Trịnh Công Sơn

16 Tháng Giêng 202212:09 CH(Xem: 1243)
Trịnh Công Sơn

Cõi Nhạc Trịnh Công Sơn, những cánh cửa mở từ một trái tim tha thiết, Việt Nam

Tôi vẫn nghĩ, chia ly và bất hạnh là, phần đất mầu mỡ nhất cho những hạt giống hiếm quý nẩy mầm, tươi tốt.


Tôi vẫn nghĩ, đọa đầy và vĩnh biệt là, những thửa ruộng đầu tiên, mang lại cho nhân loại, những mùa gặt nhân phẩm cao quý và, những hạt mầm trí tuệ vạm vỡ mai sau.


Tôi vẫn nghĩ, sự xuất hiện của mỗi thiên tài, trong từng lãnh vực, chính là sự khai mở một cánh cửa khác cho tâm hồn hay não bộ. Nó, tựa những tia sáng hồng ngọc, có khả năng cắt bỏ xích xiềng vong thân, giải phóng tâm thức đọa lạc. Nó, tựa những bông hoa cảm thông, mọc lên từ những phần thịt xương đã lấp.


Nhìn từ lăng kính này, nhạc Trịnh Công Sơn, đã mở ra không chỉ một mà, rất nhiều chân trời, rất nhiều cửa khác.


Sự định hình của cõi âm nhạc mang tên Trịnh Công Sơn là một định hình quyết liệt, dứt khoát. Như một định tinh, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã gửi đi những tín hiệu thương yêu, phát ra những nguồn ánh sáng đùm bọc.


Cùng với vận nước, cõi nhạc Trịnh Công Sơn nổi trôi theo từng mái đầu Việt Nam, cúi xuống. Cùng với tổ quốc, cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã đứng hẳn về phía mái đầu Việt Nam, ngẩng cao.


Sự ở được và ở với chiều dài của năm tháng, vực sâu của lịch sử, cõi nhạc Trịnh Công Sơn tự nó, đã nói lên sự hòa nhập, thấm tan trong từng tế bào, lẫn trong từng huyết quản nòi giống.


Người ta từng cáo buộc nhạc Trịnh Công Sơn là, những lượng bạch phiến, không thừa cũng đủ độ làm tê liệt sức đề kháng hay khả năng miễn nhiễm tiềm tàng trong cơ thể...


Người ta từng cáo buộc cõi nhạc Trịnh Công Sơn là, những khối chất nổ không dư, cũng đủ đưa tới giựt sập một thể chế...


Người ta cũng từng có những âm mưu dùng cõi nhạc Trịnh Công Sơn, như một vũ khí cần có để xâm thực ý chí đấu tranh hoặc niềm tin nơi một lý tưởng...


Trước sau, mọi cáo buộc, mọi khai thác, lợi dụng, chỉ cho thấy, cõi nhạc Trịnh Công Sơn là những hạt kim cương bất hoại.


Trước sau, mọi cáo buộc, mọi lợi dụng, khai thác, đều không làm mờ được những lượng sáng thủy tinh nguyên chất, chiếu ra từ cõi nhạc nàỵ


Tín hiệu phát đi từ những âm vực Trịnh Công Sơn, đã là những tín hiệu của nắng mưa, đời kiếp.


Ánh sáng phát đi từ những giòng nhạc Trịnh Công Sơn, đã là những ánh sáng của lầm than sẽ mất, đời sau sẽ còn.


Cuộc chiến giữa các ý thức hệ, hay giữa những đối lực đã dứt, hai mươi năm đã lùi xa, người ta đã kiểm điểm những thương vong, kết toán những đổ nát..., cùng lúc với nỗ lực thiết kế những rào cản, từ nhiều phía, đã không tắt dập được cõi nhạc Trịnh Công Sơn. Nó vẫn bay bổng, vẫn thẩm thấu trong những nhịp đập Việt Nam lưu lạc.


Từ những đốm lửa bấp bênh trại, đảo; từ những bục gỗ chói lòa điện tử hôm nay; từ những miếng đất trời trắng tuyết,... ở đâu, cõi nhạc Trịnh Công Sơn, cũng vẫn như một có mặt thân ái, một an ủi, xẻ chia tận cùng.


Mười sáu năm hết rồi bom đạn mà, Việt Nam cuối đất cùng trời, vẫn tiếp tục nâng niu cõi nhạc Trịnh Công Sơn qua hàng trăm ngàn thước băng nhựa, như tìm lại chính mình.


Những VN tị nạn không ngừng cất lên vấn nạn! Những dấu hỏi tiếp tục được đánh xuống:
- Tại sao? Tại sao? Ô! Tại sao?


Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những cánh cửa mới cho âm nhạc Việt với tính chất tiên tri, qua những cảm nhận siêu hình? Như "Bao nhiêu năm làm kiếp con người - chợt một chiều tóc trắng như vôi - lá úa trên cây rụng đầy - cho trăm năm vào chết một ngày...”


Phải chăng cõi nhạc Trịnh Công Sơn đã mở ra những chân trời khác cho âm nhạc Việt Nam, với minh chứng thi, ca là một? Qua những hình ảnh đầy tính thi ca, mang ẩn dụ nhân sinh. Hay Trịnh Công Sơn đã thi ca hóa những phi lý, ngây ngô của ngôn ngữ, để bẩy bật lên cái khía cạnh bất toại của kiếp ngườỉ, họa diệt vong của một nòi giống? Như: Vết Lăn Trầm. Như Tuổi Đá Buồn. Như TìnhYêu Như Trái Phá. Như một đàn bò không nhai cỏ. Như chưa một nhạc sĩ nào lựa chọn những "như" như thế.

Tất cả, mọi phải chăng, chỉ là hệ quả của thói quen duy lý thấp tè trên mặt đất.


Chẳng bao giờ ta có được một giải thích minh bạch trước một thiên tài. Cũng như chẳng bao giờ ta có một soi rọi thấu đáo trước một trái tim vốn lớn.

- Mỗi chúng ta, chỉ nắm được một phần sự thật.

- Mỗi chúng ta, trong hữu hạn buồn thảm của mình, với một đôi chân, chỉ có thể chọn lựa bước về, một phía trời thích ứng.

Điều duy nhất ta có thể quả quyết, đó là cõi nhạc Trịnh Công Sơn, khởi đi từ một trái tim Việt Nam tha thiết.


Tôi chưa được đọc chữ viết của nhạc sĩ Văn Cao về cõi nhạc Trịnh Công Sơn. (*) Tôi cũng chưa được xem sắc màu của họa sĩ Thái Tuấn về chân dung Trịnh Công Sơn. Nhưng tôi tin, hai tài năng hiếm quý này, qua từng loại ngôn ngữ, đã thấy trái tim Việt Nam trong lồng ngực Trịnh Công Sơn là một trái tim rất lớn.


Ở đây, tôi chấp nhận bất trắc, nếu có, để được nói rằng, tôi muốn cảm ơn Trịnh Công Sơn, người đã cho tôi cùng lúc vực sâu và, núi cao.


(Calif. 1991)

(Trích tựa tuyển tập nhạc "Một Cõi Đi Về", nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.)
(*) Cùng lúc với tuyển tập nhạc "Một Cõi Đi Về", nhà Hồng Lĩnh cũng xuất bản tuyển tập nhạc "Em Ra Đi Nơi Này Vẫn Thế", của Trịnh Công Sơn, với bài tựa của Văn Cao. Bìa là tranh chân dung họ Trịnh, vẽ bởi Thái Tuấn. (Chú thích của trang nhà dtl.com)

 

 

\
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3719)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2449)
31 Tháng Giêng 2020(Xem: 12678)
29 Tháng Tám 2018(Xem: 20271)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17053)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18994)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8348)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18058)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,