- Cành Sương Tháng Chín, Mưa Mù Tháng Giêng

13 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 3997)
- Cành Sương Tháng Chín, Mưa Mù Tháng Giêng













(Đăng Khánh, Những Đóng Góp Cho Dòng Chảy Âm Nhạc Việt)

Cách đây không lâu, một bằng hữu, trong chỗ thân tình, cho tôi câu hỏi, đại ý:

- Nếu không có đợt người Việt tỵ nạn đợt đầu tiên, với con số lên tới hơn một trăm ngàn người hồi tháng 4-1975; rồi kế tiếp là những số lượng thuyền nhân, H.O, đoàn tụ gia đình… nhiều lần hơn thế, để hôm nay, chúng ta có gần 2 triệu người Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới thì, chỉ riêng sinh hoạt văn học nghệ thuật của chúng ta thôi, sẽ ra sao nơi đất khách?

dang_khanh_dtl-w--content


Tôi chưa kịp trả lời, người bạn đã khẳng định:

“… Theo tôi, dòng chảy đầy sáng tạo, những bước chân đi tới những chân trời khai phóng, thử nghiệm của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam sẽ biến mất! Những lượng phù sa mầu mỡ bồi đắp cho hai bờ sông văn học của chúng ta sẽ bị đứt mạch một cách tức tưởi. Nó bị bức tử. Như cái chết đột ngột, cay đắng của miền nam Việt Nam vậy…”

Người bạn tuy không trong giới làm văn học, nghệ thuật trước đây, cũng như sau này, nhưng lại là người rất trân trọng các sản phẩm trí tuệ của những tài năng văn học miền Nam, vì phấn kích nên đã ném mũi lao của ông đi xa hơn. Ông giả dụ, biển vẫn đưa vào các bến bờ tự do, một số Việt tỵ nạn. Nhưng nếu đó là con số quá nhỏ, thưa thớt, rải rác như những bụi cây cọc còi giữa sa mạc thì, dù cho trong số ấy, có những người vốn từng là văn nghệ sĩ, liệu họ có môi trường, có lực đẩy là người thưởng ngoạn để tiếp tục cầm bút, sáng tác?

Cũng không đợi tôi trả lời, ông nói:

“Không. Tôi tin là không. Bằng chứng là trước khi dân tộc chúng ta có hiện tượng thuyền nhân, tỵ nạn thì, ở một số quốc gia trên thế giới, chúng ta cũng đã có cái gọi là tập thể Việt kiều hay cộng đồng người Việt… Như cộng đồng người Việt ở Pháp, ở Mỹ… Nhưng con số ấy quá nhỏ để tự thân, hình thành được một dòng văn học, nghệ thuật dù khiếm tốn! Mà phải tới sau tháng 4-1975…”

ngbich-dtl-dangkhanh-2011-content-content


Câu hỏi, đúng hơn, suy nghiệm của người bạn, cũng là một thành viên tích cực trong giới thưởng ngoạn văn chương Việt (dù mỗi ngày một thêm co cụm) ở quê người, cho tôi cơ hội nhìn lại. Nhìn kỹ. Nhìn sâu hơn sự nối mạch ở lãnh vực văn học, nghệ thuật của chúng ta, nơi xứ người.

Nhìn lại này, thức dậy trong tôi, lòng biết ơn những tài năng, những trí tuệ văn học, chỉ bắt đầu hay, chỉ thực sự giầm mình trong dòng chảy văn học kể từ sau biến cố tháng 4 -1975.

Theo tôi, họ là những người chẳng những nối tiếp mà, còn khai thông tắc nghẽn, khi những văn nghệ sĩ tên tuổi trước 1975 cạn kiệt sức sáng tác. Buông bút vì hoàn cảnh, tuổi tác…

Họ cũng không chỉ là những người lãnh nhiệm vụ thừa kế truyền thống văn học nhân bản của miền Nam, 20 năm mà, còn là những người tiên phong, đi tới những chân trời văn học mới.

Vẫn theo tôi, nhờ lớp thừa kế này mà, sự suy trầm của sinh hoạt văn học nghệ thuật ta, ở quê người được cứu vãn phần nào. Bởi những rung động, cảm nhận của họ, là những lượng máu mới. Sáng tác của họ là thịt, da trẻ trung. Hưng phấn thanh niên.

votcpdk_kc-content-content


Nhưng, nói tới một nền văn học, nghệ thuật là, nói tới sự kết hợp thành tựu của nhiều bộ môn khác nhau. Phổ cập nhất, chúng ta có thể kể tới thi ca, văn xuôi cho bộ môn văn chương. Âm nhạc, trình diễn… cho bộ môn nghệ thuật. Và, vì những đổi thay khách quan của xã hội, chuyển biến tất yếu của hoàn cảnh, môi trường sống, theo thiển ý tôi thì, âm nhạc và trình diễn đã, đang, sẽ còn chiếm giữ vai trò cây-bài-chủ. Con ách chuồn của lãnh vực này.


Đời sống, nhất là đời sống ở những xã hội tây phương, thời gian, sự ngặt nghèo tới cay đắng của nó, đã cắt, tỉa dần người đọc. Sự cầm lên một cuốn sách, nghiền ngẫm một tác phẩm văn chương, thực tế hôm nay, là điều gì giống như một xa xỉ quá quắt! Nhưng, khi ngồi vào xe, trên đường di chuyển, việc bật nút mở một đĩa nhạc, hoặc nơi phòng khách, trong phòng ăn, sự kiện cả gia đình cùng theo dõi một chương trình văn nghệ, lại là điều dễ hiểu. Đơn giản tới mặc nhiên.

Trong hoàn cảnh với những điều kiện khách quan như vừa kể, tôi cho âm nhạc là… “hoa khôi.” Âm nhạc là “bà chúa.” Âm nhạc là “nữ hoàng.”

toan_canh_hinh_chinh1-content-content


Âm nhạc, do đó, không phải là ánh sáng le lói cuối đường hầm mà, là nguồn ánh sáng chói lọi. Nó là tiếng thì thầm gợi thức mọi xung động tình cảm tưởng đã ngủ yên, hay tàn lụi trong đời sống tinh thần của một con người, quay cuồng giữa nhịp sống hối hả hôm nay.

Một trong những người mới, đóng góp phần tài năng, trí tuệ không nhỏ của mình, vào nguồn sáng chói lọi hay, tiếng thầm thì lai tỉnh những rung cảm tưởng đã ngủ yên kia, là cõi giới âm nhạc Đăng Khánh.

Khi dùng chỉ-định-từ  “người mới” cho Đăng Khánh, tôi nghĩ không đúng lắm. Vì tôi biết, nhạc phẩm đầu tay “Tiễn em chiều mưa,” Đăng Khánh viết cách đây gần 50 năm cho người yêu, Phương Hoa, (cũng là người bạn đời sau này của ông.) Đó là năm 1966, khi Đăng Khánh/ Nguyễn Nhật Thăng là giáo viên dạy tại các trường trung học như Hưng Đạo, Đắc Lộ, Đồng Tiến, trước khi tốt nghiệp bác sĩ nha khoa ở Saigon. (1)

dtl-dt-tcp-dk-tdt-nb-content-content


Khi dùng hai chữ “người mới” tôi chỉ muốn nhấn mạnh, mặc dù sáng tác rất sớm, nhưng Đăng Khánh chỉ thực sự đem âm nhạc của mình đến với giới thưởng ngoạn vào đầu thập niên 1990, ở quê người. Nói cách khác, Đăng Khánh thuộc lớp nhạc sĩ “… chỉ thực sự giầm mình trong dòng chảy văn chương, nghệ thuật kể từ sau biến cố tháng 4 -1975.”

Tôi không biết, có phải vì ông muốn hoàn tất chương trình bác sĩ nha khoa ở Hoa Kỳ, mở phòng mạch đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng Việt ở Houston, đầu thập niên (19)80; trước khi cho phép mình trở lại với tình yêu âm nhạc?

Tôi không biết, có phải ông chờ cho những máu, xương đất nước, kinh hoảng chia lìa của biến cố tháng 4-75 ngấm, lặng cơn đau trước khi cầm bút lại?

Tôi cũng không biết, có phải ông đợi tới khi nghe được tiếng thánh thót của những hồi chuông hạnh ngộ duyên khởi giữa thi ca và âm nhạc?...

ph-tcp_1_-content-content


Nhưng dù lý do nào, tôi vẫn thấy cần phải nói rằng: Đăng Khánh lại là một trong trường hợp đặc biệt. Tôi muốn nhấn mạnh, sự kiện những ca khúc của ông được đám đông đón nhận ngay! (Tựa dòng nhạc của ông là niềm chờ đợi, khao khát bao lâu của đám đông!) Khi ông quyết định gửi tới người nghe, tình khúc “K. khúc của Lê.” (Người đầu tiên trình bày là danh ca Duy Trác, khi họ Khuất mới đặt chân tới Hoa Kỳ.) Rồi, liên tiếp sau đấy là những tình khúc như “Em ngủ trong một mùa đông,” “Lệ buồn nhớ mi,” “Hạt mưa bay cuối đời,” vân vân…

Những ca khúc vừa kể của Đăng Khánh, đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng hải ngoại, lần lượt trình bày, thu hình, thu âm… Phải chăng cũng vì thế mà, rất mau chóng, một số trong những sáng tác kể trên của Đăng Khánh, đã “vượt biển,” ngược về quê hương nguyên gốc. (Dù tên tuổi ông không thường được giới thiệu.) Chúng xuất hiện trên sân khấu một số phòng trà từ nam ra bắc, như những hạnh ngộ rói tươi niềm vui, pha lẫn chút ngậm ngùi khuất lấp…

Tôi thường phát biểu rằng, mỗi tác phẩm, như một cuộc đời, luôn có cho riêng nó một định mệnh. Nếu cảm nhận này đúng và, có thể ứng hợp với một số sáng tác của Đăng Khánh thì, tôi e, tôi sẽ khó có giải thích nào khác hơn:

- Định mệnh đã ân cần với Đăng Khánh - - Như trong đời thường, ông hằng ân cần với người. Hoặc:

- Định mệnh đã dịu dàng, luôn nở nụ cười ưu ái với Đăng Khánh - - Như trong đời thường, Đăng Khánh hằng dịu dàng, luôn nở nụ cười ưu ái với bằng hữu của ông vậy.

Du Tử Lê,

-----------------

Chú thích:

(1): Nhạc sĩ Đăng Khánh tên thật Nguyễn Nhật Thăng, sinh năm Ất Dậu tại huyện Đại An tỉnh Ninh Bình. Cựu học sinh trung học Võ Tánh, Nha Trang và Chu Văn An, Saigon. Tốt nghiệp đại học Khoa học và Nha Khoa Saigon (D.S). Năm 1978, tốt nghiệp Đại học Nha Khoa Alabama in Birmingham Hoa kỳ (D.M.D)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2022(Xem: 4752)
23 Tháng Tư 2022(Xem: 16583)
23 Tháng Sáu 2021(Xem: 4171)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3153)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3724)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2450)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,