chương 3

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4415)
chương 3

“Những hạt giống khác nữa rơi vào gai, và gai vươn lên, làm chúng chết ngạt.”

Mt. 13.7.

 

Đường phố ập tối. Mưa xầm xập với những bước chân vội vã quành trở lại, như cùng lúc có hàng triệu con sóng cùng vỗ một lần vào bờ cát. Tin thời tiết trên TV đã loan sẽ còn mưa trong nhiều ngày nữa. Ảnh hưởng trận bão thổi qua miền Nam Mexico, Houston nhiều hy vọng biến thành biển. Ở một vài quận hạt khác, người ta đã bắt đầu phải di tản vì nước ngập gần tới mái nhà. Giữa trưa mà những xe đã phải pha đèn, trôi trong màn nước kín đặc. Từ trong quán nhìn ra, lòng tôi cũng chia đôi, như hai dòng nước xiết hai bên lòng đường. Cảo nói, cho chàng mười lăm phút. Chàng đang bận khách? Tôi không hỏi. Chỉ bảo: “Anh. Đến với Thiện. Thiện buồn quá!” Cảo chỉ kịp hỏi tôi đang ở đâu, rồi cúp máy. Lúc nào chàng cũng có vẻ bận rộn tuồng như công kia việc nọ nhiều lắm. Sự thực, Cảo rất lè phè. Chàng có thể làm việc cả ngày cả đêm nhưng cũng có thể đóng cửa tiệm sách đi suốt tuần.

Tôi gọi cho mình một ly cà phê đen. Tôi chưa từng uống cà phê. Hôm nay tôi muốn thử. Thêm nữa, tôi muốn tự nhắc nhở “mình đã lớn”. Bề gì tôi cũng đã hăm mươi lăm. Hai mươi lăm rồi chứ bộ? Nhỏ nhít gì nữa! Tôi đã chọn lựa. Lần này, ở tuổi hai mươi lăm, lần đầu tiên tôi quyết định lấy đời mình. Ngày ba má tôi, gửi tôi vào nhà dòng, tôi mới mười một. Hơn mười năm đã qua. Cuộc đời bỗng rẽ ngang. Trước mặt tôi là cánh rừng già. Tôi chưa từng một mình đi trong bất cứ cánh rừng nào, dù nhỏ. Bây giờ tôi đi. Không những một mình và cánh rừng không có lối. Tôi biết tôi phải rẽ lấy cỏ tranh, gạt mây song mà bước. Tôi chưa từng học lấy cho mình một môn võ để phòng thân. Không sao. Tôi tin tôi đủ sức tự vệ trước hố hầm, trước móng vuốt của mọi loài thú dữ. Tôi chưa được trang bị một hành trang, một võ khí nào, như những người đi rừng, như những nhỏ bạn tôi, lớn lên giữa cuộc đời... Có đứa đã có gia đình, con cái. Có đứa đã ra trường lâu, đã giữ những chức vụ chỉ huy trong các công tư sở. Các bạn tôi, cũng có đứa đã chết, trên biển. Cũng có đứa ở lại Việt Nam, trải đời con gái trên những vũng bùn nhầy nhụa của một xã hội nằm dưới đáy cùng lầm than, đói khát. Không sao. Chưa sao thì đúng hơn. Tôi còn may mắn chán. Tôi hơn chúng, những nhỏ bạn ở Việt Nam kia, rất nhiều. Tôi được trang bị một niềm tin nơi Chúa. Tôi được trang bị một tấm lòng thành khẩn, thiết tha với đời và, với người. Tôi được nuôi dưỡng trong ý thức chia xẻ những buồn đau của đời khác, băng bó, xoa dịu những vết thương của xã hội. Và, trên hết, tôi đang ngồi đây. Tôi đang có trong tay một trái tim, lần đầu, rung động. Tôi đang nhìn theo những mơ ước, những khát khao rưng rưng không trôi theo dòng nước mà phơi giữa lòng đường. Chẳng ai biết được ngày mai, trừ Chúa. Nhưng tôi tin nơi hồn mình, rất trong. Nhưng tôi tin tình mình, rất lắng. Chén rượu đời dù có cay xé môi non, tôi vẫn tin men tinh khiết đượ ủ giữ đúng tháng năm, đúng thời khắc. Bây giờ, vấn đề còn lại, xin hoàn toàn phó thác nơi tay Chúa.

Sau lần Cảo thình lình hôn tôi (trong bộ áo nữ tu) giữa đường phố, trước mặt mọi người, tôi có gặp lại chàng đôi lần. Tôi phải gặp vì công việc. Tôi gặp Cảo với tất cả cái ngượng ngùng chín đỏ. Cảo ngược lại, tỉnh bơ. Chàng không tỏ một dấu ăn năn, hối hận hay tha thiết quyến luyến gì hết. Cái tỉnh khô của chàng làm tôi bực mình. Tôi bực mình lắm. Nhưng biết sao bây giờ. Cuối cùng, rồi tôi cũng phải quen đi. Không quen cũng chẳng được. Dần dà, sự bơ bơ với cái mặt lúc nào cũng như cười cười, cợt cợt của Cảo, giúp tôi cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Tôi bớt dần cái lo sợ, cái lính quýnh mỗi khi đem các em ra làm việc cho nhà xuất bản và nhà sách của Cảo. Dẫu sao, lần này tôi tin, Cảo sẽ khác. Phải khác chứ bởi đây là lần thứ nhất, tôi hẹn hò với chàng. Hai chữ này chạm vào tâm trí tôi, như hai tia lửa ngọn, đốt tôi cháy xém cả mặt mày.

Tôi chuẩn bị kỹ càng mọi thứ. Tôi đặt ra những câu hỏi mà chàng sẽ hỏi. Tôi chuẩn bị những lời nói, sao cho Cảo không thể coi thường, không thể nghĩ sai về sự táo tợn của tôi. Dám hẹn hò với Cảo.

Nhưng mọi chuẩn bị, mọi dự trù đều sai bét. Cảo xuất hiện trong tầm nhìn của tôi là một chiếc bóng chạy vụt vào quán. Chàng không mặc áo mưa, cũng không có dù. Mưa đọng trên tóc, trên áo chàng, lấp lánh như những hạt thủy tinh óng ánh. Chàng cười hề hề. Tôi bất giác cười theo.

Gặp gỡ do tôi hò hẹn đã diễn ra một cách suôi chảy, tự nhiên hơn tôi tưởng. Cảo hỏi:

“Ai cho Thiện sự rảnh rỗi kỳ lạ vậy kìa?”

Tôi chưa kịp trả lời, Cảo nhìn thấy ly cà phê của tôi, chàng ngúc ngoắc cái đầu:

“Hôm nay còn bày đặt uống cà phê nữa ta?”

Tôi cười gượng, không biết phải mở lời như thế nào. Trả lời ư? Nói một câu gì khác ư? Có nhẽ Cảo không biết tôi đã cởi áo tu. Có nhẽ Cảo không biết tôi không còn là một ma soeur của chàng nữa. Phút chốc, tôi đã thành một con bé, lơ ngơ, lóng cóng, lạc lõng... trước cuộc đời. Chẳng thể nói Cảo không biết được. Trong lần gặp sau chót, ở nhà Dòng, tôi có nói với Cảo, ý định cởi áo tu của tôi. Tôi nhớ, Cảo lúc đầu tưởng tôi đùa. Cảo không tin. Sau Cảo trân trọng lắng nghe. Cảo nghiêm trọng khuyên tôi bỏ đi cái ý định đó. Rồi một lần nữa, khi các em loay hoay xếp giấy trong nhà kho, ở phòng tiếp khách của nhà xuất bản, tôi lập lại ý định... Cảo lắc đầu. “Đừng có điên. Thiện ạ”. Tôi nghiệm thấy khi nói một chuyện gì quan trọng, Cảo gọi thẳng tên tôi, chứ không gọi bằng ma soeur. Tôi biết, Cảo bất mãn. Cảo thất vọng không ít. Cảo bảo “cuộc đời mọi người cần tới một Thiện nữ tu, chứ không cần tới một Thiện thiếu nữ. Chúng ta, xã hội vật chất này, có quá nhiều thiếu nữ, nhưng lại có quá ít những nàng tiên áo nâu, áo trắng”. Tôi vẫn không cãi chàng. Tôi vẫn không hé lộ dù chỉ một tí thôi, cho Cảo hiểu, quyết định kia, từ chàng mà có, từ chàng mà nên. Tôi chỉ cúi đầu. Tôi lắng nghe. Tôi im lặng. Như tôi đã hằng im lặng suốt hai mươi mấy năm sống trong gia đình, sống trong nhà Dòng. Như tôi đã im lặng và chỉ chảy nước mắt sống khi Mẹ Bề Trên bước ra khỏi phòng ngủ của tôi. Mẹ để lại cho tôi câu nói bất hủ “không nhất thiết phải đi tu mới giúp được đời... Bất kể kẻ nào, tự làm tốt lấy chính mình, thiết tha và chân thật trong nỗ lực giúp người thua kém thì, cũng giống như vai trò của một tu sĩ, có khi còn đáng ca ngợi hơn nữa!” Và, cái mẹ mang đi ra khỏi phòng tôi là chiếc bóng gầy gò, khắc khổ in trên nền gạch hoa... Tôi nhớ, tôi đã im lặng từng giờ từng phút dưới chân tượng Đức Mẹ, dưới chân tượng Chúa để nghe được những tiếng nói thương yêu trìu mến, từ người.

Cảo đâu biết tôi đau biết là chừng nào, trước sự hồn nhiên, đùa cợt, như thể không có gì. Đã không có một thay đổi nào dù rất nhỏ xẩy tới cho tôi. Hay chàng không quan tâm tới mình? Hay chàng không nhớ, ngay những điều quan trọng nhất mà mình đã chọn chàng để thổ lộ? “Cảo”, tôi gọi chàng bằng đôi mắt muốn khóc, nhìn thẳng, “Cảo”, tôi gọi chàng bằng một thứ âm thanh câm lặng. Chỉ đôi mắt tôi muốn nói hộ tôi, nói thay tôi bằng những giọt lệ đang muốn chảy quanh. Tôi bảo mình “đừng. Đừng khóc nghe nhỏ. Khóc cái gì? Xấu lắm. Đừng. Đừng khóc. Việc gì phải để chàng thấy. Mày đã không muốn chàng biết. Mày đã không muốn chàng bị liên lụy, dù là liên lụy gián tiếp, liên lụy tự nhận trong việc làm của mày. Hãy để chàng giữ mãi cái hồn nhiên của người đàn ông trẻ con. Hãy để chàng sống tiếp cái ngây thơ, cái trẻ dại của chàng. Mọi ràng buộc, mọi hiểu nhầm, không giúp gì chàng, cũng chẳng giúp gì mày hết, Thiện à...”

Tiếc thay, khi tôi bảo mình “đừng. Đừng khóc nghe” thì cũng là lúc mà nước mắt tôi đã bật chảy. Tôi vội vàng cúi xuống. Nhưng tôi có hành động nhanh chóng, mau lẹ khéo léo tới đâu, cũng không dấu được đôi mắt tinh anh, sắc sảo của chàng. Tôi biết chắc, như thế.

Cảo cầm lên chiếc khăn giấy đưa cho tôi. Chàng nói:

“Thiện”.

Tôi đáp theo thói quen:

“Dạ”.

Sự thực chàng chẳng có điều gì để nói với tôi. Sau này, nhớ lại, tôi hiểu chàng chỉ muốn nhắc nhở tôi cầm lấy tấm khăn giấy mà thôi.

Trong lúc tôi chậm nước mắt, Cảo châm thuốc hút, xong đăm chiêu nhìn ra ngoài mưa. Chàng cố tránh cho tôi khỏi xấu hổ trước mặt chàng? Hay chàng đã hiểu mọi sự? Cách nghĩ nào, tôi cho, có lẽ cũng đều đúng cả.

Lúc bình tĩnh lại, tôi ngỏ lời xin lỗi Cảo. Tôi phân bua với chàng rằng, tôi không hề có ý định làm như vậy. Chẳng qua, tôi không kềm giữ được tôi mà thôi. Cảo lắc đầu nguầy nguậy:

“Anh hiểu. Thiện không cần phải nói nữa.”

Tôi gật đầu, thay vì phải nói cảm ơn Cảo.

Trận mưa giữ Cảo lại bên tôi tới khuya. Rời quán cà phê, Cảo cho tôi đi ăn. Ngồi với nhau trong một nhà hàng Mỹ, Cảo gỡ sợi dây chuyền nhỏ có tượng Chúa trên thập tự giá, đưa cho tôi. Tôi ngập ngừng không hiểu. Rồi tôi đánh liều thò tay ra nhận. Cảo cầm lấy tay tôi. Bóp lại từ từ. Hai nhịp tim đập được nối liền bằng tượng Chúa và hơi mát của sợi dây kim loại. Chúng tôi nhìn nhau. Thẳng thắn nhìn vào mắt nhau. Cảo gật đầu. Tôi cũng gật đầu.

Từ đấy cho tới lúc chia tay, chúng tôi không nói với nhau một lời nào. Cảo cũng không hề cầm lại tay tôi. Chàng ngồi trong xe dõi theo tôi khuất sau cửa nhà chị Hảo.

Mưa vẫn nặng hạt. Trên lầu cao, tôi thấy xe Cảo chuyển động mờ mờ, như bị nhận chìm dưới mưa và trôi trong biển nước. Tôi tiếc mình không đủ mạnh dạn, cầm lấy tay Cảo, hoặc, ít nữa, cũng nói với chàng một câu gì. Một câu gì? Chẳng hạn... Bạn muốn nghe? Xí! dại gì...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,