Phan Nhật Nam

17 Tháng Giêng 20221:22 CH(Xem: 612)
Phan Nhật Nam

phanhatnham1-content-content


Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, khi các mặt trận ở miền Nam Việt Nam đi tới cực độ tổn thất xương, máu, khi mỗi tấc đất miền Nam là một gải khăn tang, như ý thơ của Lâm Hảo Dũng, thì, sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam cũng bước tới cực điểm phồn thịnh. Nếu lãnh vực âm nhạc, mang lại cho miền Nam một Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ, Trầm Tử Thiêng, Trần Thiện Thanh, Song Ngọc,... thì, lãnh vực văn chương cũng mang lại cho miền nam một Thế Uyên, Nguyên Vũ, Cung Tích Biền, Phan Nhật Nam, Nguyễn Bắc Sơn,... vân vân...

Tùy từng góc nhìn với những cảm nhận riêng tư, mỗi tác giả hiện ra, như một nạn nhân, đồng thời, chứng nhân của cuộc chiến.

Tuy nhiên, trong số những nhà văn phản ánh thời điêu linh đổ nát tận cùng này, Phan Nhật Nam là chiếc bóng lớn, cao. Ngay tự tác phẩm đầu tay "Dấu Binh Lửa" in năm 1969, Phan Nhật Nam đã mang lại cho thể văn ký sự một kích thước khác, một linh hồn khác.

Đó là kích thước bao trùm nhiều thể văn trong một thể văn. Đó là sự lên tiếng một cách dõng dạc, đâu đó của hình bóng những người lính miền Nam đã chết cho tổ quốc, cho lý tưởng tự do của họ.

Với những tác phẩm kế tiếp, như "Dọc Đường Số Một," rồi "Ải Trần Gian" in năm 1970; "Dựa Lưng Nỗi Chết" in năm 1971, "Mùa Hè Đỏ Lửa" in năm 1972, "Tù Binh và Hòa Bình" in năm 1974...Phan Nhật Nam, bằng trang giấy, ngòi bút và tấm lòng trời biển của mình, đã không ngưng nghỉ trong những trường khúc ngậm ngùi tới thắt xót ruột gan người đọc, buộc đòi thế giới phải trả lại danh dự, nhìn nhận chỗ đứng của những người lính miền Nam Việt Nam, trong cuộc chiến tự vệ và bảo vệ tự do của nửa phần tổ quốc.

Mỗi dòng chữ ông viết xuống, mỗi thước đường quê hương ông đã đi qua, mỗi người lính ông đã gặp gỡ, đã vĩnh biệt, đều được ông ghi, nhớ với tất cả rực rỡ của lòng biết ơn chân thành, tinh thần cảm phục nghiêm cẩn; như thể ông được sinh ra để nhắc nhở mọi người, dù ở đâu, bên này hay bên kia chiến tuyến, cách gì thì, tổ quốc Việt Nam cũng đã có những người con như vậy.

Với tài năng và trái tim của mình, họ Phan đã nâng cấp thể văn Bút ký, vốn từ vị trí khiêm tốn trong bậc thang gía trị văn học, trở thành một thể văn có giá trị ngang tầm với tiểu thuyết, truyện ngắn chí ít cũng trên phương diện hơi thở của dữ kiện. Những mảnh đời sống nóng bỏng thịt, xương chiến địa, những hoạt cảnh chiến tranh đẫm, dầm tình yêu tổ quốc của những người lính miền Nam Việt Nam, nơi những ngòi bút tường thuật tầm tầm, chỉ có thể mang lại cho nó tính chất phóng sự, thời cuộc.

Nhưng, qua ngòi bút Phan Nhật Nam, không chỉ máu, xương người lính, không chỉ cảnh tượng chiến trường mà ngay tới những ngọn cỏ, những cục đất, những viên đá, những lũy trẻ, ngọn cau... cũng đã có được cho nó một sự sống, một linh hồn, một khát khao sinh tồn tới ngậm ngùi, thắt, bóp...

Theo tiểu sử do chính ông phổ biến thì, Phan Nhật Nam Sinh năm 1943 tại Thừa Thiên, chánh quán làng Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Phan Nhật Nam là cựu học sinh trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng. Ông tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt, cựu sĩ quan binh chủng Nhẩy Dù, 14 năm lính, 14 năm tù cải tạo, trải qua 14 hầm cấm cố tử hình nơi các trại tù từ Nam ra Bắc, năm 1989 ông mới được tạm tha.

Nếu trước biến cố tháng 4-75, văn chương Phan Nhật Nam là ngọn lửa ngùn ngụt của tình yêu đồng đội, tình yêu đất nước, thì, những năm tháng trong tù, theo lời kể của nhiều bạn tù thì, họ Phan lại là một trong những ngọn lửa nêu cao danh dự, tinh thần bất khuất của người lính và, cũng là kẻ sĩ miền Nam.

Cuối năm 1993, rời khỏi đất nước trong chương trình H.O., Phan Nhật Nam lại tiếp tục cống hiến cho cuộc đời, cho Việt Nam những tác phẩm như "Những Chuyện Cần Kể Lại," viết về khổ nạn Việt Nam không dấu hiệu chấm dứt, kể từ tháng 3-1975, "Đường Trường Xa Xăm" tâm bút của người luôn trên đường đi. Cả hai cùng được in trong năm 1985. Rồi tới Thi phẩm "Đêm Tận Thất Thanh" in năm 1997 - - Là những bài thơ họ Phan viết giữa vũng tối với đêm không cùng của hơn hai mươi năm (1975-1993) nơi các trại tù Long Giao, Long Khánh, Hoàng Liên Sơn, Thanh Hóa; và "Mùa Đông Giữ Lửa" bút ký sau ba năm ở quê người...

Dù ở điểm đứng văn chương nào, bút ký hay tiểu luận; thi ca hay tâm bút, người đọc vẫn thấy được một Phan Nhật Nam duy nhất. Một Phan Nhật Nam bất biến, nghẹn ngào với tấm lòng yêu đất nước, con người vốn ngùn ngụt trong ông.

Dù đứng ở điểm đứng văn chương nào, giữa quê cha, trong lao tù, hay phơi phới tự do, quê người, người đọc vẫn thấy được một Phan Nhật Nam nhất quán với ngọn cờ phục hồi danh dự người lính miền Nam. Khản giọng khẩn thiết buộc, đòi mọi người phải mãi nhớ, phải biết ghi ơn những người đã nằm xuống cho những giá trị nhân bản bất biến, dù cho hôm qua, họ là những kẻ thua trận. Dù cho hôm nay, những kẻ thất trận kia, những kẻ nằm xuống nọ, đã không có được một nấm mồ, một mộ bia.

Tùy từng cảm nhận, tùy từng vị trí, tùy từng tâm cảnh mỗi cá nhân, trong hạn hẹp, phù du một kiếp, người ta có thể đồng ý, hoặc không đồng ý với Phan Nhật Nam. Nhưng bằng vào đòi hỏi công bình, khách quan tối thiểu, khó ai có thể phủ nhận tài năng, nhân cách Phan Nhật Nam. Như thể, người ta không thể phủ nhận cuộc chiến miền Nam, hai mươi năm. Bởi vì, đứng trên mọi chủ nghĩa, mọi lý thuyết, mọi chế độ, trước nhất, Phan Nhật Nam là một người Việt Nam. Kế đến, ông là một người lính. Một người lính, dù thất trận, dù đã phải buông súng, đã tù đầy, nhưng chẳng vì thế mà ông quên ông là một người lính, một người lính của miền Nam Việt Nam.

Đúng hơn, ông là người lính tiền phong của tổ quốc Việt. Cũng như trong văn chương, ông là chiếc bóng to lớn nhất của thể văn bút ký chiến trường. Nhờ có ông, mà thể văn này đã có được cho nó một kích thước, một linh hồn mới. Kích thước và linh hồn chữ, nghĩa.

2003



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18994)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8348)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18058)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,