Thái Tú Hạp

21 Tháng Giêng 20222:38 CH(Xem: 837)
Thái Tú Hạp

Trôi Theo Dòng Sông Thơ Thái Tú Hạp

heo trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở thì “Ngũ Phụng Tề Phi (Năm con chim phượng hoàng cùng bay) là một danh xưng dùng để chỉ 5 người đồng hương cùng đỗ đại khoa trong cùng một khoa thi. Ở Việt Nam, danh xưng này được nhiều người biết đến nhất khi dùng để chỉ 5 danh sĩ người tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đại khoa vào năm 1898…”

Nhưng đất Quảng không chỉ là đất của những danh sĩ lẫy lừng trong lãnh vực khoa bảng mà, theo tôi, mảnh đất này còn là nơi xuất phát, dựng nghiệp, thành danh của rất nhiều văn nghệ sĩ, trải qua nhiều thời điểm lịch sử VHNT Việt Nam. Từ thi ca, văn xuôi, báo chí, tới âm nhạc, hội họa…

Tính riêng cho giai đoạn 20 năm VHNT miền Nam (1954-1975) ở lãnh vực thi ca, với những người trẻ, lên đường đến với bộ môn văn học này, trước, sau điểm mốc 1960s, người ta đã thấy đó là một con số không nhỏ. Nổi bật trong đội ngũ những cây bút mới ở thời điểm vừa kể, có thể nhắc tới những tên tuổi thành danh sau này, như Thành Tôn, Luân Hoán, Hoàng Quy, Đynh Trầm Ca, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp v.v… Họ là những người rất sớm, có thơ đăng tải trong những tạp chí văn chương thời đó, như Bách Khoa, Văn Học, Văn…

(Tôi cho sẽ là một thiếu sót, nếu không nhắc tới nhà thơ Vũ Hữu Định. Nhưng họ Vũ chỉ được nhiều người biết tới qua bài thơ “Còn chút gì để nhớ” do nhạc sĩ Phạm Duy soạn thành ca khúc. Trước đó, thơ ông gần như không xuất hiện trên những tạp chí kể trên).

So sánh với những bạn văn cùng thời với mình thì, Thái Tú Hạp cũng là một trong vài nhà thơ trẻ (ở giai đoạn đó), có thơ in thành sách sớm nhất. Thi phẩm “Thèm Về” của ông xuất bản từ năm 1970. (*)

Theo một vài tư liệu đã được phổ biến thì, Thái Tú Hạp làm thơ rất sớm, khoảng giữa thập niên 1950s. Tuy nhiên, phải đợi tới đầu thập niên 1960s, khi thơ ông được đăng tải nhiều trên tạp chí Bách Khoa, rồi Văn và một vài tạp chí khác, khi đó, người đọc mới biết nhiều, và chú ý đến tiếng này.

Nhìn lại hành trình thi ca Thái Tú Hạp, tự thuở bắt đầu (tới hôm nay), những người theo dõi ông ghi nhận rằng: Thể thơ được họ Thái sử dụng nhiều nhất là Lục Bát.

Phải chăng, vì thể thơ êm ả, mượt mà như dòng suối hiền hòa này, thích hợp với bản chất đôn hậu, nhẹ nhàng của ông, trong đời thường, hơn những thể thơ khác?

gặp nhau xưa bởi tình cờ
hỏi thăm lá gió hoài mơ mộng nầy
yêu em tình cũng heo may
rừng xuân chim hót trong cây nắng vàng…”

(Trích “Tình cờ”) (1)

Hoặc:

về đây tìm mảnh trăng gầy
cõi tâm sự rã như bày sao rơi
nghe cồn cát lũ bãi khơi
chân xiêu xiêu bước về nơi huyệt sầu…

(Trích “Về”) (2)

Mặt khác, nội dung những bài lục bát của họ Thái thường chĩu nặng tính chất “mang mang thiên cổ sầu”. (3)

chừ về với phố u sầu
với thành quách cũ lên mầu thời gian…”

(Trích “Buồn Hội An”) (4)

Tính hoài cổ đậm đặc qua những bài lục bát của Thái Tú Hạp, cũng khiến người đọc liên tưởng tới lục bát Huy Cận như:

mây sầu lũng thấp âm u
hiu hiu thương nhớ vàng thu âm hài” (5)

Hoặc:

chiều buồn nắng xẻ đôi sông
Ngày hoang liêu vỡ máu hồng trên cây” (6)

Tuy nhiên, vẫn với thể Lục Bát, họ Thái cũng đã đem đến cho người đọc nhiều hình ảnh mới, như:

nghe chiều lành lạnh trong hồn
cái im vắng đến mỏi mòn thịt da”

(Trích “Sông chiều”) (7)

Hoặc nữa:

với em thị xã lỡ làng
lời ru tình Quảng Nam ngàn đau thương” (8)

Nói thế, không có nghĩa tác giả “Thèm Về” không tìm đến với nhiều thể thơ khác, như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ hay Tự do…

Thí dụ:

nét buồn xưa hiu hắt
trời cúi hôn trùng dương
cô liêu sầu cửa mắt
bao nhiêu là nhớ thương”

(Trích “Biển chiều”) (9)

Hoặc:

dòng sông đó mang tôi vào lịch sử
lòng quê hương còn dấu đạn căm thù
tháng năm buồn trôi qua bằng đau đớn
nghe chán chường trong hơi thở cô đơn”.

(Trích “Lòng mẹ”) (10)

Qua trích dẫn trên, tự thân những câu thơ đã cho thấy, Thái Tú Hạp không chỉ có những vần thơ “hoài cổ” mà, vì lớn lên, trưởng thành trong chiến tranh, bị động viên, nên những năm tháng quân ngũ, bom đạn ở miền Nam, cũng đã có một vị trí trong thơ ông. Và ưu tư của họ Thái về cuộc chiến đã phản ảnh khá rõ nét, trong những đoạn thơ còn lại trong bài “Lòng mẹ”, như:

chia tình xưa cánh chim về tám hướng
đời bơ vơ từng giấc ngủ muộn màng
mẹ già nua theo tuổi sầu côi cút
lo từng đêm súng vọng nẻo xa trường.

niềm tin vỡ như lửa chiều sau núi
đất ngậm ngùi nuôi hạt giống tương lai
đến bao giờ tin con về mừng tủi?
cho mùa xuân chín đỏ mộng này mai.”

Nhưng chiến tranh, ở khía cạnh nào trong thơ Thái Tú Hạp, cũng vẫn là những bầy tỏ nhẹ nhàng, ngay cả khi ông có đề cập tới súng đạn, hận thù, chết chóc, chia lìa…

Trong những năm tháng lưu lạc ở quê người, bên cạnh bản chất đôn hậu, nhân ái và, tinh thần “hoài cổ”, họ Thái còn cho thấy thơ ông cũng mang nhiều tính thiền của một người thấu lẽ vô thường của kiếp người và vạn vật.

Với khá nhiều thi phẩm được xuất bản tại hải ngoại, Thái Tú Hạp, có hai thi phẩm được văn giới chú ý, nhắc nhở nhiều nhất, đó là “Miền yêu dấu phương đông” (1987) và “Hạt bụi nào bay qua” (1995).

Ghi nhận về một trong hai thi phẩm này, nhà văn Mai Thảo viết:

"Một gắn bó sắt son và bất biến với giống nòi và nguồn gốc do nơi những rung động ở quê nhà ngày trước, trên quê hương người bây giờ, trước sau nhất quán, không bao giờ đổi thay. Những bài thơ trong sáng, êm đềm, như một thiền định nào đó giữa hai giòng chữ. Đó là điều tôi ghi nhận được ở tư duy Thái Tú Hạp, ở cõi thơ và ngôn ngữ Thái Tú Hạp..."

Và Du Tử Lê:

..."Thi ca, với ông (TTH), không còn là những buộc ràng, những phản ánh nhân sinh. Thi ca với ông, không còn là những cánh cửa mở vào những vấn nạn đời thường, mà, thi ca với ông, càng ngày, càng cho thấy nó là một ngõ tương thông với trời đất, với những nguyên lý siêu hình. Trên những đường bay ngẫu hợp giữa trí tuệ và rung động, giữa ngôn ngữ (chỉ như chiếc thuyền chở người qua sông) và nhịp điệu (chỉ như những lượng sóng vỗ đâu đó giữa vô cùng lênh đênh) thơ Thái Tú Hạp đã "Đáo bỉ ngạn". Đã tới bến bờ thức ngộ về lẽ sinh diệt , lẽ hữu hạn và vô nghĩa của kiếp người. Chính từ sự đáo bỉ ngạn kia, do nơi đạt tới bến bờ nọ, đã thăng hoa tiếng thơ Thái Tú Hạp. Một thăng hoa an nhiên, tự tại, êm và lắng như cành hoa trong tay Phật và nụ cười của ngài Ca Diếp, năm xưa...Bằng cảm nhận đó, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều cành hoa và nụ cười trong thơ Thái Tú Hạp hôm nay, ngay cả nơi những dòng thơ thế sự của ông..." (11)

Du Tử Lê

(Calif. Mar. 5 – 2014)

________

Chú thích:

(*) Tất cả thơ Thái Tú Hạp chúng tôi trích dẫn trong bài viết này, do nhà thơ Thành Tôn cung cấp. Thay mặt độc giả, trân trọng cảm ơn nhà thơ Thành Tôn.
(1) Tạp chí Chính Văn số 2, Saigon, đề ngày 30 tháng 7-1972.
(2) Tạp chí Bách Khoa, Saigon, số 137, đề ngày 15-9-1962.
(3) Thơ Huy Cận.
(4), (5), (6), (7), (8), (9) Nđd.
(10): Tạp chí Văn, Saigon, số 18, đề ngày 15 tháng 9-1964.
(11) Trích “Thái Tú Hạp”, Luân Hoán net.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21079)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15950)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17597)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10314)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18779)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5142)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1869)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2423)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2257)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23572)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20058)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8868)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9907)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9280)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12344)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31828)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21559)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26611)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24052)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22844)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20959)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18987)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20165)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17727)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16811)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25894)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33211)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35613)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,