Từ Một Ô Cửa Sổ, Đường Foxworthy

06 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 3713)
Từ Một Ô Cửa Sổ, Đường Foxworthy

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Tôi mới quay về Orange County, sau ba ngày cuối tuần, San Jose. Những ngày San Jose êm ả. Những ngày San Jose, bạn hữu, tình bền. 

Tôi đã trở lại ngôi nhà của một người bạn học cũ. Ngôi nhà không chỉ mang Ngô Đình Ngân; (mà,) tuồng nó còn là ngôi nhà của Nguyễn Quang Minh, của Huy Trung, của Trần Trị Chi nữa. Ngôi nhà đường Foxworthy, tôi đã trở lại. Tôi trở lại căn phòng, trên lầu, cách đây chưa lâu, tôi đã ở.

Căn phòng nhỏ, hẹp bề ngang, chỉ có một chiếc cửa sổ, cũng nhỏ hẹp, nhìn xuống đoạn đường Foxworthy, tĩnh, lặng những tàng cây du, sức trẻ, đang lớn.

Từ chiếc cửa sổ, (cũng nhỏ bé,) tôi thấy nắng, gió San Jose, rất đêm, và, rất ngày. Từ chiếc cửa sổ nhỏ bé này, tôi đã thấy tôi và, con đường, tôi và, cây du, tôi và, San Jose là một.

Tôi cũng thấy tôi với mưa San Jose, không hề là hai; khi tôi hiểu ra rằng, nếu chiếc lá được nối vào cây, bằng một cuống lá, (thì,) tôi cũng được nối vào trời đất, vào nhân gian...bằng những chiếc cuống Thượng Đế ban cho...

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Tôi mới quay về Orange County, sau ba ngày, cuối tuần, San Jose. Những ngày San Jose êm ả. Những ngày San Jose, bạn hữu, tình bền. 

Tôi đã trở lại đường số 5. Tôi đã bước lên sảnh đường Trianon. Những cây cột vĩ đại, trạm trổ kỳ khu chào đón tôi. Cánh cửa mở ra, tấm thảm mầu rượu chát đổ dốc giữa hai hàng ghế thẳng tắp, tựa cũng mỉm cười, mừng thấy tôi, trở lại.

Tôi bước lên sân khấu; đứng vào chỗ cách đây chưa lâu, đã đứng. Tôi nói với những ngọn đèn cực sáng rọi tới. Tôi nói với những khuôn mặt, những tâm hồn Việt Nam khẩm nặng chữ nghĩa, trăn trở văn chương, về lòng kính trọng của tôi, trước tác phẩm, được viết bởi một tác giả Việt Nam, đã bước qua tuổi chín mươi, quê người.

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá dỗi xa xôi, của tôi,

Tấm cửa khép. Tôi không thể trông thấy hàng cột vĩ đại, trạm trổ kỳ khu. Tôi cũng không thể thấy sảnh đường, những bậc cấp dẫn xuống những cây du, (sức trẻ, đang lớn;) Nhưng tôi tin, hàng cột, sảnh đường, những bậc cấp, vẫn nghe được giọng tôi.

Tôi tin, yêu dấu, bởi tôi biết tôi được nối vào chúng, bằng chiếc cuống đặc biệt, Thượng Đế ban cho. Bởi tôi với chúng, là một.

Tôi chỉ không biết, thực sự, tôi hoàn toàn không hề hay biết, yêu dấu, bên kia tấm cửa khép, ngoài hàng cột, sảnh đường, bậc cấp và, những cây du, còn một người khác nữa, nghe tôi.

Yêu dấu, người khách, kẻ lắng nghe, (tôi không chờ đợi kia,) là một thanh niên, rất trẻ. Có dễ, anh còn non, trẻ hơn cả những cây du (sức trẻ, đang lớn) nữa.

Người thanh niên rụt rè, bước tới, chặn tôi nơi đầu hành lang ăn thông với hậu trường. Anh nói, anh có nghe tôi nói. Anh nói, anh xin lỗi, tới trễ vì, cuối tuần, San Jose không có nhiều chuyến xe bus. Anh nói, anh rất thích, những buổi ra mắt tác phẩm. Anh nói, dù bận mấy, anh cũng không bao giờ bỏ những buổi sinh hoạt, như thế này, dù tổ chức nơi nào. Anh nói. Nói. Nói...

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Càng nói, người thanh niên non, trẻ (hơn cả những cây du non, trẻ đường Foxworthy) càng thêm rụt rè, lúng túng. Tôi đọc được sự lúng túng của anh. Tôi hiểu, người thanh niên muốn nói với tôi một điều khác. Phải! Một điều gì, khác hơn xe bus, sự đến trễ, những buổi ra mắt sách (dù ở nơi chốn nào,)...

Cuối cùng, yêu dấu, một cách gián tiếp, người thanh niên cho tôi biết, tôi đã cảm nhận đúng, khi anh hỏi tôi, về những tập thơ cũ...

Tôi nói, tôi không có trong tay một tập thơ cũ nào. Tôi nói, ngay những tập thơ xuất bản tại hải ngoại, tôi cũng không có đủ.

Yếu dấu, tôi đọc được sự thất vọng (và, luôn cả ngờ vực,) trong đôi mắt rút rè, lúng túng của người thanh niên. Tôi biết, anh không hoàn toàn tin nơi lời tôi nói.

Tôi muốn nói với người thanh niên có phần còn non, trẻ hơn những cây du trên đường số 5, rằng, anh chẳng phải là người đầu tiên, không tin, lời tôi. Tôi đã gặp được nhiều lần, những ngờ vực này, hầu như, ở tất cả những nơi tôi đi qua, (và, đã trở lại.)

Nhưng, yêu dấu, tôi không đành nói với người thanh niên như vậy. Tôi cảm nhận được, dường có một chiếc cuống vô hình, đã nối liền tôi với anh. Cũng như, đã có một chiếc cuống nào đó, nối liền anh, với chữ nghĩa Việt Nam, quê người.

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Cuối cùng, tôi buột miệng, bảo người thanh niên, tuy nhiên, tôi biết, một nơi chốn, không chỉ có khá nhiều sách cũ của tôi, (mà,) đó cũng là nơi gần như đầy đủ tác phẩm của những tác giả, tôi tin, anh hằng yêu thích...

Rất bất ngờ cho tôi, yêu dấu, khi tôi nhận được những ngọn lửa chấp chới hạnh phúc, lênh đênh niềm vui, nơi đôi mắt người thanh niên, rạn rỡ.

Những ngọn lửa chấp chới hạnh phúc, lênh đênh niềm vui, nơi đôi mắt người thanh niên (có phần còn non, trẻ hơn những cây du trên đường số 5,) đã khuyến khích, dục giã tôi nói thêm về nơi chốn, mà, với anh, (có thể,) giống như chỉ có trong cổ tích!

 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Tôi đã nói với anh về cái "Tàng Kinh Các Kỳ Diệu," nơi chứa đựng hầu hết những bộ sách quan trọng từng được xuất bản tại Saigòn, trước 30 tháng 4-75, từ văn học, lịch sử, hồi ký, quân sử, công báo, tới tiền kẽm, tiền giấy, những bộ sưu tập tem thư, những đồ gốm, chén bát từ nhiều đời vua chúa, dọc theo lịch sử gần 5000 năm lập quốc của chúng ta...

Tôi nói, nếu anh là người thích nghiên cứu về đạo Phật, anh sẽ "kinh hoàng" khi biết rằng, đó là nơi lưu trữ ngàn, ngàn kinh Phật. Anh cũng có thể tìm thấy ở nơi chốn này, những gì, thuộc về miền Nam Việt Nam, (mà,) Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ, không có.

Tôi nói, tôi bảo đảm, anh có thể hãnh diện, ngẩng mắt, nhìn thẳng vào những người bạn Mỹ của anh, để quả quyết rằng:

-Đó là nơi chốn tiêu biểu cho sự bất diệt của linh hồn Việt Nam.

-Đó là nơi chốn tiêu biểu cho trái tim Việt Nam nghìn năm vẫn bập bùng nhịp sống.

-Đó là....Đó là...
 

Yêu dấu gần gũi (mà,) quá đỗi xa xôi, của tôi,

Người thanh niên dường không giữ được bình tĩnh. Anh ngắt lời tôi. Anh cắt, phạt ngang niềm hào hứng của tôi. Anh hỏi tôi, dồn dập về cái mà tôi gọi là "Tàng Kinh Các Kỳ Diệu" kia.

Rõ ràng, anh muốn chặn đứng tôi lại. Tuồng, anh không muốn tôi tiếp tục đánh lừa, phỉnh gạt anh, bằng những hình ảnh chỉ có trong...tưởng tượng; hoặc, đã thuộc về...cổ tích.

Yêu dấu, bằng tất cả nghiêm chỉnh (và,) lòng kính trọng người trẻ tuổi, tôi nói, nếu có điều gì khiến tôi không thể coi thường, không dám đùa giỡn, ngay phút cuối đời tôi, (thì,) đó là chữ nghĩa.

Tôi càng không thể, không dám, nếu không muốn nói, là luôn cúi đầu trước những tấm lòng đề quyết ăn ở với văn chương; (như tấm lòng người thanh niên, có phần còn non, trẻ hơn những cây du đường số 5!)

Yêu dấu, tôi trả lời người thanh niên, rằng, cái "Tàng Kinh Các Kỳ Diệu" kia; cái nơi chốn làm thành niềm hãnh diện Việt Nam nghìn đời đó, là: "Thư Viện Việt Nam."

Thư Viện Việt Nam, tầng lầu một thương xá ngó vào đại lộ số 1, ở thành phố Santa Ana, con lộ chính của Thủ đô Việt tỵ nạn.

Yêu dấu, tôi nói, tôi sẽ vô cùng sung sướng, được đón người thanh niên non, trẻ ngay tại bậc thang thứ nhất, dẫn lên "TàngKinh Các Kỳ Diệu," đường Số Một; ngày nào, anh có dịp, viếng thăm Thủ đô tỵ nạn.

Yêu dấu, tôi nói, tôi sẽ vô cùng hạnh phúc, hãnh diện, được giới thiệu với anh, không chỉ từng quyển sách (mà,) từng di vật của tổ tiên, của lịch sử chúng ta, trưng bày nơi chốn này.

Tôi nói, Thư Viện Việt Nam, theo tôi, chính là cái cuống nhau, nối chúng ta làm một với hồn thiêng tiền nhân và, tổ quốc, phương xa.

Tôi nói, nếu không có cuống nhau lịch sử, văn học, nghệ thuật (mà, Thư Viện Việt Nam là biểu tượng,) thì, giá trị của chúng ta sẽ không bằng được một chiếc lá vô tri, bên lề đường dòng sống!

Yêu dấu, tôi nói và, người thanh niên yên lặng. Những hàng cây du non, trẻ, cũng yên lặng. Hay đó là sự yên lặng của những nối liền, thành một, bởi chiếc cuống nhau con chữ, hồn thiêng, đất nước? 

 

Du Tử Lê

(July. 01.) 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 3721)
22 Tháng Sáu 2021(Xem: 2449)
31 Tháng Giêng 2020(Xem: 12680)
29 Tháng Tám 2018(Xem: 20274)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,