Daddy! Còn Có Ngày Mai

05 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4454)
Daddy! Còn Có Ngày Mai

Cho tới giờ phút nầy, mỗi khi ghé thăm thành phố Thiên Thần, Việt không sao quên được chuyện một cô gái Á Châu đã nồng nhiệt ôm chặt lấy anh nơi hành lang của một bịnh viện, miệng se sẽ nữa như van xin, nửa như nũng nịu hờn dỗi: 

- Daddy, daddy đưa con về nhà, daddy nhé! Nơi đây buồn lắm, con không chịu ở nữa đâu! 

Cô gái Á Châu này nói với Việt bằng ngôn ngữ, không phải Nhật, Đại Hàn hay Phi Luật Tân, cũng không phải là tiếng Trung Hoa của các sắc dân anh đã từng tiếp xúc, mà là tiếng Việt Nam, líu lo ríu rít như chim. Anh ngớ người, nhưng may mắn có người quen làm việc nơi đây cười bảo:

- Cô ấy tưởng cậu là daddy của cô đấy. Thế nên cô ấy nũng nịu đòi về. Cô ta vào bệnh viện này được hơn 4 tháng rồi…

Việt chợt hiểu “Cô gái nhớ nhà, nhớ ba… đòi về, thế thôi: Và rồi anh khẽ vỗ nhẹ lưng cô, gật đầu. Anh không nỡ từ chối dầu chẳng phải là ba của cô. Anh không muốn cái ấn tượng đẹp nơi đôi mắt kia chợt sa sầm bởi sự tháo gỡ hất tay chối bỏ vội vàng…như xua đi niềm tin và hy vọng tràn ngập nơi cô gái này. Thêm một lần anh vỗ nhẹ vai cô, tế nhị rời khỏi đôi tay cô đang ôm chặt và chỉ vào căn phòng tiếp khách, nơi đó có người cháu anh đang chờ đợi.

Cô gái phụng phịu:

-Ba ơi! Đừng bỏ con nhé! 

Quả thực, không hiểu sao lúc ấy Việt lại như thật hiểu tâm sự cô gái qua cái ngôn ngữ thật diệu vợi nhưng lại rất thanh, rất nhã khiến anh mủi lòng muốn khóc. Anh lặng lẽ gật đầu.

Khi đã ngồi trong phòng khách thăm hỏi bệnh tình của người cháu, nhìn qua song cửa sắt, anh vẫn còn thấy cô gái ấy vẫy tay, miệng khẽ gọi “daddy” mà lòng thấy se lại.

“Đúng là cảnh dân lưu vong, lạc lõng nơi xứ người mà vắng thiếu người thương.” Việt nghĩ thầm. 

Tuần lễ sau Việt lại trở về Los Angeles thăm lại người cháu bị bệnh được gia đình ký gởi. 

Bệnh viện chuyên trị Tâm thần này khá đông, đủ mọi chủng tộc, phần lớn là người Á châu, Nhật bản, Trung Hoa, Đại Hàn, Miên, Lào, Phi và Việt Nam. Lác đác vài người Châu Âu, Mỹ ngồi buồn trên ghế đá. 

Vì chưa có dịp vào khắp các phòng quan sát, có thể nhận xét của anh chưa được hoàn toàn chính xác. Nhưng hề chi đến bệnh viện tâm thần này, anh chỉ có mỗi mục đích là thăm người cháu, con bà chị ruột, bệnh càng ngày càng nặng.Và giờ đây lại thêm nỗi bận tâm về cô gái nhận mình là ‘daddy” kia tình cờ anh gặp. Cô ấy đã ôm lấy anh mà năn nỉ, kêu anh là ba, là daddy và đòi về với cử chỉ đầy thiết tha cảm động và nơi cô có sự nhỏng nhẽo dễ thương của một thiếu nữ thường được cha mẹ nuông chiều.

Phía hành lang gần phòng khách, lố nhố đầy người, toàn là người bị bệnh thần kinh, sau giờ ăn chiều, tụ tập hóng mát chờ đến giờ đi ngủ. Họ rất hiền và tỏ ra có kỷ luật. Thoáng trông thấy anh, cô gái vội chạy vụt ra, mừng rỡ:

- A! daddy, daddy đến đón con về, phải thế không?

Vòng tay cô gái lại ôm choàng lấy Việt, miệng tươi cười, rối rít reo vui, đầu cô áp vào ngực anh với niềm vui chứa chan như có được sự che chở, đùm bọc. 

Việt không biết phải nói gì trước trạng huống khó xử này, cho cô ấy biết sự thật? Bảo cho cô hay rằng anh chẳng phải là cha cô? Và phủ phàng gỡ tay cô ra rồi quay mặt bỏ đi chẳng cần lời giải thích? Anh không nỡ làm những điều như thế, chẳng bao giờ anh có thể nhẫn tâm trước nỗi đau của người khác, hay gieo vào họ một thất vọng ê chề dù đó là người già hay trẻ, ông hay bà, cậu hay cô kể cả trẻ con mà anh chưa một lần quen biết. 

Bao u uẩn buồn thương của người đời mà suốt năm mươi năm qua anh đã gặp, anh chỉ có những lời an ủi thân tình tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng anh thường linh động giúp đỡ bằng lời nói, bằng việc làm, có khi như “người giúp việc”. Tóm lại bằng tất cả tình thương, cho người sở cậy nơi mình được chút niềm tin và hy vọng, ở một ngày mai tươi sáng, đẹp và đáng sống hơn. 

Thú thật đã hơn một lần, anh lau nước mắt cho một bà già tủi phận chồng con, ngồi lặng lẽ bên đường, giữa phố đông người. Lần khác, một thiếu phụ đứng khóc trong công viên Tao Đàn, muốn tìm cái chết để giải thóat, chỉ với đôi điều khuyên giải khi nghe ra người trong cuộc như bừng tỉnh, nhận thấy ngay cái nông nổi dại dột trong những suy nghĩ toan tính của mình… Và đến nay, chính Việt lại phải giải quyết chuyện cô gái bệnh họan này, anh cũng cười vui với cô, cùng ôm lưng vuốt tóc cô, Việt bảo:

- Con chịu khó ở đây thêm thời gian ngắn nữa, các bác sĩ sẽ chữa cho con hết bệnh. Nếu con ngoan, con nghe lời ba thì ba mới thương, hết bệnh, ba sẽ đón con về nhà và ba sẽ bồng bế con như ngày xưa, thời mà con còn bé vậy. 

“Tâm thức” cô gái dường như nghe, cảm nhận và hiểu hết những lời Việt nói, những lời nâng niu vỗ về ấy, cô ngước mặt lên nhìn Việt bằng đôi mắt rạng rỡ:

- Daddy, con sẽ ngoan, con nghe lời daddy, khi con về nhà daddy phải nhớ bế con, ôm con vào lòng như ngày xưa đó nhé!

Việt gật đầu, gỡ nhẹ tay cô và trở lại phòng khách, nơi đây người cháu trai tội nghiệp của anh đang chờ, đang rủ đầu kiên nhẫn đợi Cậu 

Hai tuần sau Việt trở lại bệnh vịện, buổi chiều Los Angeles đầy nắng vàng, màu nắng của Việt Nam và có làn mây trắng lững lờ trôi trên trời xanh rất gợi cảm, anh chưa thấy cần phải vào thăm ngay người bệnh. Còn sớm, anh ngồi trên băng ghế xi măng, vơ vẩn nhìn trời mây cao xa vời vợi, suy nghĩ về cô gái kia, anh muốn hiểu tâm trạng cô gái ấy, người thiếu nữ Việt Nam đẹp, hiền hòa, cử chỉ và lời nói tuy trong bệnh họan nhưng cũng biểu lộ cho anh thấy rằng cô sinh ra trong một gia đình nho giáo trung lưu, nhưng vì nguyên nhân nào cô phải bị bệnh tâm thần để rồi phải vào đây? Đó là vấn đề anh cần hiểu để có cách cư xử và tại sao cô lại kêu anh là daddy, là ba mà chỉ có anh chứ không phải người đàn ông nào khác? 

Đang miên man trong dòng suy nghĩ thì có chiếc xe vừa dừng sau cổng, chiếc Mercedes đắt tiền, người lái xe là một đàn bà khoảng năm mươi dáng dấp đẹp theo kiểu mệnh phụ, quý phái. Nàng xuống xe, tiến lại phía anh và nhã nhặn

- Ông đợi vào viện thăm người thân? Chưa đến giờ phải không, thưa Ông? 

Ồ, mệnh phụ là người Việt Nam! Việt thầm kêu và đứng lên:

- Thưa bà, cũng sắp tới giờ được vào, tôi đến thăm cô con gái… À mà cũng không phải con gái ruột… nhưng cứ mỗi lần tôi vào đây cô ấy gặp tôi đều gọi tôi là daddy, là ba, không những thế mà cô còn đòi tôi đưa cô về nhà, về với gia đình, về với mái ấm, thật là xao xuyến cả ruột gan! 

Nghe Việt nói, gương mặt người thiếu phụ đổi nét, đôi gò má ửng đỏ, giọng hơi run run, nàng ấp úng:

- Thế ra,…đã mấy tuần qua, phải hai lần tất cả, ông đã gặp cháu Michelle Trân? Cháu là con gái duy nhất của tôi, hai lần vào thăm trước, cháu có kể lại rằng cháu đã gặp lại ba….và cháu đã khóc đòi ba đưa về nhà, lần mới đây, cháu còn cho biết thêm rằng “daddy hứa với con thời gian ngắn nữa daddy sẽ đưa con ra khỏi viện này” tôi rất ngạc nhiên, vừa lo cho tâm thần của cháu và cũng muốn tò mò muốn biết người đàn ông đó là ai? Té ra là ông thưa có đúng thế không? Việt cười rất hồn nhiên và thanh thản nói:

- Chính tôi là …nạn nhân của cái tiếng daddy ấy đấy, con gái bà đã đặt cho.. và… thế là thế nào, tôi cũng rất đỗi ngạc nhiên bây giờ đến phiên tôi, cũng như bà, tôi cũng muốn tò mò, cũng muốn tìm hiểu căn nguyên mà cháu bệnh.

- Ôi! Thiếu phụ kêu nhẹ, ôm mặt khóc, nước mắt chảy xuống hai gò má. 

Việt như rơi vào một trạng thái hụt hẫng, khó xử. Cái tình cảm hiếm quí nơi con người Việt Nam thật sự không thích hợp ở Hoa Kỳ đầy tình vị kỷ đong đếm hai chiều này. Tình thương giữa con người với con người như tình thương đến với hai mẹ con thiếu phụ kia một khi họ trở mặt, trái tim ta rất có thể được trưng bày nơi vòm cao nhà bát giác của thành phố Thiên Thần bất kể năm tháng hay ngày giờ nào.(*) 

Một đứa trẻ mắt xanh, tóc vàng chợt té, khóc ré lên… vì từ tâm, ta vội chạy tới đỡ dậy thì tai ta đón nhận câu: “ Đồ dơ bẩn, không được đụng vào người nó, đừng gây vi trùng bệnh tật cho con tao!” Thế đó, cái từ tâm vô vị lợi trong một xã hội nặng đầu óc kỳ thị, khinh người, chúng ta không vì hội nhập mà bắt chước cái gương sáng ấy được. Không bao giờ và nhiều điều khác nữa.

Việt khẻ nói như tiếng ru của gió mát buổi chiều.

- Bà lau nước mắt đi, đừng nên thương cảm nữa, từ từ định liệu, mọi việc sẽ tốt đẹp thôi, tôi tin vậy. 

Thiếu phụ mở xách tay lấy miếng napkin nhỏ xíu, cầm hờ hững trên tay, rồi nhìn Việt không nói.

Rất tự nhiên, Việt rút nhẹ miếng napkin chậm nước mắt cho nàng và mấy giọt còn đọng lại trên má, nhét lại napkin vào tay thiếu phụ Việt nói:

- Bà nên phớt nhẹ một lớp phấn hồng, làm đẹp lại để lát nữa còn gặp cháu Michelle Trân, không nên tỏ vẻ buồn trước mặt cháu nhất là lúc nầy. 

Nàng nghe theo, một lát sau nàng lại ngồi bên cạnh Việt tỏ ra thân thiện, nàng niềm nở:

- Xin phép ông, tôi sẽ kể hết cho ông nghe, tóm gọn thôi. Tôi là con thứ chín trong một gia đình gốc Trung Hoa, nguyên quán Hàng Châu, thầy mẹ tôi lập nghiệp tại Việt Nam. Trước ở Hà Nội về sau vào Chợ lớn, gia đình buôn bán khá giả, tôi học văn hóa Trung Quốc tới bậc Đại học, thông thạo tiếng Bắc Kinh (phổ thong) và nhiều tiếng địa phương khác như Quảng Đông, Phúc Kiến. Chính thứ tiếng địa phương Hàng Châu ríu rít như chim mà con gái tôi thường nói với ba nó, cũng do tôi dạy từ hồi cháu còn nhỏ.

Thông thường, các anh chị tôi đều lập gia đình với người cùng xứ sở, chỉ riêng có tôi là…cãi lại quy luật của gia đình, tôi lấy chồng người Việt Nam, anh ấy là Trung Úy Biệt Động Quân, năm 1970 chúng tôi yêu nhau, thề hứa với nhau từ thuở còn đi học. Do đấy tôi làm cuộc cách mạng là rời hẳn gia đình cùng với anh ấy xây dựng hạnh phúc riêng cho chúng tôi, chúng tôi sanh cháu Trân mà ông đã gặp. Cho đến năm 1975, cháu mới 4 tuổi. Trong 5 năm ấy, vợ chồng chúng tôi và cháu có rất nhiều kỷ niệm vui cũng như buồn. Ba cháu thường bế ẵm, nựng nịu với con, nô đùa trong căn nhà của trại gia binh bé nhỏ trên đường Tô Hiến Thành. Cái hình ảnh ấy, cái ấn tượng đẹp đẽ ấy in sâu vào trí óc con trẻ. Thấy vắng là nó đòi ba, đôi khi khóc không sao dỗ được. Khóc cho đến khi mệt nó ngủ thiếp đi mà miệng vẫn mấp máy kêu ba, ba. 

Thế rồi, một ngày kinh hoàng đổ ập xuống trên đầu mọi người. Ba cháu lái chiếc xe Jeep nhà binh đưa mẹ con tôi về bên Ngoại…tá túc, sau khi dặn dò tôi đủ điều rồi cùng với mấy người cùng đơn vị lái xe chạy về miệt biển, tìm đường ra khơi. 

Từ hôm đó anh ấy đi biền biệt, chúng tôi chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa. Năm 1979 mẹ con tôi theo gia đình Ông Bà Ngoại sang Hoa Kỳ. Định cư tại khu China Town và vẫn làm ăn buôn bán như Chợ lớn năm xưa, cháu Trân học trường Mỹ, nói tiếng Mỹ và quên dần tiếng Việt, tiếng Hoa. Bây giờ cháu đã 23 tuổi, chưa lập gia đình, mấy năm trước khi bệnh cháu thường bảo “khi nào gặp lại ba thì mới tính chuyện riêng cho đời cháu bằng không thì…

- Cháu Trân có người yêu chưa? Việt ngắt lời.

- Chưa, nó không chịu thân quen với bất cứ bạn trai nào dầu có rất nhiều bạn đủ sắc tộc cùng học theo đuổi, hoặc những người nhờ mai mối. Thiếu phụ nói tiếp – Lòng nó lạnh nhạt với tất cả, cho tới ngày mới đây nó gặp ông, không hiểu sao nó cứ đinh ninh ông là ba của nó. Nàng cúi mặt nói nhỏ…Kể cũng lạ thiệt!

- Vâng, kể cũng lạ!

Việt nhìn thiếu phụ và đứng lên nói:

- Đã tới giờ vào thăm bệnh nhân rồi. Thôi, tôi xin chào bà, có lẽ tôi đi về thôi.

- Ông không vào thăm người cháu? Thiếu phụ ngỡ ngàng và tiếp câu chuyện đang nói dở. Từ đó cho đến giờ tôi vẫn chờ vẫn đợi, tôi hy vọng gặp lại chồng tôi, cũng như cháu Trân vẫn mong ngóng người cha thân yêu sẽ trở về sau một đêm dài gió bão. Cháu thường hoảng hốt rồi sinh bệnh. Chúng tôi chạy chữa với biết bao Bác sĩ nổi tiếng nhưng bệnh của cháu chẳng hề thuyên giảm buộc lòng tôi phải đưa cháu vào đây chữa trị…Nàng ngập ngừng, mặt hơi hừng nóng vẻ thẹn thùng. Hỏi nhỏ với ông một câu nhé: Ông có thể giúp tôi, nhận làm ba của cháu một thời gian cho cháu dứt khỏi ấn tượng đợi chờ, nhớ thương cha được không? Tôi không dám quên lòng cao thượng của ông. 

Việt cười nhẹ. Tình thương chân thật của Việt đối với nhân quần xã hội bấy lâu, lại một phen thử thách. Đã 60 tuổi trời cho, Việt thấy bây giờ chẳng còn gì để thử thách ai, cũng chẳng bận tâm đến những ai thử thách mình. Anh quan niệm cuộc sống hiện tại chỉ “giấc mơ ban trưa” phù du, chóng đến, chóng đi đối với riêng mình, một kiếp nhân sinh. Thế nhưng, Việt lại cứ bận tâm về những chuyện của thiên hạ. Nghĩ về những người thân nơi quê hương cách xa nghìn dặm, những phức tạp bon chen của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, chuyện vợ con, gia đình thêm những chuyện ngoài xã hội… và như việc “thương vay khóc mướn” bây giờ, chuyện mẹ con người thiếu phụ này.

Việt nói sau khi cân nhắc kỹ:

- Tôi phải về miền Bắc, và một vài tiểu bang xa trong vài ngày tới, tôi làm Báo, mong bà thông cảm cho tôi, tôi không thể thường xuyên tới đây nữa, mặc dù rất thương cháu Trân. Do đó tôi chỉ có thể giúp bà bằng cách viết ít dòng cho “con gái Michelle Trân” Đại ý “Con cố gắng uống thuốc, tỉnh dưỡng làm sao cho chóng khỏi bệnh, thế nào ba cũng đón con về sống với ba với má…và cả gia đình chúng ta. Chúng ta sẽ cùng trở lại căn nhà đầy kỷ niệm thân yêu, trong khu Cư xá Tô Hiến Thành, gần nhà ngoại ở đường Hùng Vương Chợ Lớn, nơi con được sinh ra và cũng nơi đó ba phải rời xa, bỏ lại tất cả - lúc con tròn 4 tuổi…” Đại khái như vậy được không bà? 

Người thiếu phụ cúi đầu trầm ngâm, một lát nàng ngẫng mặt lên mỉm cười, vui vẻ.

- Tôi hy vọng và mong ông cố gắng giúp cho cháu vượt qua khủng hoảng này. Tôi chỉ có mình cháu, còn bức thư, bao giờ cháu Trân sẽ nhận được, thưa ông…nhà báo?

- Tối nay tôi sẽ viết, sẽ gởi thẳng cho cháu qua bưu điện, và tôi sẽ gởi gắm cháu qua Bác sĩ Duy Công ở bệnh viện này mà tôi rất thân quen.

- Thành thật cảm ơn ông, chúng tôi, mẹ con tôi rất …trông …

À suýt nữa tôi quên - ba cháu tên Chương Trần, tôi là Hường (A. Hường) hồi chúng tôi còn ở Sàigòn, cháu vẫn còn nhớ. Xin ông nói rõ để tiện khơi dậy nơi tâm trí ngẩn ngơ của cháu…những kỷ niệm xưa cho cháu thêm tin tưởng.

- Tôi hiểu! 

Việt cho hai tay vào túi quần rồi lửng thửng bước đi, nắng chiều đã tắt dưới những bức tường dài, chiều xuống thật mau. Đèn đã bật sáng khắp các ngả đường và vàng vọt trong khu Bệnh viện. 

_______________________________________

(*) Thành phố Los Angeles có một nhà tù xây theo hình bát giác, cao ngất nghểu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 13252)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5014)
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6956)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 3853)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4765)
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4298)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19003)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,