Duy Trác

16 Tháng Giêng 202210:57 SA(Xem: 498)
Duy Trác

Gắn bó hữu cơ nào giữa một bài thơ của Xuân Diệu và, tiếng hát Duy Trác?

 

duytrac-content

1.

"Tôi là con chim nhỏ
Một hôm đến giữa cuộc đời
Hót chơi dăm ba tiếng
Mặt đất
Nếu đầy đá sỏi
Tiếng hót tôi xin làm những hạt mầm
Mong cây xanh mọc trên sỏi đá
Nếu sớm mai nào
Em gặp những nụ hồng trong vườn bất chợt
Đấy là chút quà bé mọn
Tôi mang tặng mọi người
Tôi là con chim nhỏ
Đến giữa cuộc đời
Hót chơi...
Đừng kiếm tìm nếu hôm nào em không gặp
Đừng kiếm tìm và đừng thắc mắc
Tôi đã bay đi
Những nụ hồng để lại
Nếu còn nhớ đến cánh chim
Xin em hãy chăm chỉ vun trồng chút quà bé mọn
Và khi vui vẻ
Hãy kể chuyện cho mọi người nghe
Rằng:"Ngày xưa... xa lắm... lâu rồi...
Có một con chim nhỏ
Đến giữa cuộc đời hót chơi..."

(Lời giã từ, thơ Đỗ Trung Quân)

Tôi không nhớ tôi đã nghe bao lần cái “intro.” vốn là một bài thơ của Đỗ Trung Quân, mở đầu đĩa nhạc “Giã Từ” tiếng hát (Khuất) Duy Trác, được đọc bởi chính giọng của họ Khuất. (1)

Tôi cũng không hiểu tại sao tôi không thể bước vào phần nhạc của tiếng hát này, nếu không nghe tới nghe lui nhiều lần, phần dẫn nhập đó.

Tôi không nghĩ giọng đọc ấm áp mang đầy tính thong dong, tự tại của ông cho tôi cảm tưởng đấy là lời xin lỗi dịu dàng dành cho riêng tôi (một trong những người yêu mến tiếng hát Duy Trác,) khiến tôi cảm động.

Tôi cũng không nghĩ đa số những ca khúc ông chọn để làm thành “Gã Từ” hầu hết là những ca khúc mà tôi từng nghe/ sống cùng. Như những “chứng nhân” hay những ngọn nến mà, sáp và tim bấc là những kỷ niệm bất hoại của đời sống tình cảm tôi gập ghềnh trải dài hơn nửa thế kỷ. Đấy là những ca khúc như “Mắt Buồn” tức “Một Mùa Đông,” thơ Lưu Trọng Lư, nhạc Phạm Đình Chương, “Đừng Lừa DNi nhau” của Y Vân, “Tơ Sầu” của Lâm Tuyền, “Biệt Ly” của Dzoãn Mẫn, “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý…

Có dễ vì càng nghe, tôi càng thêm thấm thía lời nhắn nhủ: “Đừng kiếm tìm nếu hôm nào em không gặp/ Đừng kiếm tìm và đừng thắc mắc/ Tôi đã bay đi/ Những nụ hồng để lại…”

Có dễ vì càng nghe, tôi càng ngậm ngùi với lời nhắn: “Nếu còn nhớ đến cánh chim/ Xin em hãy chăm chỉ vun trồng chút quà bé mọn/ Và khi vui vẻ/ Hãy kể chuyện cho mọi người nghe/ Rằng: “Ngày xưa… xa lắm… lâu rồi…/ Có một con chim nhỏ/ Đến giữa cuộc đời hót chơi…”

Phải chăng, vì thế, càng nghe, tôi càng thêm thấy “xa lắm…,” “lâu rồi…,” “ngày xưa”…

Phải chăng, vì thế, càng nghe tôi càng thấy rõ, sẽ không bao giờ tôi (chúng ta) còn gặp / nghe được tiếng hót của của con chim nhỏ đến giữa cuộc đời hót chơi…

Mặc dù họ Khuất vẫn còn đó. Nếu muốn, tôi (chúng ta) vẫn có thể gặp ông.

Nhưng cách gì thì gặp gỡ đó, cũng vẫn là gặp gỡ một con người, chứ không phải gặp gỡ một tiếng hát.

Và, tôi không biết, có phải vì con người là con vật có trí nhớ ngắn, nên tôi cũng không biết mỗi đi xa, mỗi biến mất khỏi địa cầu này của những tài năng, những trí tuệ sẽ được đám đông tưởng nhớ bao lâu?!!

Nhưng có hề chi! Cũng chẳng quan trọng gì với một con người, một nhân cách như Khuất Duy Trác.

Mỗi lần nghe tiếng của ông trong phần dẫn nhập trước khi bước vào đĩa nhạc “Giã Từ,” tôi luôn nhớ tới bài thơ vào tập “Gửi Hương Cho Gió” của Xuân Diệu, xuất bản cách đây trên 60 năm.

Đỗ Trung Quân mượn ý của Xuân Diệu khi viết “Tôi là con chim nhỏ/ đến giữa cuộc đời/ hót chơi dăm ba tiếng...” để viết bài “Lời Giã T ừ” dành riêng cho tiếng hát Duy Trác. Nhưng tôi vẫn thấy trường hợp Duy Trác gần thơ Xuân Diệu hơn. Nhất là với những nhấn mạnh mang tính khẳng định như “ngứa cổ hát chơi.” Hay “Kêu tự nhiên, nào biết tại sao kêu” trong nguyên bản.

Với riêng tôi, họ Khuất không hề là con “chim nhỏ.” Trí tuệ và tài năng của ông, như đôi cánh lớn, có khả năng đo đạc nhiều tầng không gian cao, rộng.

Xin quý vị cùng tôi đọc chậm hai khổ đầu thơ Xuân Diệu:

“Tôi là con chim đến từ núi lạ/ Ngứa cổ hát chơi/ Khi gió sớm vào reo um khóm lá/ Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời/ Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn/ Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca/ Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín/ khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa…” (2)

Tôi biết, trong lãnh vực trình diễn ca khúc, chúng ta có nhiều ca sĩ nổi tiếng. Tiếng hát của họ được rất nhiều người yêu thích. Nhưng khi hát, khi ra bộ, khi tác điệu… họ vẫn nhớ mình là ai!

Duy Trác thì không. Ông ở trường hợp khác. Trường hợp ngược lại. Tôi muốn nói tới sự gạn sạch hay biến mất mọi cá tính, mọi dấu vết một nhân thân.

Mỗi lần nghe Duy Trác hát, tôi thường có cảm nhận, lúc trình bày một tình khúc, Duy Trác không gửi trong tiếng hát mình một lý lịch trích ngang nào. Ông hát dễ dàng, thanh thản như thể ông đang thở. Đang trò chuyện với khoảng không trước mặt.

Sự kiện Duy Trác hát như thở, như trò chuyện với khoảng không trước mặt, theo tôi, chính là tính “ngứa cổ,” là “Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca” mà Xuân Diệu đã viết xuống trong thơ của mình.

Phải chăng, cũng vì thế mà có khá nhiều ca khúc, dù ông là người đầu tiên được nhạc sĩ nhờ chuyển tải tới thính giả, như những ca khúc “Áo lụa Hà Đông,” thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên, “Mắt Biếc” nhạc và lời Ngô Thụy Miên- - Hoặc đó là những ca khúc trước ông đã có người hát, như “Mắt Buồn,” thơ Lưu Trọng Lư, nhạc Phạm Đình Chương,” “Biệt Ly” của Dzoãn Mẫn, “Đừng Lừa Dối Nhau” của Y Vân, “Dạ Khúc” của Nguyễn Mỹ Ca, “Tơ Sầu” của Lâm Tuyền, “Cô Láng Giềng” của Hoàng Quý, “Đường Về Miền Bắc” của Đoàn Chuẩn, “Hương Xưa” của Cung Tiến, “Em Tôi” của Lê Trạch Lựu v.v… Thì những người hát sau ông, thường khiến người nghe nhớ tới tiếng hát của ông. Mặc dù, tôi lập lại: “Duy Trác hát như thở, như đang trò chuyện với khoảng không trước mặt. Không lưu một chút dấu vết nhân thân…”

2.

Vẫn là thơ Xuân Diệu, bài kể trên, ở những đoạn kế tiếp:

“Hát vô ích thế mà chim vỡ cổ/ Héo tim xanh cho quá độ tài tình/ Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ/ Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh./ Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy/ Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo/ Gió đã thổi, cho nên buồm phải dậy/ Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo./ Nghiệp tài tử nghìn xưa đông lắm chắc/ Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên…”

Cảm thức riêng tôi cho thấy dường như có một tương tác hữu cơ nào đó, giữa thơ Xuân Diệu viết từ đầu thập niên 1940 và, tiếng hát Duy Trác, hai mươi năm sau (đầu thập niên 1960.)

Giữa lúc họ Khuất đang “… réo rắt chẳng qua trời bắt vậy/ chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo” thì tai trời ách nước xập xuống nửa phần đất tự do còn lại của tổ quốc. Thảm kịch 30 Tháng Tư – 1975. Kịch bản này đã đóng lên trán Khuất duy Trác (cũng như gần triệu người khác,) con dấu “ngụy quân ngụy quyền.” Cái giá họ Khuất phải trả cho kịch bản “hoành tráng” này là 11 năm tù cải tạo.

Mãi tới năm 1992, ra khỏi nước, tiếng hát hay cánh chim lớn có khả năng đo đạc rộng lớn đất, trời kia, mới có lại cho nó “nghiệp tài tử ngày xưa đông lắm chắc/ chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên.”

Tiếc thay, chỉ ba năm sau, năm 1995, họ Khuất chọn rút lui khỏi tiền trường.

Chọn lựa ấy, không phải nghệ sĩ nào cũng làm được. Nhất là giữa khi đang trên đà nhận đón vinh quang.

Tóm lại, tôi muốn nói, nếu Xuân Diệu sinh ra để được/ bị nhận nghiệp thi ca thì, Khuất Duy Trác sinh ra để được/ bị nhận nghiệp ca hát… Họ có chung một mẫu số. Tôi muốn gọi đó là mẫu số “trời bắt vậy.” Mẫu số của “bao lần dây máu đỏ.” Mẫu số của “nghiệp tài tử.” Và, từ hai chân trời, hai thế hệ đủ xa cách để làm thành xa lạ, vậy mà họ đã “hùn” nhau… “làm một kiếp đa duyên.”

Khác nhau chăng, Xuân Diệu để “chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo.” Trong khi DuyTrác thì ngược lại. Ông dứt khoát “giã từ.”

3.

Năm 1995, giải thích về quyết định “giã từ” cuộc chơi hay, sự chấm dứt gửi tặng nhân gian món quà “bé mọn” theo cách nói khiêm tốn của ông, trong một trả lời phỏng vấn của nhạc sĩ Thanh Trang trên đài phát thanh VOVN ở Houston, Texas, họ Khuất nói:

“... Vâng thì dĩ nhiên đời sống thay đổi, hoàn cảnh sống thay đổi thì âm nhạc phải thay đổi, cái tình yêu nó cũng phải thay đổi, cái cách bày tỏ tình yêu nó cũng phải thay đổi. Vậy kết luận về âm nhạc tiền chiến mà anh thích thì tôi cũng đồng ý thôi, bởi vì đó là sự dịu dàng, đó là thơ, ngay cả thơ nói về hạnh phúc hay nói về sự bất hạnh chứ nó không phải là một chất rượu nó không phải là lừa, nó không phải là sự nồng nàn như là âm nhạc bây giờ... thì dĩ nhiên là khi những bài nhạc tiền chiến ngày xưa chúng mình nghe, rồi mình hát, mình thích bởi vì nó cũng đính kèm theo một chuỗi những cái kỷ niệm, kỷ niệm là chính. Bây giờ thì tuổi trẻ họ đã có đời sống khác, họ có những kỷ niệm khác, và họ thích bày tỏ tình yêu khác, cách yêu đương nó khác, do đó tôi nghĩ rằng là hát tình ca cũng phải khác đi.

“Thế thành ra bây giờ có cái điều mà bây giờ tôi mới dịp nói ra là cái lúc mà tôi ngưng hát đó, thì tôi bị vướng vào một sự lúng túng một sự luẩn quẩn là nhạc tiền chiến, đối với riêng cá nhân tôi, tôi thấy nó không còn thích hợp nữa, bởi đời sống nó đã thay đổi quá nhiều rồi, mà nhạc mới của các anh em trẻ ở đây, những người trẻ ở đây thì tôi chưa thấm được, nên tôi không biết hát cái gì, không biết hát cái gì thành thử tôi phải thôi.”

Du Tử Lê

Chú thích:

(1) Trung tâm Diễm Xưa thực hiện và phát hành tại Hoa Kỳ, 1995.

(2) Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của thời kỳ thơ Tiền chiến. Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 ở Bình Định, mất ngày 18 tháng 12-1985 tại Hà Nội. Tác phẩm “Gửi hương cho gió” là thi phẩm thứ hai của ông, xuất bản năm 1945.


dutule.com mời thân hữu thưởng thức giọng ca Duy Trác qua bài Tôi Xa Người, thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Anh Dũng


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,