chương 8

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4060)
chương 8

“Tôi đã phạm tội vì nộp máu vô tội.”

Mt. 27.4.

 

Mùa thi tới sau khi tôi quyết định bỏ căn nhà đang thuê, để dọn về nơi chàng ở. Tôi không muốn chàng phải tốn kém cho hai nơi ở khác nhau, với một khoảng cách xa xôi diệu vợi như vậy. Bề gì tôi sau kỳ thi này, nếu đậu tôi sẽ ra trường. Tôi không thấy nhất thiết phải ở gần trường làm chi. Đằng nào thì chàng cũng phải đưa tôi đi học, đón tôi về. Căn nhà chàng đang ở tuy có xa trường học tôi thật đấy nhưng nó lại gần với văn phòng của chàng hơn. Đằng nào cũng vậy. Giảm được thời giờ bên này thì lại mất thì giờ bên kia. Thêm nữa, tôi không thể nào sống xa Cảo dù chỉ một đêm. Sau lần Cảo đau, mặc nhiên chúng tôi đã là một. Sau lần Cảo đau, mặc nhiên chúng tôi không còn là hai. Ít ra Cảo cũng thuộc về tôi cho tới ngày vợ con chàng ở Việt Nam, có giấy xuất cảnh, đoàn tụ với chàng ở đây. Tôi không chịu nổi những đêm ở một mình và tôi nghĩ chàng cũng thế. Trên một phương diện nào đó, thì chúng tôi đã là vợ chồng. Tôi muốn tự tay mình lo cho chàng không chỉ một bữa ăn sáng mà cả bữa cơm tối. Về phương diện nấu nướng, dường như tôi đã tiến bộ thấy rõ. Những chỉ dạy của chị Hảo về những món ăn bình thường, giúp tôi khá nhiều. Tôi lại đi hỏi thêm những người bạn Việt Nam, cùng lớp. Mỗi người dạy tôi một món. Mỗi người truyền lại cho tôi những kinh nghiệm bếp núc quý giá của họ. Tôi thấy việc nấu ăn không còn là cái gì khó khăn nữa. Chỉ cần có một tình yêu, chỉ cần có một tha thiết được chăm sóc, được tự tay làm lấy món ăn.

Còn tới một tuần nữa mới phải rời Houston đi Austin thi bằng hành nghề, vậy mà mỗi khi nghĩ tới lòng tôi đã quặn xót, cứ y như chuyến đi này là chuyến đi vĩnh biệt, chuyến đi cắt lìa tôi vĩnh viễn khỏi chàng. Cảo cũng nhận ra nỗi bồn chồn, bịn rịn của tôi, nên chàng chọc hoài. Một buổi tối khi thấy tôi mang giấy bút ra viết những thứ cần mang theo trong bốn ngày ở Austin, chàng nói:

“Chuyến này Thiện đi, ở nhà, nhỡ anh bị high fever rồi ai lo cho anh đây?”

Hai chữ “high fever” với chúng tôi mang một ý nghĩa thật đặc biệt. Cái ý nghĩa rất thâm sâu, rất mặn nồng, rất vợ chồng giữa chúng tôi. Thậm chí nhiều khi tôi đang trong ca trực, Cảo điện thoại vào hỏi thăm xong kêu ầm lên “Thiện ơi, anh đang bị high fever...” Tôi biết chàng chỉ muốn chọc ghẹo đùa rỡn thôi, nhưng khi nghe tôi vẫn thấy sung sướng, cảm động, nóng ran cả người. Cái sung sướng cảm động đầy kỷ niệm, đầy thương yêu. Cái nóng ran của tình nghĩa, gối chăn chồng vợ. Nó làm tôi chỉ muốn bỏ hết công việc bay ngay về với Cảo.

Tuy nhiên, lúc tôi phải sửa soạn xa chàng thật sự thì, lời nói đùa của chàng không làm tôi nôn nả, không làm tôi náo nức mà chỉ khiến tôi buồn bã, lo lắng. Tôi không nghĩ chuyến đi mấy ngày của tôi là một mở đầu cho một thảm kịch, cho một đoạn lìa bất hạnh nào giữa tôi và chàng. Tôi không nghĩ khi tôi trở về, sẽ không còn Cảo. Nhưng chẳng hiểu sao, linh tính vẫn mơ hồ báo cho tôi biết, chuyến đi ngắn hạn của tôi sẽ dẫn tới những chuyến đi khác, dài lâu hơn.

Tôi ngừng bút, quay lại bảo Cảo:

“Thiện đã buồn. Anh không thương thì thôi. Lại còn chọc Thiện nữa. Thiện nghỉ chơi với anh bây giờ.”

Tôi nói với chàng và thực sự thấy tiếc những ngày còn đi học. Tôi nghĩ nếu đừng cố gắng quá, nếu cứ ì ra, nếu lười một chút, có khi lại tốt hơn cho hạnh phúc của mình. Trước phản ứng của tôi, trong những lần như vậy, bao giờ Cảo cũng bắt tôi ngừng tay. Bao giờ Cảo cũng kéo tôi ngã vào lòng chàng. Chàng muốn đánh tan những đám mây đen trong tâm hồn tôi bằng những “cơn sốt” của chàng.

Dù né tránh cách nào, dù cho chàng có tế nhị đến đâu thì ngày thi của tôi cũng đến. Buổi chiều, Cảo nghỉ làm việc. Chàng ở nhà phụ tôi thu xếp những thứ cần thiết, dồn vào một chiếc valise. Chàng đưa tôi ra sân bay thật sớm. Hai đứa ngồi với nhau ở phòng đợi. Chàng hút thuốc liền tay. Tôi nghĩ có thể chính Cão cũng không được bình tĩnh lắm. Chàng chỉ làm bộ cứng rắn để giúp trấn an tôi mà thôi.

Trước khi lên máy bay, Cảo nhắc tôi đủ thứ. Chàng có làm như tôi là một đứa trẻ con lần đầu tiên phải xa gia đình. Chàng làm tôi vừa cảm động lại vừa bùi ngùi thương Cảo.

Vừa tới nơi, tìm xong chỗ ở trọ, tôi gọi điện thoại cho chàng hay. Chương trình thi chính thức có hai ngày rưỡi. Tôi nói, nếu thi xong sớm, có người về Houston bằng xe, tôi sẽ quá giang họ về. Đi mất mấy tiếng có mệt thiệt nhưng vẫn hơn phải ngủ lại ở Austin thêm một đêm nữa. Cảo đồng ý. Chàng bảo, bỏ vé máy bay chuyến về cũng không sao. Miễn chúng ta thấy được mắt nhau, dù một giờ cũng là vô giá. Nói chuyện với Cảo gần một tiếng đồng hồ, tôi tìm lại được cho tâm hồn sự bình an cần thiết. Cảo bảo tôi đi nghỉ sớm, không ngủ được thì ôn bài. Chàng không muốn tôi gọi chàng nhiều sợ sẽ bị chia trí. Trước khi gác máy, tôi còn dặn vói chàng một câu. Tôi bảo “Thiện không bằng lòng cho anh Cảo bị “high fever” trong lúc Thiện ở xa đó nghe”. Cảo cười ròn bên kia đầu máy. Chàng nghiêm trọng “thề” sẽ không bao giờ “lên cơn sốt” khi không có tôi ở cạnh. Tôi an lòng được một lúc rồi bồn chồn, lo lắng ngay. Hay linh tính muốn báo cho tôi biết trước một điều gì?

Tôi thầm mong lần này linh tính tôi sai. Nó chỉ dọa nạt cho tôi sợ thiệt.

Như dự tính, buổi thi thực tập, tôi bốc thăm trúng một đề tài hơi khó. Nó đòi hỏi sự hiểu biết và khéo tay. Bù lại, thời gian bỏ ra không lâu. Tôi làm gọn gàng, suông sẻ. Thế là xong, tôi nghĩ. Kỳ thi lấy bằng hành nghề, thực ra không đến như lời đồn đãi. Đêm trước, tôi đã hẹn với chị Khương cùng lớp, nếu xong sớm, chị cho tôi quá giang xe của chị về Houston bằng đường bộ cùng với chị. Chị Khương ô kê.

Ra khỏi phòng thi, tôi đứng ngoài hành lang chờ chị đón. Buổi trưa đẹp và ngon như một miếng bánh bông lan trắng phau phau với những con cò trắng từ con sông vắt ngang thành phố, bay lạc về. Chúng đậu trên các trụ đèn thấp trong khuôn viên, xù lông nghiêng đầu che nắng ấm. Chốc chốc gió đẩy nhẹ những chiếc lá bã đậu to bản lướt trên mặt đường nhựa, hay chao nghiêng giữa khoảng trời xanh, làm cho một hai chú cò nhát gan mở cánh, xếp cẳng bay lên... Người ta nói Austin là thành phố của những người yêu nhau, chiếc võng đưa của những lãng mạn thân ái, tôi cũng cho đúng. Con sông Austin lúc nào cũng là nơi hò hẹn của những cặp tình nhân. Nó cũng là “nhân chứng” cho những lời thề non hẹn biển và, đồng thời cũng làm chứng cho những chia ly, mất mát.

Tôi nghĩ nếu Austin là một thiếu nữ đài cát, tóc dài, kín đáo mà thơ mộng một cách đằm thắm, quyến rũ bao nhiêu, thì Houston là một người đàn bà nhà quê, dị hợm với những lớp quần áo tưa rách, chắp vá chằng chịt bấy nhiêu. Vẻ tỉnh lỵ của Houston không che dấu được dẫn cho bên cạnh những con đường lỡ loét, những xa lộ mọc thêm, những vòng đai mới bó rọ, những dải cầu chồng chất lên nhau, là những tòa nhà kính chọc trời, những khu lọc dầu suốt ngày phun khói hoặc bập bùng lửa ngọn. Dù có thoa trét lên mặt mình bao nhiêu lớp phấn son, thì Houston cũng vẫn lồ lộ cái đỏm dáng học đòi, bắt chước một cách vụng về. Vẻ đẹp của Houston nằm nơi những mộc mạc, những da trần dám nắng và những chân đất lem lấm bụi đỏ. Đấy là cái mặt đáng yêu nhất của Houston. Đấy là cái nhan sắc thật “trời cho” của thành phố này. Và tôi yêu nó, như tôi yêu Cảo. Như tôi yêu chính tôi vậy.

Tôi định về tới Houston, tôi sẽ kể cho Cảo nghe những ý nghĩ “nặng phần thơ phú” của mình. Tôi nghĩ chắc Cảo sẽ thích lắm. Cảo sẽ cười tít mắt hay chàng sẽ mơ màng, tuồng như lắng nghe dòng sông Austin nước chảy đôi bờ, lắng nghe tiếng lá bã đậu chạy trên hè phố, hoặc hình dung bóng cò trắng xếp chân, soải cánh bay lên, lên mãi, làm thành một chấm trắng, như nhúm bông gòn lơ lửng không tan giữa khoảng trời xanh... Tâm hồn Cảo rất cũng nhẹ bâng. Tâm hồn Cảo cũng tựa nhúm bông trắng không tan giữa trời tôi xanh miết. Tôi yêu biết bao cái thi sĩ rất mực trong tâm hồn chàng.

Nghĩ tới Cảo, tôi lại nghe ruột gan cồn cào nhớ nhung, khao khát thấy mặt nhau, được nằm trong vòng tay của nhau tựa lòng tôi bỗng dưng bị xát chà bởi cả một khối muối ớt đỏ ké. Tôi lấy tấm thiệp mua được trong buổi chiều dạo downtown Austin, kê lên mặ tường, viết cho Cảo mấy chữ. Tôi viết:

“Anh ơi ờ! Thiện đây. Thiện và Austin và con sông bên tay trái, và con cò bên tay phải (đã bay mất tiêu) đang cùng nhớ anh. Nhớ anh, như thể nếu lóc bỏ khỏi em nỗi nhớ này, thì đời sống em, chỉ còn là một con chó nhồi bông, vô cảm. Gửi anh bài thơ “I Miss You” của Cathy Lynn Oaks. Cơn sốt, High Fever của anh, sẽ về bên anh, trước khi thơ của Oaks tới. Bằng lòng không?”

Tôi đọc lại bài thơ trước khi bỏ phong bì, gửi cho chàng. Bài thơ có những đoạn thật đáng mê như:

“I sit remembering all we’ve shared,
dreaming of all that we will be,
and crying a tear for every minute
we are apart.
Though somewhere
in the loneliness,
somewhere in the emptyness,
I find myself feeling very loved,
and I realize that
it’s not the loving that hurts so much…
it’s being without you.

Tôi mỉm cười một mình, bỏ tấm thiệp vào phong bì vừa lúc chị Khương từ phòng thi bước ra. Chị nhìn tôi bằng đôi mắt chọc ghẹo:

“Gớm! Gì vậy? Thư cho chàng phải không?”

Tôi ấp úng:

“Dạ không.”

“Lại còn dấu? Đấy là mới xa nhau có một hai ngày đấy.”

Tôi nóng ra hai vành tai:

“Thiệt mà chị Khương. Thiện chả nói dối đâu.”

Thiện nào biết nói dối anh bao giờ đâu, phải không Cảo?

Tôi về tới Houston vừa hay trời xẩm tối. Hàng phố đã lên đèn. Bãi đậu xe chung của khu apartment đã đầy xe. Mọi người đi làm về. Tôi bước xuống, cảm ơn chị Khương, chúc kỳ thi này chị thi đậu xong liếc tìm xe của Cảo. Chỗ đậu có ghi số của chúng tôi còn trống. Tôi khấp khởi mừng nghĩ Cảo còn ở văn phòng. Tôi sẽ gọi điện thoại cho chàng, nói tôi đang ở trong cái “tổ chim” của hai đứa. Chắc chắn chàng sẽ ngạc nhiên vô cùng, Đêm qua điện thoại về, tôi còn bảo ngày mốt nhớ đi đón tôi. Tôi muốn dành cho chàng sự bất ngờ to lớn hơn bất cứ một vui mừng nào khác.

Niềm vui bồng bồng như khói bốc lên trong huyết quản, mỗi bước tôi nhảy tới hai ba bậc thang. Dường như nếu tôi không nhảy nhanh, nhảy cao, có thể niềm vui sẽ phá vỡ lồng ngực tôi, và khi chàng về tới, tôi sẽ chỉ còn là một cái xác không hồn. Một cái xác còn ấm áp và tươi rói niềm hân hoan. Mở rộng cánh cửa, tôi vất valise giữa nhà, ôm ngực thở. Tôi tham lam hít đầy buồng phổi mùi hơi quen thuộc của căn nhà. Mùi quần áo cũ, mùi dầu mỡ, mùi thức ăn để quá ngày, mùi chàng, mùi tôi, mùi hai đứa. Tôi chạy a vào phòng ngủ... như đứa nhỏ đi học về xục xạo tìm mẹ. Tôi biết chàng không có nhà chứ. Nhưng tôi vẫn muốn ào vào. Nhưng tôi vẫn muốn được bước vào, được ở giữa nó, dù chỉ sớm hơn một vài giây. Tôi thấy trên chiếc end table dưới chụp đèn ngủ, tấm ảnh bán thân của tôi đang cười toe. Tôi thấy bên cạnh, khung ảnh, chàng cũng cười toe. Tôi nhìn trân trối... như mới thấy lần thứ nhất không bằng. Tôi ném mình xuống chiếc giường quen thuộc. Tôi lính quýnh bấm điện thoại cho chàng. Chuông reo. Chàng có ngay đầu dây. Tôi thì thào: “Anh. Thiện đây. Thiện đang bị high fever...” Chàng la hoảng: “Ở đâu? Thiện đang ở đâu?” Tôi đáp thật nhỏ, tuồng sợ phải nghe được chính tiếng nói của mình “Ở nhà. Trong phòng của chúng ta”.

Tôi buông điện thoại, lăn trên giường. Úp mặt mình lên mặt gối đầy mùi Cảo.

Mùi da thịt của Cảo như thuốc mê đối với tôi. Bất cứ lúc nào được thở hít mùi chàng, tôi cũng đều thấy mình muốn ngủ. Đôi mắt tôi díu lại. Thần trí tôi từ từ nhẹ hều rồi bay đi mất tiêu. Tôi chìm vào giấc ngủ.

Tôi ngủ liền một khi không đợi chàng về. Có lẽ những ngày thi làm đầu óc tôi căng thẳng. Cũng có thể đường dài, ngồi xe lâu không quen làm tôi ngầy ngật muốn sốt. Tôi thực sự ớn lạnh, muốn sốt.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8836)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17101)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19041)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9211)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22512)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24545)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,