Những Con Thuyền/ Nặng, Khẩm Nước Non/

06 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 3441)
Những Con Thuyền/ Nặng, Khẩm Nước Non/

Di thân thiết, vô cùng, của tôi,

Tôi không biết bằng cách nào, để có thể bắt đầu lá thư này, một khi quá lâu chúng ta không còn liên lạc với nhau.

Có dễ cũng đã hơn năm rồi, tôi không còn nhận được một dòng chữ, một lá thư nào được viết từ ô cửa sổ khiêm tốn, duy nhất, trổ ngang hông căn gác làm thêm, trên sân thượng tầng lầu thứ ba, ngó xuống con đường Đào Duy Từ. Con đường có hàng cây bã đậu, bức trường thành bao quanh sân vận động Cộng Hòa, những đống rác và, mùi xú uế...

Ô cửa sổ như khe hở hiếm hoi của ngôi mộ nổi, treo lửng giữa không gian. Nơi hơn một lần Di kể tôi nghe:

"Đó là khoảng trời xanh duy nhất có được, cho Di thở..."

Khoảng trời xanh duy nhất, nơi hơn một lần, Di kể tôi nghe, là khe hở hiếm hoi, để Di gửi đi những quả bong bóng xanh, đỏ ước mơ một lần thấy lại ai kia... Như một lần thấy lại đời mình, thấy lại thanh xuân ngặt nghèo, sớm lỡ. 

Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Tôi không biết Di dọn về căn nhà đó, từ bao giờ. Tôi cũng không biết, một ngày lam lũ, một ngày cúi xuống bước chân tất tả, hạt cơm, vật vã, manh áo, Di có được bao phút, có được mấy giờ ngẩng mặt, soi tìm bóng mình trong khoảng trời xanh khiêm tốn nọ...!

Nhưng tôi biết, dường đã hơn hai mươi năm, một đời như thế.

Hơn hai mươi năm, một phần ba đời người. Hơn hai mươi năm, con đường Đào Duy Từ, bức trường thành bao quanh sân vận động Cộng Hòa, hàng cây bã đậu, các đống rác, mùi xú uế...và, những quả bong bóng xanh, đỏ ước mơ, gửi đi, không âm vọng. 

Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Tôi không biết, hôm nay, khoảng trời xanh duy nhất, nơi hơn một lần, Di kể tôi nghe, sau hai mươi lăm năm, nó có còn là khe hở chắt chiu của ngôi mô nổi treo lửng, giữa không gian, cho Di cảm giác vẫn liên lạc được với một thế giới, khác hơn thế giới vật vã, hatï cơm, khác hơn thế giới tất tả, manh áo...?

Bằng vào thói thường nhân thế, bằng vào kinh nghiệm bản thân, học từ đồng loại (phần cầm thú,) tôi e niềm khao khát liên lủy hơn hai mươi năm, dù vững chãi, dù quánh đặc tới đâu, cũng sẽ bị thời gian hăm hở dũa mòn, chí tình pha loãng. Như mái tóc thề năm xưa của Di, cũng đã bao lần được thời gian ân cần nhuộm, pha từng sợi.

Như tôi, nhiều ngày qua, mỗi sớm mai, ngồi vào bàn viết, trước màn kính mênh mông, tự hỏi: viết gì?
Trong chừng mực nào đó, tôi thật sự không biết mình được phép viết ra những gì?
Một khi dòng đời quanh tôi, mỗi lúc một thêm xiết, cuồng xấp, ngửa.

Một khi thời gian trong tôi, điềm nhiên, tuần tự lấy đi khỏi tôi, những mơ ước, những khát khao, những mong mỏi, đợi chờ...Như những người công nhân trên thửa ruộng dâu đã mót, nhặt nốt những trái dâu nẫu đỏ, cuối mùa, thất lỡ.

Đời sống tôi, hôm nay, buồn thay, đã tựa như thân nến hối hả, cháy nhanh. Nó đang vô dụng, tiêu sài những giọt sáp phù du cuối cùng, sót lại.

Sự co rút của nỗi cọc còi, niềm lẩn tránh đám đông của con thú thất lạc bóng mình, đã thu hồi tôi, đã đẩy lui tôi, vào góc tối. Như sự thu hồi, không vết tích của những giọt nến, đời ai. 

Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Ở đây, tôi may mắn hơn Di. Tôi có nhiều hơn một khoảng trời xanh nhỏ tí. Nhưng những khoảng trời xanh đó, lại ở phía sau tôi.

Như đã ở sau lưng tôi, những quả bong bóng xanh, đỏ ước mơ kiếp khác. Như đã ở sau lưng tôi, niềm khát khao thấy lại, đời mình, uống lại môi xưa, thở nồng tóc cũ...

Như nhiều ngày qua, mỗi sớm mai, ngồi vào bàn viết, trước màn kính mênh mông, tôi tự hỏi: Ta viết gì đây, cho Di?

Một khi quá lâu, có dễ cũng đã hơn năm, tôi không còn nhận được một dòng chữ, một lá thư nào, gửi đi từ ô cửa sổ nhỏ tí, hiếm hoi, trên căn gác làm thêm, sân thượng, tầng lầu thứ ba, ngôi nhà đường Đào Duy Từ. Khoảng trời xanh khiêm tốn mở vào những cành cây bã đậu. Ô cửa sổ cỏn con ngó xuống các đống rác, mùi xú uế và, những quả bong bóng xanh, đỏ ước mơ, gửi đi, không âm vọng...

Tôi chỉ nghe được những lát búa thời gian mệt mỏi, nhát gừng gõ trên những khớp xương đìu hiu niềm biệt, ly rời rã.
Tôi chỉ còn nghe được sự phẳng, bẹt tới lì trơn của con rắn tháng, năm trườn, lạnh, nhớt, trơn muộn phiền trên từng tấc thịt, da mốc, ẩm chia tan.

Tôi chợt nghĩ, (phải chăng,) bất hạnh / may mắn vốn không nằm nơi thời gian dư dật, hay đã tuột trôi khỏi tay ta; (mà,) bất hạnh / may mắn nằm nơi chúng ta có còn thắp được trong thẳm sâu tâm hồn, trong cùng tận hầm, vực trái tim: ngọn lửa hy vọng, chút khói khao khát?

Ngày nào chúng ta còn tự thắp được cho mình ngọn lửa ước mơ, ngày đó, tôi nghĩ, dẫu ở tuổi nào, chúng ta cũng vẫn chứng thực được sự có mặt của ta, trên mặt địa cầu này.

Như tôi biết, dù một phần tư thế kỷ đã qua đi, ngọn lửa khát khao, nỗi trông chờ còm cõi nơi Di, cách gì, cũng vẫn là một khẳng định hiện hữu. (Dù nó chỉ là một hiện hữu đìu hiu, một hiện hữu âm âm, truyền đi niềm tội nghiệp.) 

Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Những ngày qua, khỏi tự liên tưởng dấy lên từ một tiềm thức xa xăm, bất chợt, tôi cảm được hơi lạnh của ngọn lửa cháy buồn trong Di. Ngọn lửa đã không còn đủ sức tỏa ra chút hơi nóng, hầu tự chứng: nó còn hiện hữu.

Mọi ước mơ, mọi khao khát dù nhạt nhòa, yếu ớt hay còm cõi tới đâu, theo tôi, vẫn là một có mặt ý nghĩa. Ý nghĩa lằn ranh, ý nghiã phân định biên cương hai miền: sống, chết. 

Những ngày qua, từ một nơi rất xa, Ph. đã gọi tôi, nhiều lần. Ph. nói với tôi về những chiếc thuyền nặng, khẩm quá khứ, nặng, khẩm nước non, từ khắp nơi, sẽ lên đường tìm về...bến cũ.

Ph. nói với tôi, say sưa, hào hển về họp mặt năm nay, tới đây, của những con tầu, của những cánh buồm có thể, tự thân đã không chở, mang được chính nó, nhưng vẫn hăm hở lên đường, ngược sóng, non sông... 

Và, Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Tự những đốm lửa liu điu nỗi khát khao soi tìm bóng cũ, tự những hơi sức bản thân không còn khả năng tỏa nhiệt chiếu tỏ chính mình, tôi chợt nghĩ, nhớ tới Di.

Tôi chợt nghĩ, nhớ tới ô cửa sổ khiêm tốn, trổ ngang hông căn gác, làm thêm, sân thượng, lầu ba, ngôi nhà Đào Duy Từ. Ô cửa sổ tí hon, duy nhất, mở vào khoảng trời xanh, cho những quả bong bóng xanh, đỏ mơ ước gửi đi, không âm vọng.

Tôi chợt nghĩ, nhớ tới những dòng chữ, những lá thư, quá lâu, tôi không nhận được từ Di, như nhận được từ đời, khác...
Tôi bâng khuâng. Tôi ngậm ngùi tự hỏi:

- Liệu trong nuông chiều bất tường, trong tử tế rất mực điên rồ, thời gian sẽ dành cho Di, thêm bao lần cắt đi những lọn tóc đã sớm xế chiều hoa râm, để cầu xin một lần, thấy lại người cũ?

Tôi không biết. Không một ai biết được điều đó, (ngay thời gian, trong giây phút tử tế một cách rồ dại nhất của nó!?!) 

Tuy nhiên, Di thân thiết, vô cùng, của tôi. Tôi biết, một điều:

- Không cần hỏi ai, cũng chẳng cần chờ đợi thời gian xác nhận, (thì,) tôi cũng dư hiểu, dù trong những năm, tháng đời còn, Di chẳng thể có được cho mình, một lần thêm, cắt, lìa mái tóc, để cầu xin thấy lại, một lần ai kia, (thì,) ngọn lửa đìu hiu khát khao, nơi Di, vẫn rung, ngân niềm hy vọng, chông chênh cuối sóng. 

Ý nghĩa một đời người, Di ạ, theo tôi, không phải là bó đuốc xung mãn niềm tin, hay ngọn nến trụi trơ mơ ước, (mà,) là độ dài bền, lâu; là mực lắng, sâu chung thủy. 

Như Di, (có thể rất vô tình,) đã bầu chữa cho bản chất lãng quên của thời gian, bằng vòi vọi chờ mong, bất biến, hai mươi lăm năm.

Như Di, (có thể rất vô tình,) đã bầu chữa cho trái tim người nữ, vốn đồng nghĩa với phụ rẫy, phản bội, bằng khát khao gặp lại một lần, là ngọn lửa thương thân, nơi bậc thềm cuối cùng của hai mươi lăm năm, một lần, nữa, nữa!!!.

Dù, tôi biết chứ, cách gì, cũng tới lúc thời gian phải nghỉ tay. Thời gian phải thất nghiệp vì, không thể tìm được một sợi tóc nào còn xanh, của Di, để hớn hở nhuộm bạc.

Dù, tôi biết chứ, cách gì, cũng tới lúc, ô cửa sổ nhỏ nhoi, duy nhất, mở vào khoảng trời xanh cỏn con của Di, sẽ xập lại, sẽ lấp đi.

Nhưng, cuối cùng, này Di, nhớ đi! Di vẫn là người may mắn hơn tôi.
Nhưng, cuối cùng, này Di, nhớ đi! Di vẫn là người hạnh phúc hơn tôi.
Bởi ít ra, Di cũng còn có được cho mình, ngọn lửa.
Dẫu cho, nó chỉ là ngọn lửa không còn đủ sức soi, tìm, chính nó.

DU TỬ LÊ

(April 2000)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 9247)
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 8632)
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 6011)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19013)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14023)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7910)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8506)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19801)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,