Vẫn Thơm Mùi Khế, Cũ

04 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 5229)
Vẫn Thơm Mùi Khế, Cũ



















































“chỉ cây khế cũ quên không hỏi
“hoa khế vì ai?
“nở rất nhiều!?!
DTL

“cả hai tâm thất đầy hoa khế
“sông núi người thơm nỗi nhớ nhà.”
DTL

Vườn nhà bạn tôi đầy hoa khế, trước ngõ, bên nhà, sau vườn, lối đi... chỗ nào cũng đầy hoa khế tím. Chắc là nhà thơ Du Tử Lê làm những câu thơ khế cho bạn.

Bạn tôi ít nói, lặng lẽ, khắc khổ, chịu đựng. Suốt bao năm trời chơi với nhau, nói chuyện hàng ngày với nhau, rồi thì, chuyện gì, bạn tôi cũng dẫn tôi đến với mối tình đẹp của bạn.

Tôi học ở Golden West, một hôm thầy giáo ra đề bài tự do, tôi đã viết lại cuộc tình của bạn tôi. Thầy giáo phê “diễn ý đẹp và sáng,” 18 điểm. Không biết lời phê có quá không, nhưng chắc một điều, bạn tôi mà biết được, thế nào bạn cũng phiền tôi.

Bạn tôi sống thu mình. Nhưng không vì thế mà tôi muốn giữ riêng bài viết về bạn tôi. Tôi muốn chia sẻ nó, với những ai có hoàn cảnh gần xa với hoàn cảnh của bạn tôi. Sau đây, là bài viết ấy.

______


Con gái tôi hỏi:

“Mẹ! Nếu có một đời sống khác sau này, con sẽ “lấy” Văn Cao, còn mẹ?

“Mẹ sẽ “lấy” lại bố con ạ. Tuy nhiên, nếu được, mẹ xin, đừng có đoạn đời trước đó.”

Tôi cũng thường nói với anh, như thế: “Nếu có kiếp sau, em vẫn muốn là vợ của anh,” và hỏi thêm:

“Nếu có kiếp sau, điều gì anh muốn sửa đổi?”

“Chuyện trai gái, anh muốn một vợ một chồng.”

“Còn vụ làm thơ?”

“Chắc là thôi T. ạ. Anh muốn tụi mình có nhiều con, những đứa con có từ mong ước của cha mẹ.”

“Vậy những đứa con hiện nay của anh?

“Anh có lỗi với chúng.”

Tôi yêu anh với tất cả những tính khí bất thường, những tội lỗi chất chồng như núi, những lầm lỡ như biển... Anh hư đốn, hoang đàng từ đầu đến cuối đời. Và có lẽ, sự hư đốn đó còn tiếp mãi, một phần do sự bao che, nuông chiều, thương mến, đùm bọc của tôi.

Tôi thấy mình như người mẹ có đứa con cầu tự, đứa con hiếm hoi, đứa con quý báu, và cả hư đốn là, anh.

Cái ngày đầu, cách đây 34 năm, tôi gởi đến tòa soạn của báo Tiền Phong. Tờ báo do anh chăm sóc. Một tùy bút non trẻ, thêm một cái note nhỏ kèm theo: “Tên ông thì hay và lạ, nhưng bài thơ của ông đăng ở báo xuân thì dở và nhạt.” Anh trả treo thư tôi ngay, với lời biện hộ, bài thơ làm vội vì tòa soạn cần vào giờ chót.” Cái lối giải thích thiếu tự tin của anh, cộng với việc trả lời thư tôi rất sớm, trong lúc anh cho biết, anh rất bận. Tôi cho anh điểm 2/10 lúc ấy. Về sau tôi biết, hàng ngày, anh nhận cả tỷ thư ái mộ, và gặp cả tỷ fan ngoài đời. Nhưng hên cho tôi, lá thư với lời lẽ khinh bạc nó đã khiến anh chú ý giữa hàng trăm thư ái mộ khác. Anh trả lời ngay vì muốn sớm biết con nhỏ dóc tổ kia là ai. Thì là “ai” thật. Rất là “ai.” Ngay thư đầu tiên anh bảo, anh thích gọi tôi là “nhỏ” và hỏi tôi học lớp mấy? (Rất lâu sau đó, tôi biết người con gái nào đi qua đời anh, anh cũng gọi là "nhỏ" cả) Tôi trả lời, tôi làm thợ may và không “nhỏ,” tôi to cao hơn trung bình, và tôi có một cái tên đàng hoàng, cái tên rất hay. Tôi muốn được gọi bằng tên của mình.

Anh vẫn không chịu, vẫn muốn gọi tôi bằng một cái tên khác. “Hạnh” là tên anh hay gọi, có khi anh cũng gọi tên tôi là... ”mẹ”!? Sau này những bài thơ và tùy bút của anh, có nhiều tên “Hạnh.” Tôi không phiền hà nữa, vì lòng cũng có chút háo danh!

Sau một vài thư qua lại, anh dặn tôi: “T. đừng chờ thư anh mới trả lời. Như phải chờ hai tuần mới có thư nhau, để đọc. Anh mong thư T. lắm. Hãy viết và kể đủ thứ về T. và gửi đi hàng ngày. Chúng ta hãy “viết thư” cho nhau. Đừng “trả lời” thư nhau.”

Và như thế, tôi viết thư cho anh hàng ngày, và có thư anh hàng ngày. Thư anh như có lửa, những dòng chữ yêu thương, dồn dập, cuồng nhiệt... Thư nào của anh cũng dầy cộm, xếp vội vã, thuồng vào bì thư, có khi không dán lại được. Anh phả vào tôi, không là lời, là chữ...mà là lửa, là tình, là cuồng nhiệt. Cứ một hai tháng anh lại xin được một chỗ của các chuyến bay C-130 chở xác người về Huế, để thăm tôi.

Anh thường đùa, “hôm nay, máy bay có 10 thằng “nằm” và 3 thằng ngồi. (Một trong ba thằng ngồi đó là nhà thơ Kim Tuấn, tác giả của “Anh cho em mùa xuân,” “Những bước chân âm thầm”....mới “nằm” xuống năm ngoái.

Tôi yêu anh lòng hân hoan. Tôi yêu anh, lòng rói tươi, rạng rỡ. Tôi xăm xăm bước tới, không âu lo, không đắn đo tìm hiểu. 

Tôi yêu anh, tìm đến anh như chung quanh không người, như chung quanh chỉ còn hai đứa. Tôi chỉ biết yêu và tôi hân hoan nhận, ngập tràn, từ anh. Tôi không tin trên đời có một người thiếu nữ yêu một người đàn ông như tôi yêu anh.

Yêu cháy ngọn! Rực rỡ!

Cứ thế. Chúng tôi có với nhau ba năm. Ngày ra trường, của tôi, anh bảo tôi chọn Pleiku, để anh từ Saigòn, lên thăm cho gần. Tôi dự định, sẽ tiêu xài tằn tiện để sau một năm có thể sắm được một chiếc xe jeep, khi muốn, có thể về Saigòn thăm anh.

Cứ thế, nếu không có một lần tình cờ, tôi đọc được trên một tờ Văn cũ, bản tin chúc mừng hôn nhân của anh và chị Th. Ch. Ngày thành hôn không xa trước ngày tôi viết thư làm quen anh. Năm đó tôi hai mươi tuổi, vẫn thường làm cái việc rất dễ thương là, khi nào thấy trên báo có tên anh và nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nếu hai tên cùng một kiểu chữ, là tôi lấy kéo cắt tên Thanh Tâm Tuyền, chỉ cần bớt một vài chữ là thành tên tôi. Sau đó, dán sát tên anh và tên tôi lại. Tôi có được chữ Du Tử Lê-Hạnh Tuyền. Việc làm cắt ghép hai tên chúng tôi lại với nhau khiến tôi rất thú vị. Tôi chưa có dịp kể điều đó với Thanh Tâm Tuyền thì ông đã mất, vô cùng cảm ơn và tạ lỗi nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã cho tôi cơ hội được là một phần của tên ông. Một cái tên rực sáng trong văn học.

Tôi không muốn trở thành người phá gia cang kẻ khác. Bản tính cương nghị cùng lòng tự trọng, tôi không nói với anh một tiếng nào về những điều tôi biết, anh đã có vợ. Tôi lặng lẽ quyết định xa anh. Biến cố 30 Tháng Tư đã giúp tôi làm được điều đó. Tôi chạy từ Pleiku theo đoàn người di tản về Saigòn. Anh từ Saigòn theo Phạm Huấn, đi ngược ra Nha Trang, tìm tôi. Chúng tôi gặp nhau ngày 28 Tháng Tư tại Saigòn. Anh cùng với Hồ Trường An uống với tôi ly café cuối cùng ở cư xá Thanh Đa. Tôi nhất định ở lại Việt Nam, mặc dù anh đã có chỗ cho hai đứa cùng đi do một người bạn giúp.

Tôi nhất định không đi vì trong thâm tâm nghĩ rằng, đây là cơ hội tốt giúp tôi có thể xa anh. Ba năm yêu nhau, thế là quá lắm cho một tình yêu Tôi không thể theo anh khi biết anh đã có chị Th. Ch., người vợ chính thức có cưới hỏi của anh. Tôi không thể tiếp tục mặc dù tôi thấy rõ một nửa thân thể của tôi bị chém xả.

Tôi ở lại, và anh không hề biết lý do. Chúng tôi xa nhau mười tám năm. Anh trải qua rất nhiều sóng gió. Phần tôi, nhớ thương anh khôn nguôi. Hàng năm, đến ngày 30 tháng 4, tôi làm một mâm cỗ cúng anh vì lòng luôn nhớ như in, cái hình ảnh Phạm Long hớt hơ, hớt hải đến báo tin “Anh Lê đã bị bắn chết ở cầu Xa Lộ!” Từ đó, hàng năm, 30 tháng 4 là ngày anh về để ăn với tôi bữa cơm tình nghĩa. Tôi tin như thế, và muốn tin như thế.

Tôi giữ cuốn “Những truyện ngắn hay nhất của quê hương ta,” trong đó có hình anh do Trần Cao Lĩnh chụp. Mỗi khi nhớ anh, tôi lại mở sách ra nhìn. Sau này, tôi không cần tìm số trang nữa, chỉ cần mở sách là tự động trang sách bật đúng nơi có hình anh. Tôi không còn nước mắt để khóc khi nhớ lại những gì anh dành cho tôi.

1992, anh gởi cho tôi một lá thư từ Mỹ. Tôi chỉ trả lời một câu: “Hãy cứ để em như vậy, anh ơi! Đừng kéo em dạy nữa, lâu quá! Em đã quen cảnh đứng bằng hai chân.” Nhưng mà, một lần nữa, trong đời, anh lại nắm tay tôi, kéo chạy. Kéo tôi chạy. Một lần nữa, tôi hớn hở, hân hoan, liều lĩnh, rói tươi, mù lòa, chất ngất... Tôi quen cách đứng bằng hai chân trong cái xã hội sau 1975, và giờ đây tôi cũng không chạy bằng hai chân, tôi vụt thoát, lao vút...

Tôi lại viết cho anh, vẫn hàng ngày, những lá thư, không phải là chữ trên đó mà là mồ hôi, nước mắt, và có khi cả máu...

Anh lại viết cho tôi, những dòng chảy, cuồn cuộn. “T. ơi, cố hiểu, cố nhớ lấy một điều, một điều thôi, có thể không một ai thấy được T., như một viên ngọc cao quý từ nhân phẩm, đến tâm hồn, đời sống. Điều đó, không có nghĩa, anh cũng không thấy. 18 năm qua, khi lòng ta còn ở với nhau, thì dù cho 180 năm nữa, cũng chẳng có một đổi thay nào tẩy xóa được. Cho anh được phép ôm T. Trong anh, lòng rất thơm mùi khế, cũ.

“Một điều nữa, cũng rất cũ, anh lập lại, trong anh, trước sau nguyên vẹn tấm lòng yêu và quý, rất trân trọng với T. thủy chung, trước sau bất biến. Cố sống tiếp những ngày chờ đợi, cuộc đời kia, sẽ khác...”

Vẫn thế, vẫn như xưa cũ, dù hai đứa đã già, đã bầm dập, đã đau đớn, lồi lõm. Chúng tôi vẫn yêu nhau, vẫn cuồng nhiệt như xưa.

Mười tám năm qua, nay, dù cách trở, tôi vẫn hàng ngày ra bưu điện gởi một lá thư đi Mỹ và nhận một lá thư từ Mỹ về. Vẫn hàng ngày, 12 giờ trưa, anh gọi để kể, để nói những chuyện thường ngày. Chúng tôi, như chỉ cần nghe được tiếng của nhau, được thở hơi thở của nhau. Một người em của anh, nhạc sĩ Trần Duy Đức đã thảng thốt: “Thượng sĩ ơi, Thượng sĩ bảo lãnh chị qua đi, còn không thì Thượng sĩ về, chứ gọi một tháng cả mấy trăm đồng tiền long distance, làm sao Thượng sĩ chịu cho thấu!” Trần Duy Đức đâu biết anh đã về Việt Nam thăm tôi, nhiều lần. Vài ba tháng một lần, để chúng tôi nhìn thấy nhau. Tôi muốn nói một triệu lần với con gái tôi: “Nếu có một ngàn kiếp sau, mẹ vẫn muốn là vợ của bố.”


Ngày đầu tiên đến Mỹ, ngày 19 tháng 8 -1994, anh đưa tôi đến ngay tòa án để làm hôn thú, Anh nắm tay tôi, hai đứa lập lại lời của vị đại diện chính quyền: “Chúng tôi.. dù sau này bệnh hoạn, nghèo đói...” Anh rưng rưng ôm tôi vào lòng: “T. ơi, anh nghèo quá, không thể có chiếc nhẫn cho em!” Chúng tôi đã khóc với nhau, như hai đứa trẻ. Những giọt nước mắt tưởng đã khô sau 18 năm xa cách.

Đời sống, thời gian đã lấy đi ở chúng tôi, tuổi thanh xuân, đã lấy đi ở chúng tôi, những sợi tóc xanh, đã lấy đi ở chúng tôi, ánh mắt sáng... Nhưng vẫn thế, tình yêu chúng tôi dành cho nhau, như anh nói: “...Vẫn thơm mùi khế, cũ.”

Tằng Tôn Nữ Hồng.

(12-2005.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8941)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8344)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,