫy súng” đã bị/ được nhiều bạn đọc yêu quý văn chương anh, than phiền là: Bắt người đọc phải chờ đợi mỏi mòn gần một phần tư thế kỷ, mới chịu xuất bản tác phẩm thứ hai, “Vài mẩu chuyện.” (1) Tôi không biết số bạn đọc ấy, nghĩ gì, nếu họ biết, sự thực, Cao Xuân Huy không hề có ý định in tập “Vài mẩu chuyện.” Nếu anh không bị… ép buộc bởi một số bằng hữu thân thiết, quanh anh, ít ngày cuối đời.

Tuy nhiên, trường hợp nào, chúng ta cũng thấy rõ, nếu có những người bỏ cả một đời để viết văn, xuất bản hàng chục tác phẩm, chỉ với mục đích muốn được đời nhìn nhận tư cách nhà văn mà, thực chất vẫn không đạt được! Thì, Cao Xuân Huy, ngược lại. Anh được văn giới nhìn như một nhà văn đúng nghĩa, với tác phẩm “Tháng ba gẫy súng.” Ấn hành lần thứ nhất năm 1985. Nhưng anh lại là người từ chối hai chữ “nhà văn” một cách thẳng thắn. Với đôi chút khinh bạc của một cựu Thủy Quân Lục Chiến. Binh chủng họ Cao từng vào sinh, ra tử, suốt thanh xuân. Cộng thêm 4 năm tù cải tạo! Tôi không biết có phải ngay từ bước chân đầu tiên, rời khỏi trường lớp, bước vào dòng đời, chọn cho mình chiếc Mũ Xanh, tình yêu đồng đội, đã là niềm 1 “Vài mẩu chuyện,” tạp chí Văn Học California, xuất bản, 2010, hãnh diện thứ nhất và, cũng là tình yêu sau cùng của Huy? Tôi cảm tưởng, với Cao Xuân Huy, tất cả những vòng nguyệt quế dành cho anh, (dù không quá muộn màng,) cũng chỉ như những bèo bọt. Hư huyễn - -Trước máu xương, đầy ải mà, anh cùng đồng đội từng đổ xuống cho giải đất miền Nam, trọn thời tuổi trẻ.

Tôi cũng không biết, có phải định mệnh đã chọn Cao Xuân Huy làm một (trong vài) nhân chứng chiến tranh ở phía khác của cuộc chiến? Phía của những sự thật trần truồng. Và, những vinh quang tự thân, không cần son phấn? Tôi muốn nói, Cao Xuân Huy, đời thường, cũng như trong văn chương, không hề lên gân. Anh không cường điệu bằng cách cho nhân vật của mình (là Cao Xuân Huy và, những phân thân của Huy, qua nhiều tên gọi khác,) xuất hiện trong trang viết của anh, như những “Rambo” mình đồng da thép! Những người hùng không tình cảm. Không đói khát. Không bản năng. Không tham sống, sợ chết! Cao Xuân Huy cũng không mượn những nhân vật giả hình, (sau khi đã an toàn ở xứ tự do,) để phát biểu linh tinh. Chỉ vẽ. Phán đoán như…“thần” về chiến thuật, chiến lược! Cao Xuân Huy cũng không cho các nhân vật của mình đóng vai “thiên lý nhĩ, thiên lý nhãn” - - Hiểu theo nghĩa cái gì cũng nghe, thấy một cách tường tận! Cứ như thể họ là người đi những quân cờ mang tính định đoạt số phận nhân loại, trên bàn cờ thế giới! Từ “Tháng ba gẫy súng,” tới “Vài mẩu chuyện,” (khoảng cách thời gian 25 năm,) trước sau, tôi vẫn thấy Cao Xuân Huy là một người lính viết lại một phần đời mình. Giai đoạn tác giả cầm súng, tham dự cuộc chiến chống chủ trương thôn tính miền nam của đảng CS miền Bắc.


Chúng ta đừng quên “mẩu” là danh từ chỉ danh một vật, một sự việc nhỏ, bé, ngắn, cụt… Hoặc một thứ đầu thừa, đuôi thẹo không đáng kể. Nhưng khi Cao Xuân Huy dùng chữ “mẩu” trong tác phẩm “Vài mẩu chuyện” của mình, với tôi, ở đôi ba truyện, nó lại tựa những con ốc nhỏ khiến ta liên tưởng tới đại dương. Hay, một chiếc lá, có khả năng giúp ta nhớ lại bao mùa gió, bão…

Ở lãnh vực học thuật, việc nhốt biển cả trong một giọt nước, gom vũ trụ vào một hạt bụi, với thi ca, đã là một khó khăn! Huống chi với văn xuôi! Nhưng Cao Xuân Huy đã (chủ tâm hay vô tình?) cho thấy, làm được. Tôi không nghĩ Cao Xuân Huy có mối bận tâm lao lung nào, về nỗ lực vận hành chữ, nghĩa như vừa kể. Tôi nghĩ, điều quan thiết duy nhất của anh, chính là sự viết. Anh viết với tất cả ngay thẳng, làm thành nhân cách một con người. Một con người sớm nhận biết mình, là Con Người. Và, mãi mãi muốn được là Con Người. Viết hoa. Do đó, viết với Cao Xuân Huy, cũng giống như bổn phận trả lại cuộc đời, những sự thật (dù ngậm ngùi, nhơ nhuốc) của một thân phận bọt bèo, trong cuộc chiến. Nhất là, một khi thân phận kia, lại bị định mệnh xếp vào thành phần… bại trận! Nhưng không vì thế mà Cao Xuân Huy viết như một hình thức trả thù… nguội.

Anh cũng không viết, như một ảo thuật gia chuyển hóa từ mặc cảm hèn yếu trong quá khứ, trở thành hùm, beo gầm thét trước… hư không! Tôi nghĩ, Cao Xuân Huy đã viết với tất cả liêm sỉ có được, của một sĩ quan trẻ trong QL/VNCH cũ. Cao Xuân Huy không viết để “vinh danh,” “đánh bóng” hoặc, góp

thêm một vài cánh hoa ngợi ca, mầu cờ, sắc áo của binh chủng mình. Phải chăng, với anh, không cần thiết? Anh không cần đến những từ ngữ rổn rảng. Đì đùng. Nổ như pháo cối! Tôi trộm nghĩ, có thể anh không thấy phải mắm, muối thêm thắt, khi tự thân những gục, ngã giữa chiến trường của bằng hữu, đồng đội anh, đã là những hy sinh lồng lộng ý nghĩa hiến dâng tổ quốc. Tôi trộm nghĩ, có thể anh cho, sự vẽ râu, bôi phấn cho những hy sinh cực kỳ trong sáng của đồng đội, có khi lại là một xúc phạm tới những hy sinh thiêng liêng đó. Tôi muốn chỉ danh những hy sinh kia, là những hy sinh trong sáng, hồn nhiên. Tự tấm bé, trước khi những thanh niên cùng thời với Cao Xuân Huy, lên đường nhập ngũ, họ đã không hề bị học đường giáo dục, trang bị bất cứ một quan điểm, lập trường căm thù nào. Chưa kể, có những thanh niên tự nguyện đi vào chiến tranh, với tất cả lãng mạn, hào khí phương cương của tuổi trẻ. Như một thứ Kinh Kha, hiên ngang băng qua sông Dịch:

“Một buổi chiều xuân.

“Nắng quái hắt dài bóng những ngôi mộ trên mặt đất.

“Toàn tác chiến tay cầm chai rượu, tay chống nạng khập khiễng đi sâu vào nghĩa trang, vừa lần mò tìm ngôi mộ vừa lẩm nhẩm đọc thầm:

“Lòng đắng xá gì muôn hớp rượu

“Mà không uống cạn mà không say

“Quê nhà xa lắc xa lơ đó

“Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

“Ngươi ơi! hề ngươi ơi!

“Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh

“Ngõ trúc ta về lạnh mấy mươi!

“Mộ mới đắp, mới tinh như bộ quần áo trận

chưa kịp sửa, rộng thùng thình Toàn đang mặc….”

(Trích “Hành phương nam,” trong “Vài mẩu

chuyện.”)

Cũng thế, thuật lại phản ứng, cảm nhận của mình và, đồng đội trong trận đánh cuối cùng, trước 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973 (giờ ngưng bắn theo hiệp định Paris,) Cao Xuân Huy cũng để sự thật nói đúng tiếng nói của nó. Tiếng nói của bản năng. Tiếng nói yếu đuối của bất cứ sinh vật nào, có cùng mẫu số “tham sống, sợ chết!” Tôi nghĩ, phải có những giây phút “hồi dương” như vậy, họ mới là người. Nếu không, họ sẽ là những hình nộm. Những người máy trong tay của một số… “nhà văn!” Và, ta sẽ chẳng thấy một khác biệt nào, trong lãnh vực văn-xuôi-chiến-tranh giữa hai miền nam, bắc!


Trích đoạn dưới đây, từ “Vài mẩu chuyện,” của Cao Xuân Huy, có thể khiến một số người kết án tác giả là “phỉ báng quân lực VNCH!!!” Hoặc “khí thế” hơn, sẽ tặng cái mũ… “Cộng sản” cho anh:

“Toàn gọi máy qua cánh quân bên phải:

“05-520.

“520-05.

“‘Phía ông ngưng chưa?

“‘Chưa.

“Ông ‘thọc’ mạnh lên lên. Sườn tôi hở, lạnh thấy mẹ.

“Tiếng súng rộ lên phía bên phải. Toàn và Kháng nhào lên chốt địch phía trước. Tâm, tên cao bồi của

Toàn, chồm người tung quả lựu đạn. Lựu đạn vừa rời khỏi tay Tâm, Toàn nghe tiếng thét:

“Chết tui.

“Toàn quay lại nhìn. Tâm nằm ngửa bất động trên cát, máu trong bụng nhỉ ra. “Cùng lúc, Toàn và Kháng tung lựu đạn vào trong hầm rồi vọt vào theo, làm chủ cái chốt. Toàn nhào ngược về đằng sau, nắm chân Tâm kéo thụt xuống sau mô cát.

“Tâm nhìn Toàn:

“Đù má ông thầy. Ngưng bắn rồi mà sao tui chết hả ông thầy? Ông rán sống nghe ông thầy!

“Nói dứt câu, người Tâm giựt mạnh rồi mềm xuống.

“Toàn vuốt mắt Tâm rồi nhào lên với Kháng

“La lên nữa đi!

“Kháng:

“Đù má, tới giờ ngưng bắn rồi nghe.

“Tám giờ mười lăm, tiếng súng thưa dần.

“Tiếng súng thưa dần rồi im hẳn. Toàn nhìn đồng hồ, tám giờ hai mươi lăm.” (……)

“Toàn ghếch đầu nhìn về phía trước. Dãy đồi cát hình cánh cung trước mặt Toàn đầy người. Tất cả đều

đứng dưới giao thông hào, chỉ lộ từ ngực trở lên.

“Toàn đứng hẳn dậy. Lính tráng chỉ chờ có thế, cũng đứng hẳn lên. Tháo dây đạn, bỏ súng, bỏ mũ sắt

xuống.

“Binh nhất Phước đen, một tên cao bồi khác của Toàn vụt băng mình lao về phía trước. Toàn hốt hoảng

ra lệnh cho lính ứng chiến ngay lập tức, sợ có gì nguy hiểm cho Phước đen. Nhưng không, những người bộ đội phía bên kia nhào lên khỏi giao thông hào, ôm chầm lấy Phước đen. Phước đen móc trong túi ra gói thuốc mời, mời, mời hết người này đến người khác.

“Lính hai bên ùa lên phía trước hò hét:

“Hết đánh nhau rồi! Hết chiến tranh rồi!

“Những bộ quân phục rằn ri miền Nam trộn lẫn những bộ quân phục cứt ngựa miền Bắc. Cố không

khóc nhưng nước mắt Toàn cứ ứa ra, không kềm chế được. Nhưng việc gì phải kềm chứ! Toàn mặc cho

nước mắt trào ra.”

(Cao Xuân Huy, “Trích “Chờ tôi với,” sđd.)

Trên đây chỉ là một trong nhiều đoản văn, mang tính tự sự kể, về một trận đánh tác giả tham dự. Những cái chết của của đồng đội, diễn ra trước mắt họ Cao. Những ghi lại không phấn son. Không lươn lẹo.


Không đồng cốt... cho thấy, Cao Xuân Huy, nhà văn. Đích thực. Anh xứng đáng với hai chữ “nhà văn” bởi tính ngay thẳng với văn chương (qua chữ nghĩa.) Và, hơn thế, anh xứng đáng là một Nhà Văn. Viết hoa. Vì căn cốt nhân bản của mình. Nhưng, Cao Xuân Huy có thực sự khinh bạc? Cao Xuân Huy có thực sự là một nhà văn “bất cận nhân tình?” Cảm nghĩ của riêng tôi, nhiều phần không! Bởi anh là một nhà văn! (Viết hoa.)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 984)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,