Hoàng Trọng

22 Tháng Giêng 20222:22 CH(Xem: 467)
Hoàng Trọng
Hoàng Trọng, "Ông Hoàng Tango" Việt Nam

Dường như lịch sử văn học, nghệ thuật của quốc gia nào, thời kỳ nào cũng có những tài năng lớn, được nhiều người cùng giới đánh giá cao. Nhưng mức độ phổ cập trong quần chúng, lại không tương ứng với những cống hiến lớn lao của họ.

Tôi trộm nghĩ, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng là một trong những trường hợp này.

hoangtrong-01-content

Từ trái qua: Hoàng Trọng, Duy Trác, Thanh Sơn, Kim Tước, Tuyết Anh, Ánh Tuyết, Mai Hương (Nguồn Cỏ Thơm)


Tôi biết nhiều người thuộc lòng một số ca khúc của họ Hoàng. Vậy mà khi hỏi tên tác giả, thì họ lại không biết, hoặc không dám chắc đó là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trọng.

Cụ thể như ca khúc “Hai Phương Trời Cách Biệt”, tôi nghĩ, đôi lần chúng ta đã nghe qua. Đã rung động với giai điệu và, ca từ lãng mạn tới nao lòng của họ Hoàng:

Ánh nắng chiều thoáng phai rồi/ Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi/ Nhớ mãi nhớ muôn đời  Một chiều em khóc trong hồn tôi/ Góp hết lại những câu thề/ Trả lại cho nhau lúc chia ly/ Cố nuốt bao nhiêu lệ/ Nhìn theo duyên kiếp đi không về…”

(Nhạc và lời Hoàng Trọng. Theo dactrung.com)

Hoặc:

Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím/ Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến/ Chiều xuống áo tím thường thướt tha/ Bước trên đường gấm hoa/ Ngắm mây chiều lướt xa/ Từ khi yêu anh anh bắt xa màu tím/ Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến/ Trời đã rét mướt cùng gió mưa/ Khóc anh chiều tiễn đưa/ Thế thôi tàn giấc mơ (…) Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ/ Mà sao anh đi đi mãi không về nữa/ Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ/ Khóc trong chiều gió mưa/ Khóc thương hình bóng xưa/ Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím/ Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím/ Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau/ Tháng năm càng lướt mau/ Biết bao giờ thấy nhau…”

(Trích “Ngàn thu áo tím”. Nhạc Hoàng Trọng. Lời Vĩnh Phúc. Nguồn đd.)

Hoặc nữa:

Bạn lòng thân mến/ Đây giây phút hồn tôi/ nghe chan chứa hương đời/Nhạc lời êm ái/ tôi ca ấm vành môi/ mong sao đến bên người Bạn là trăng sáng/Trong đêm tối hồn tôi/ Soi lên bao ánh tươi/ Bạn là hoa thắm/ trên hoang vắng tình tôi/

vun lên một mùa mới!...”

(Trích “Bạn Lòng”. Lời Hồ Đình Phương. Nguồn đd.)

Ngay ca khúc nồng nàn tình yêu quê hương, tổ quốc mà những ai từng lớn lên ở miền Nam, chí ít cũng đã có một lần nghe tới hoặc hát theo với xúc động, hãnh diện là người dân Việt, ca khúc “Bên Bờ Đại Dương” - - Nhưng vẫn có nhiều người không hề biết đó là một sáng tác khác của họ Hoàng:

Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương/ Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung/ Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang/ Vượt núi rừng già Trường Sơn/ Vào tới ruộng ngọt phương Nam/ Dân nước tôi từng đấu tranh diệt ngoại xâm/ Trên máu xương từng hát ca bài thành công/ Dân nước tôi nòi giống hùng cường Lạc Long/ Làm gái toàn là Trưng Vương/ Làm trai rạng hồn Quang Trung…

(Nhạc Hoàng Trọng. Lời Hồ Đình Phương. Trích. Nguồn đd.)

Cũng vậy, tôi nghĩ có dễ nhiều người hơn nữa, cũng không hề biết rằng nhạc sĩ Hoàng Trọng bước vào quảng trường tân nhạc Việt Nam rất sớm: Ngay tự những năm cuối thập niên (19)30.

Trong bài nói chuyện về cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, nhân buổi tưởng nhớ tác giả “Hai Phương Trời Cách Biệt”, ngày 20 tháng 7 năm 2008, tại hí viện James Lee Theater, Virginia, Luật Sư Phạm Đức Tiến cho biết, nhạc sĩ Hoàng Trọng là một trong những nhạc sĩ có công khai phá nền tân nhạc Việt Nam; cùng thời với những tên tuổi lớn thuộc giai đoạn đó, như Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Xuân Khoát…

Diễn giả Phạm Đức Tiến nhấn mạnh:

“… Bản nhạc đầu tay của ông (Hoàng Trọng) được sáng tác vào năm 1938 khi ông mới 16 tuổi, là bài ‘Đêm Trăng’, còn có tên là ‘Vầng Trăng sáng’. Ngay từ những sáng tác đầu, nhạc của ông đã được sự chú ý. Phạm Duy sau này có kể lại là khi còn làm ca sĩ chính ông đã hát một trong những bài đầu tay của Hoàng Trọng là bài ‘Tiếng Đàn Ai’ và Phạm Duy thú nhận bài này đã gợi hứng cho ông viết nên bài ‘Tiếng Đàn Tôi’ sau này…” (Wikipedia – Tiếng Việt)

Nhạc sĩ Hoàng Trọng không chỉ là một trong những nhạc sĩ tiên phong khai phá nền tân nhạc Việt, dựa trên thang âm thất cung mà, ông còn là người nâng điệu Tango tương đối còn xa lạ với giới thưởng ngoạn ở những thập niên (19)30, (19)40 lên tới đỉnh ngọn nghệ thuật của điệu này.

Vì thế, những người cùng giới với họ Hoàng, đã không ngần ngại, đồng lòng phong tặng ông danh hiệu “Ông Hoàng Tango” tân nhạc Việt.

Phong tặng này là một vinh dự to lớn cho một nhạc sĩ. Nhưng nếu vì danh hiệu đó mà, lầm tưởng rằng họ Hoàng chỉ thành công với thể điệu vừa kể thì, tôi cho lại là một lầm lẫn và một bất công khác đối với tài năng, và những cống hiến giá trị khác của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cho kho tàng tân nhạc của chúng ta.

Bằng cớ, bên cạnh những ca khúc được coi là tuyệt vời với điệu Tango, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng có những ca khúc còn lưu truyền tới hôm nay - - Được ông viết với nhịp điệu chậm hơn Tango, như Slow, Bolero, Rumba. Hoặc những ca khúc được họ Hoàng viết với nhịp điệu nhanh hơn Tango như March, Fox, Paso…

Đừng quên tới nay, sinh hoạt tân nhạc của chúng ta, mỗi khi mùa xuân về, vẫn âm vang giai điệu tươi vui, ca từ lấp lánh tin yêu của ca khúc “Gió mùa xuân tới”:

Gió mùa xuân tới cánh hồng tươi thắm trong nắng vàng/ Muôn bướm tung bay mang sắc tươi phô cùng trời sáng/ Gió mùa xuân tới bóng hồng tha thướt trong nắng đào/ Kiếp sống cô đơn mơ ước ôm trong lòng hoa tươi/ Xuân reo khắp nơi trời ngát hương trầm lòng mang vấn vương. Hồn say mộng ước cùng những đóa hoa/ấp ủ trái tim hướng những phút say mơ/ “Với mùa hoa thắm khắp trời xuân sáng vui tưng bừng/ Muôn sắc khoe tươi reo hát ca vang mừng trời Xuân…”

(Nhạc và lời Hoàng Trọng. Trích. Nguồn đã dẫn)

Cũng với nhịp điệu nhanh hơn Tango rất nhiều, điệu Paso, họ Hoàng, còn cho chúng ta một ca khúc bất hủ khác: Ca khúc “Dừng bước giang hồ”:

Chiều nay sương gió, lữ khách dừng bên quán xưa/ Mơ màng nghe tiếng chuông chiều,/ vương về bên quán tiêu điều/ Vầng trăng hoen úa, như lá vàng rơi cuối thu  Lững lờ soi mấy hàng cây u sầu đang ngắm trời mây…”

(Nhạc Hoàng Trọng. Lời Quang Khải. Trích. Nguồn đd.)

Chỉ mới là lược dẫn, chúng ta đã thấy dường như không một vạch phấn nào, giới hạn được đường bay nghệ thuật của tài hoa Hoàng Trọng. Chẳng qua, chúng ta biết được quá ít về ông. Phải chăng, chính sự biết được quá ít về tác giả “Dừng bước giang hồ”, nên tấm lòng biết ơn của chúng ta, dành cho ông, đã không được đúng mức?


Hành Trình Âm Nhạc Của Tài Hoa Hoàng Trọng

Được biết, ngay sau khi người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Trọng từ trần, truyền thông, báo chí ở quê người đã có rất nhiều bài viết về ông, với tất cả trân trọng và, thương quý.

hoangtrong-content


Trong số những cảm nghĩ, ghi nhận ấy, có bài viết của một người trong giới và, cũng là giáo sư dương cầm, Nữ ca sĩ Quỳnh Giao. Bài viết nhan đề “Hoàng Trọng: Người Nhạc Sĩ Chân Thành” đề tháng 7 năm 1998 - - Ghi lại những kỷ niệm với cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, khi tác giả còn rất nhỏ, được tham gia trong chương trình “Tiếng Tơ Đồng” của họ Hoàng, trên đài phát thanh Saigon, trước 1975:

“Người nhạc trưởng đang điều khiển dàn nhạc. Hai hàng lệ làm nhoè mắt ông khiến ông không nhìn rõ được dòng nhạc. Nhưng ông có cần nhìn rõ đâu, bởi nó-dòng nhạc- có trong ông đã lâu lắm rồi, nó là xương là máu của ông mà!... Những người nhạc sĩ đang cắm cúi đàn, đều là những người đã làm việc với ông từ hơn hai thập niên trước, có người là bạn của ông từ nửa thế kỷ qua. Người ngồi dương cầm là nhạc sư Nghiêm Phú Phi, cộng tác với Hoàng Trọng từ bao lâu rồi nhỉ, có lẽ là từ khi mới du học bên Pháp về, vào đầu thập niên 50. Nơi hàng ghế đầu của dàn violons có Đan Thọ, bạn của ông từ ngày ở ngoài Bắc, trong ban nhạc Bảo An, người đã trình tấu những đoạn ad-lib có phong điệu tzigane bất hủ cho nhưng bài tango trác tuyệt của Hoàng Trọng. Tiếng đàn Đan Thọ vẫn như xưa: lả lướt mềm mại, nhưng khuôn mặt ông, cũng như của nhạc sĩ Hoàng Trọng, đã đầy nếp nhăn (...)

“Hai người ca sĩ nhìn về phía khán giả, tức là quay lưng về phía dàn nhạc đang trình bầy song ca bản Lạnh Lùng, bài hát ông viết từ mùa Đô

ng 1946. Đó là bài song ca ông soạn cho một nam và một nữ. Người nữ ca sĩ đang hát, nhìn về phía khán giả, nhưng không nhìn thấy gì trước mắt cả, mà chỉ thấy lại khung cảnh cũ, đã mấy chục năm qua. Nàng thấy lại phòng thu thanh nóng bức, đầy khói thuốc lá. Nàng nghe lại tiếng cười nói vui nhộn và thân mật của những người ca sĩ xung quanh, mà nàng gọi họ bằng cô, bằng chú. Ngày ấy nàng mới 16, 17 thôi. Cô bé vừa chạy thục mạng gọi xích lô đến đài cho kịp giờ thu, trên áo dài trắng còn mang huy hiệu trường Gia Long. Cuốn sách nhạc nàng viết tay những bài hát mình yêu thích còn nằm trong cặp, để trên bàn (…)

“… Ngay trang đầu tiên của tập nhạc là bài hát do người trưởng ban đề tặng: ‘tặng cháu bài chú viết từ mùa đông năm cháu vừa chào đời’. Nàng thích làm sao lời đề tặng! Vì nó cho thấy rõ sự ý nhị kín đáo mà lại đầy tình cảm của ông. Ông mà đề năm 1946, thì cũng thường thôi, có phải không? Bài hát đó mang tên Lạnh Lùng (...)

“Không cần phải kể thêm, chắc độc giả đã đoán cô học trò đó chính là kẻ viết bài này...” (Quỳnh Giao, nguồn đd.)

Dù vậy, đối với quần chúng thưởng ngoạn, có thể có nhiều người không biết gì về nhân thân của tác giả “Lạnh lùng”, cũng như nhiều người không hề biết một số ca khúc họ từng yêu thích, là của nhạc sĩ Hoàng Trọng...

Theo trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt thì, nhạc sĩ Hoàng Trọng, người được mệnh danh là “Ông Hoàng Tango Việt Nam”, tên thật là Hoàng Trung Trọng. Ông sinh năm 1922 tại tỉnh Hải Dương, Bắc phần. Năm 1927, khi lên 5, gia đình ông chuyển về sống tại thành phố Nam Định, một nơi chốn được coi là chiếc nôi lớn của văn học, nghệ thuật miền Bắc.

Năm 11 tuổi, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng đã được học về âm nhạc từ người anh trai tên là Hoàng Trung Quý. Bốn năm sau tức năm 1937, ông được học âm nhạc tại trường Thày Dòng Saint Thomas Nam Định…

Về lãnh vực sáng tác ca khúc, vẫn theo tài liệu của Wikipedia thì, năm 1968, khi mới 16 tuổi, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng đã có ca khúc đầu tay, nhan đề “Tiếng Đàn Ai”. Ca khúc này còn được biết dưới hai tên khác nhau nữa là “Đêm Trăng” hay “Đêm Trăng Sáng” Một số sáng tác kế tiếp của họ Hoàng, viết theo thể điệu Tango cũng được dư luận những người cùng giới đánh giá cao.

Khi chiến tranh xẩy ra, cố nhạc sĩ Hoàng Trọng di chuyển khỏi Nam Định. Ông đi qua nhiều nơi trước khi chọn định cư tại Hà Nội. Đó là năm 1947. Thời gian này, ông sáng tác ca khúc “Phút chia ly”, một nhạc phẩm tango giá trị, do nhạc sĩ Nguyễn Túc, bạn ông đặt lời. Cũng trong thời gian ở Hà Nội, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sớm có liên hệ tốt đẹp với những ca, nhạc sĩ của đài phát thanh như: Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ…Nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến.

Những năm đầu thập niên (19)50, họ Hoàng có nhiều sáng tác rất mau chóng trở thành nổi tiếng, được phổ biến cùng khắp… Đó là những ca khúc: “Gió mùa xuân tới”; “Nhạc sầu tương tư”, “Dừng bước giang hồ”…

Năm 1954 nhạc sĩ Hoàng Trọng di cư vào miền Nam. Tại Saigon, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên các đài phát thanh và truyền hình như đài phát thanh Saigon. Đài Quân Đội. Đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền Hình Việt Nam.

Những năm tháng ở Saigon của nhạc sĩ Hoàng Trọng được ghi nhận là khoảng thời gian mà, sức sáng tác của ông sung mãn nhất. Rất nhiều ca khúc giá trị, nổi tiếng mang tên Hoàng Trọng, ra đời trong thời điểm này. Trong số đó, có những ca khúc tới hôm nay, vẫn còn được nhiều ca sĩ chọn để trình bày… Có thể kể như các ca khúc: Ngàn thu áo tím, Hai phương trời cách biệt, Tìm một ánh sao, Lạnh lùng, Bạn lòng, Mộng lành, Nhạc sầu tương tư, Gió mùa xuân tới, Dừng bước giang hồ, Người tình không chân dung, v.v...

Thời gian từ tới 1975, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng được nhiều hãng phim mời ông việt nhạc cho phim của họ. Những ca khúc nổi tiếng của họ Hoàng ở lãnh vực này, có thể kể như “Xin nhận nơi này làm quê hương”. “Người tình không chân dung”... Riêng ca khúc ông viết cho phim “Triệu Phú bất đắc dĩ,” đã được trao giải Văn Học Nghệ Thuật 1972-1973.

Từ 1975 tới 1991, nhạc sĩ Hoàng Trọng bị kẹt lại ở Saigon. Đây là khoảng thời gian chẳng những ông sáng tác rất ít mà, cũng không cho phổ biến một ca khúc nào. Bản nhạc cuối cùng của họ Hoàng ở thời điểm này là ca khúc “Chiều rơi đó em”. Năm 1992 nhạc sĩ Hoàng Trọng cùng gia đình được định cư tại Hoa Kỳ.

Ông qua đời ngày 16 tháng 7 năm 1998 tại miền bắc tiểu bang California, hưởng thọ 76 tuổi.

Du Tử Lê,





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31734)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,