Người Lính Về Sông Hương

05 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4775)
Người Lính Về Sông Hương

Chiến tranh trải dài trên đất nước ta, với bao đổ nát đau thương. Thế giới đã tốn hao bao giấy mực để nói lên cái tận cùng khổ ải mà nhân dân ta đã gánh chịu; trong cái tận cùng đó, chữ nghĩa chỉ nói lên được cái tương đối bằng diễn đạt văn chương, cái tuyệt đối vẫn là niềm đau tột cùng, là vết thương không dứt trong lòng mọi người, mọi thế hệ của toàn dân Việt. Bằng niềm đau đó, Hoàng trở về với lứa tuổi ngoài 20, thời điểm của một người lính trẻ với nỗi buồn xót xa bởi chiến tranh, nỗi bàng hoàng của một học trò cũ trở về đón tin thầy mình đã vĩnh viễn ra đi, bằng cảm xúc của cái ngày khoác áo trận mà lòng còn thư sinh, để rồi hôm nay ngoái nhìn lại những tháng ngày buồn bã trôi qua, tóc nhuốm bạc, vẫn không xóa đi được hình ảnh đau thương của dân tộc trong lòng Hoàng ... 

Hôm 28 Tết Mậu Thân đơn vị Hoàng đóng cách thị xã Quảng Ngãi 28 km về hướng Nam, Hoàng đưa Khánh, em gái mình, một giáo viên tiểu học quận lỵ ra ga xe lửa để về Huế ăn Tết với Mẹ, vui đón Xuân cùng các em. Cũng như hai năm trước, từ ngày về trình diện đơn vị, Hoàng chẳng được về ăn Tết với gia đình. Lính độc thân đa số là vậy!

Sân ga chiều nay rất nhộn nhịp, kẻ tiễn người đi, tiếng nói, tiếng cười rộn rã pha lẫn những giọng rao hàng lanh lảnh cũa những cô bé mời gọi ơi ới dọc hông tàu, Hoàng cảm thấy lòng vui rộn ràng như sắp được con tàu đưa mình về với mái ấm gia đình, đón Xuân như ngày nào, để hưởng được những phút giây hạnh phút bên Mẹ, bên em, Hoàng miên man với bao hình ảnh cũ trở về trong trí óc, bất chợt Khánh hỏi Hoàng:

- Anh, không viết thư cho chị Chi ?

- Không !

Hoàng trả lời cộc lốc, Khánh tiếp:

- Bộ giận nhau hay anh làm biếng?

- Làm biếng thì có, chứ chẳng có gì mà giận nhau. Khánh về nếu Chi có hỏi đến anh thì Khánh nói anh vẫn vậy!

- Vẫn vậy?

- Ừ, vẫn vậy!

- Vẫn vậy là sao?

Hoàng ngập ngừng, không trả lời và cũng chẳng biết giải thích thế nào cho cô em hiểu. Chẳng lẽ vẫn vậy là vẫn thương vẫn nhớ. Hoặc nhắn nhủ rằng: Ráng chờ cho đến khi nào Hoàng giải ngũ trở về mới tính chuyện yêu đương, chuyện chồng vợ; còn hiện tại, tuổi trẻ, chỉ tính chuyện súng đạn, chuyện đánh nhau đôi khi phải tính chuyện chết như thế nào cho nó “nhẹ tựa lông hồng“ nữa chứ. Nghĩ vậy mà thấy tội cho Chi – cô nữ sinh Nguyễn Du thật hiền hậu nết na lại yêu lính, mà lại lính của một binh chủng ít nhiều cũng được truyền miệng là dữ, loại lính chuyên đánh trận, gái Huế mà nghe ba chữ Biệt Động Quân thường có vẻ hơi ngán, hơi sợ dù trong lòng chẳng biết ngán sợ điểm nào! Cứ nhìn bộ đồ rằn ri, phù hiệu con cọp nhe 13 cái răng, đầu đội mũ màu máu khô, cộng thêm những huyền thoại - nào là đánh giặc không sợ chết, đánh lộn chẳng thua ai, ăn chơi thì lả lướt, ôi thôi đủ thứ, nhưng thật sự thì khác, như Sơn như Hoàng vẫn dễ thương, vẫn lịch sự, vẫn tán gái có duyên như thời còn sinh viên vậy, nhất là Sơn đẹp trai, con nhà giàu, học trường Tây, đi sĩ quan Đà Lạt, cũng BĐQ, hiên ngang hùng dũng như ai, mặc dầu gia đình thừa khả năng lo cho về những nơi nhàn hưởng. Nhờ khí phách đó mà Sơn được hoa khôi Đại học Văn khoa chiếu cố cho đến khi ký chung “Hiến chương yêu“ để rồi chịu đựng bao nhiêu khắc nghiệt của thời cuộc, một người vợ trẻ đợi chồng ngoài mặt trận, một người đàn bà vượt qua bao gian lao và để rồi mười mấy năm giữ thủy chung khi chồng trong nguc tù cộng sản, và tiếp nối những chuỗi ngày còn lại chia sẻ nỗi buồn lưu vong bên chồng với bao lo toan trong cuộc sống xứ người.

 Đứng bên cửa sổ toa tàu, Hoàng rít một hơi thuốc dài, ngước đầu nhìn Khánh, nhắn nhủ vài điều cần thiết, ngoài Chi ra Hoàng còn dặn Khánh:

- Nhớ gặp anh Sơn, anh Đính anh Truồi, bảo họ thường xuyên đến nhà thăm Mẹ nhé!

 Tàu từ từ chuyển bánh rồi khuất dạng sau khúc quanh, Hoàng mới lái xe về đơn vị mà lòng suy nghĩ miên man, nhớ nhà, nhớ Mẹ, nhớ Thầy, nhớ trường cũ, nhớ lại tiếng nói của Chi năm nào còn văng vẳng bên tai “BĐQ mấy anh oai hùng nhưng ghê lắm đó”. Không biết Chi cho rằng ghê là ghê theo ý nghĩa nào? Gió thổi mạnh mang theo chút nắng và bụi mù của vùng đất khô cằn cát đá… Trời Xuân đã về trên con đường nhỏ rạng rỡ rán chiều….

 Thế là Huế đã được chiếm lại sau hai mươi mấy ngày khói lửa, bom đạn tàn khốc. Cùng với quân dân miền Nam, đơn vị Hoàng tham gia vài trận đánh quanh Tỉnh lỵ Quảng Ngãi, phối hợp với các Trung đoàn 4, Trung đoàn 5, sư đoàn 2 Bộ Binh, bẻ gãy âm mưu đánh chiếm Thị Xã của cộng quân. Sau khi đuổi được cọng quân về với rừng rú về với Trường Sơn âm u, Hoàng được Tiểu đoàn trưởng cấp phép về Huế tìm gia đình. Huế đón Hoàng bằng những hàng cây trụi lá, trơ thân nám cháy buồn rười rượi đứng giữa trời Xuân trong xanh. Chung quanh Hoàng Thành và từ những góc phố khói của những đám tro tàn vẫn còn bốc lên la đà. Huế bây giờ là Huế của hoang tàn đổ nát, Huế, nhà nhà đều chit khăn sô. Nhà Hoàng nay chỉ còn là đống gạch vụn. Đường Mai Thúc Loan, khu nhà của Mẹ Hoàng, đổ nát ngổn ngang những mái lều cất vội với những miếng tôn cháy đen. Mẹ và các em Hoàng may mắn bình an trở về sau bao ngày được bạn bè của Hoàng đưa vào lánh nạn trong Bộ Tư Lệnh Sư đoàn I tại Mang Cá. Tháng Giêng Huế lạnh nhiều, gió dù thoảng nhẹ, cũng đủ làm cho Hoàng rùng mình trước cái yên tĩnh đáng sợ. Chợ Đông Ba sầm uất ngày nào, không lấy một bóng người. Huế bây giờ giăng mắc đầy mùi tử khí. Đó đây văng vẳng tiếng than khóc của những oan hồn mới nằm xuống.

 Hiển, bạn thời trung học, nay là giáo sư trường Đồng Khánh chở Hoàng thăm quanh Thành Nội, cảnh đổ nát điêu tàn trước mắt, cả hai cùng yên lặng liên tưởng những trận đánh chiếm lại từng con đường, từng góc phố của quân lực Việt Nam Cọng Hòa. Cố đô đã là bãi chiến trường mà chính nghĩa tự do phải dành lại được bằng máu, bằng xương và địch quân đã để lại biết bao mồ chôn sống tập thể quân cán chính và những người dân vô tội. Những cảnh cảnh bắt bớ trả thù dã man của bọn người vô lại đã làm tắt nụ cười của người dân Huế hiền hòa. Liếc nhìn những thây người thối rữa bên mương rãnh, vệ đường mà lòng Hoàng quặn thắt và nỗi căm hờn dâng lên đến bốc nhức đầu.

 Hiển kể cho Hoàng nghe những cái chết thương tâm của bạn bè Hiến và Hoàng. Hoàng đã bật khóc khi Hiển kể chuyện về cái chết của thầy Điền, thầy Trần Điền, Thượng nghị sĩ đương nhiệm của Miền Nam Việt Nam đã bị Việt Cọng bắt đi vào những ngày đầu họ chiếm Huế (Ít lâu sau, gia đình của Thầy đã tìm được xác Thầy tại một khe nước ở Lao Bảo, sát biên giới Lào). Thầy Trần Điền đã dạy dỗ Hoàng và bạn bè của Hoàng suốt 6 năm họ theo học dưới mái trường Thiên Hựu. Một vị thầy khả kính, nghiêm khắc, với phong thái đức độ luôn luôn hiện rõ trên gương mặt của Người. Người luôn luôn xem học trò như con, thầy vừa dạy văn hóa vừa dạy cho họ đạo làm người.

 Hiển kể lại có rất nhiều người cùng bị bắt một lượt đầu với thầy vào nơi tập trung và cho tơi nay chẳng thấy ai trở về. Ở đó Thầy tỏ ra rất bình thản, vẫn ngang nhiên nhận mình là Thượng nghị sĩ của Việt Nam Cọng Hòa, có lẽ thầy đã biết rõ sự tàn ác của bọn Cộng Sản để tiên liệu cho cái chết chắc chắn sẽ đến với mình, cho nên Thầy luôn luôn thể hiện và giữ phong thái đầy sĩ khí. Người không tỏ ra sợ sệt yếu đuối để trực diện với kẻ thù.

 Nhớ lại hơn một năm trước Tết Mậu Thân, nhân một kỳ về phép tại Huế, Hoàng có dịp đến thăm Thầy trong bộ đồ lính, khi bước vào nhà, vừa cúi đầu chào Thầy, người bạn cùng đi chưa kịp giới thiệu thì Thầy đã lên tiếng:

 - Hoàng đó hả? Con về lúc nào? Con đi lính BĐQ hả ? Thầy Cô cũng có một đứa đi BĐQ như con (sau này Hoàng mới biết anh ấy là một đàn anh cùng binh chủng trong Nam) Hoàng khâm phục trí nhớ của Thầy dù đã bao năm, Hoàng rời ghế nhà trường.

 Hoàng cúi đầu thưa:

- Dạ con được tin Thầy vô Thượng Viện con mừng lắm

- Ừ, có chi mô con, thầy vẫn rứa, làm được cái chi cho Tổ Quốc, cho đất nước, cho đồng bào thì cứ làm, Thầy cũng già rồi, cái đám tụi con mới là chính đó.

 Thầy ân cần hỏi Hoàng rất nhiều chuyện, về cuộc sống nhà binh, về các chiến trận. Như một thầy đồ ngày xa xưa, với giọng trầm buồn, và như nước mắt đang chạy vòng quanh đôi mắt già nua của thầy - Thầy phân tích tình hình đất nước, Thầy ưu tư trước hiểm họa Cộng sản. Và cho rằng: Việc đổ quân ào ạt của đồng minh vào miền Nam, sẽ làm cho cuộc chiến càng ngày càng thảm khốc hơn mà đồng bào ta là nạn nhân hứng chịu với nhiều thống khổ . . .

 Thầy vẫn coi Hoàng là một cậu học sinh nhỏ bé như thuở nào cho nên thầy từ tốn dạy cho Hoàng phong cách sống dù ở trong hoàn cảnh nào. Với những lời răn dạy hôm đó, Thầy đã trang bị cho Hoàng một mớ hành trang đi vào cuộc sống ở thời buổi chiến tranh sau nầy.

 Thầy từ tốn nói

- Tụi con còn trẻ đi vào đời, nếu không chọn cho mình một cách sống ý nghĩa, thì các con vào đó mà khởi đầu là ảo giác thì cái đích chỉ sẽ là ảo tưởng. Tuổi trẻ đừng háo thắng. Người chỉ huy phải nhớ rằng - thắng không kiêu, bại không nản. Khi ra ngoài ra xã hội, con còn phải học nhiều lắm đó, học ở cấp trên, học cả cấp dưới, học bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ ai cũng học, học để tổng hợp cái hay mà giữ làm vốn cho mình và phải biết những cái dở, cái hèn để loại trừ ra khỏi tư tưởng của mình. Ngày nào còn sống, còn chiến đấu là còn phải học đó nghe...

 Hoàng không ngờ lần gặp đó, lời dạy dỗ đó lại là lời cuối cùng của Thầy cho Hoàng. Thế hệ của Hoàng đã mất đi một vị Thầy nhân hậu. Đất nước mất đi một kẻ sĩ, một nhân tài, suốt đời gắn bó với trách nhiệm, với tổ quốc giang sơn.

 Nghiệm lại lời của thầy hôm gặp lần cuối Hoàng thấy rõ: Qua những bi thảm trong chiến tranh mà mọi người đã chứng kiến, riêng trận Mậu thân ở cố đô Huế và vùng phụ cận, Hoàng phát giác ra rằng miền Nam đã bị bán đứng từ lâu. Hơn mấy chục năm nồi da xáo thịt phải chăng chỉ những nguyên nhân mâu thuẫn sâu xa trong xã hội Việt Nam không thể hóa giải được. Những người tự nhận là mình có bổn phận với quốc gia dân tộc đã giải quyết sự mâu thuẫn đó bằng võ lực, nhưng thật ra đó chỉ là tham vọng ngu xuẩn của một số người làm tay sai cho ngoại bang, cho quốc tế vụ. Họ đã áp đặt một chủ thuyết độc tài đảng trị trên quê hương thân yêu của chúng ta mà một bên phải chiến đấu tự vệ. Bằng những ý nghĩ hiển nhiên đó thì chiến tranh ở Việt Nam hình như không lúc nào là không có những âm mưu sắp xếp từ bên ngoài mà chúng ta chỉ là những con chốt trên bàn cờ thế giới.

 Do đó, Hoàng không lấy làm lạ thời Mậu Thân Huế, khi cầu Trường Tiền chưa bị VC phá sập, xe Việt Nam Cọng Hòa chạy qua thì bị bắn, xe Mỹ thì không, trong khi vùng phụ cận như Phú Bài, trung tâm huấn luyện Đống Đa bị hỏa tiễn 222 ly do Nga chế tạo, từ lăng Gia Long pháo kích tràn ngập thì phi trường Phú Bài chỉ cách trung tâm Đống Đa vài hàng rào kẽm gai máy bay Mỹ và hành khách vẫn lên xuống bình thường. Khi VC rút, trực thăng Mỹ mới tới lấy giàn phóng hỏa tiển 222 ly. Một câu hỏi nữa, thiết nghĩ cũng nên đặt ra với các cơ quan tình báo quân đội Hoa kỳ và đồng minh trải khắp Việt Nam bằng những dụng cụ, máy móc tối tân, thậm chí có cả hàng rào điện tử Mc Namara và VC ngang nhiên chuyển quân đánh mấy chục thành phố cùng một lúc mà chẳng nhận được một tin tức nào từ phía họ. Ngoài ra, khi quân đội Mỹ còn ở Việt Nam, hải quân Trung Cộng thản nhiên đánh chiếm trường sa, Hoàng sa, người tệ nhất cũng hiểu đã có sự đồng tình nào đó, bằng không hải quân Trung Cộng dù mạnh đến đâu cũng chẳng dám bén mảng tới gần đảo khi Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ thường xuyên có mặt trong vùng.

 Tóm lại những phi lý kéo dài trong chiến tranh Việt Nam để lại cho dân Việt nhiều uẩn khúc, nhiều bi đát trước những mất mát lớn lao cho đến ngày nay vẫn mãi ôm nỗi đau thấm sâu trong tâm tưởng dù ở tuổi đã xế chiều nơi đất khách quê người, luôn luôn hướng về quê hương trong hoài bão trở về .

 Hôm nay trong nỗi buồn vô hạn đó, cảm hoài về quá khứ, đặc biệt nghĩ về Huế, lòng Hoàng xót xa nhận biết mình chỉ sống với dĩ vãng. Hoàng muốn đốt một nén hương lòng trong không gian tĩnh mịch này bởi tin rằng Thầy Điền linh thiêng sẽ tiếp nhận lời nguyện của Hoàng… 

 “Xin Thầy phù hộ cho con, cho trí tuệ con mãi trong sáng trước cuộc sống đầy phức tạp này để nhớ mãi lời dạy của Thầy. Những lời giáo huấn của thầy sẽ mãi mãi nằm trong lòng con, dù con sống bất cứ nơi đâu, bất cứ xã hội nào và bất cứ ở thời điểm nào”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19038)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14047)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19220)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8853)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8522)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,