chương 10

10 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 4120)
chương 10

Ngài nói: Abba, lạy Cha, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cất chén đắng này khỏi con; nhưng không phải điều con muốn mà là điều Cha muốn.”

Mc. 14.35.

 

Những chuyến bay cuối cùng đã rời phi trường Hobby. Cả khu phi trường chỉ còn lại những ngọn đèn vàng yếu. Những tầng lầu vắng hoe. Những phòng đợi thẳng tắp hàng hàng ghế đợi. Một vài người có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, kiểm soát cầm trong tay những chùm chìa khóa lớn, thong thả đi lại tựa dạo chơi hay đang đắm chìm trong một suy tính mung lung nào đó.

Cảo ngồi gác chân lên thành tường kính. Chàng hút thuốc liên miên. Chuyến bay tới, mới thả ra ít khách muộn. Đa số là những người già. Chuyến bay kế tiếp về Seatlle đã lên bảng. Sau quầy vé, cô tiếp khách đại diện hãng máy bay thu dọn giấy tờ, lâu lâu lại đưa tay che miệng ngáp. Mọi quầy hàng đã thả xuống những tấm lưới sắt. Chỉ còn một căn snack bar mở hé. Những người lao công lạnh, lơ đãng làm nốt công việc của mình. Phi đạo trống. Sương mù dâng lên như từ dưới thấp, đang nuốt mất một phần cảnh vật. Chúng tôi cố gắng tránh những lời nói thừa. Khuôn mặt Cảo chợt nhăn nhúm như vừa mới bị một luồng điện chạy qua. Chàng thở dài:

“Cho anh gửi lời thăm ba má và tụi nhỏ.”

Tôi gật đầu lơ đãng nhìn người đàn bà hớt hơ hớt hải từ xa tới. Nàng ngồi xuống chiếc ghế có ống gạt tàn thuốc lá bằng nhôm trắng. Ngọn lửa héo hắt soi khuôn mặt nàng cũng héo hắt. Điều gì tới đã tới. Cái ý nghĩ này đã làm tôi buồn thảm biết bao.

Chẳng điều biết trước nào giúp ta khá hơn, một khi nó xảy tới.

Đó là ý nghĩ tôi đã nói đêm qua với Cảo. “Như khi Thiện yêu anh.”

Đêm qua, Cảo cũng ngồi như thế này. Khác chăng chàng dựa vào vách tường. Chúng tôi đã nói được với nhau, điều tưởng không bao giờ nói được. Tôi nhận được thư của má tôi, báo tin ông cụ bị đụng xe. Phải ở nhà dưỡng bệnh. Các em tôi, có đứa dự tính bỏ học, tìm việc làm, để giữ lại căn nhà. Má tôi viết “gia đình rất cần con”. Tôi hiểu, cuộc đời là những nương tựa rờ rẫm, đôi khi mang ý nghĩa của những hy sinh tối tăm. Gia đình cần tôi, như An và các con của Cảo, cần chàng. Tôi hiểu. Như mùa mưa đang trở lại trong thành phố này. Rồi những ngày mưa sẽ lại đi qua. Đường phố sẽ sạch bóng như được quết bởi một lớp sơn mới. Lớp sơn mang tên thời gian và niềm lãng quên. Ai cũng phải sống. Tôi nhớ Mẹ Bề Trên. Tôi nhớ bà quay quắt. Nhớ những lời an ủi, nhắn nhủ dịu dàng. Nhớ bà bảo “... bất cứ kẻ nào tự làm tốt lấy chính mình, thiết tha và chân thực trong nỗ lực giúp người yếu kém thì cũng giống như vai trò của một tu sĩ...”

Tôi biết mình chỉ có thể làm được một trong hai điều bà dạy. Điều chân thực giúp cho người yếu kém. Nói cách khác, tôi muốn hy sinh tôi cho An, cho những đứa con của chàng bên kia biển. Những con người tôi chưa biết mặt. Những con người cũng một hình hài, một trái tim như tôi. Tôi muốn được hy sinh cho họ. Tôi làm được vế thứ hai. Nhưng còn vế thứ nhất? Thành thật mà nói, tôi không làm được. Tôi không tự làm tốt lấy mình. Nếu không có lá thư của con chàng mà tôi tình cờ nhặt được. Phải chi tôi đừng nhặt lá thư đó. Phải chi tôi có thai với chàng. Liệu tôi có làm tốt, có hy sinh được chăng? Ai trả lời có, tôi không biết. Cá nhân tôi, là không.

Ngay hôm nhận được thư của bà cụ, tôi điện thoại về nhà. Tôi nói sẽ lấy chuyến bay sớm nhất. Tôi sẽ trở về. Tôi sẽ có mặt bên cạnh mọi người. Lúc buông máy xuống, tôi cũng hiểu ngay, khi tôi có mặt ở nơi đó, thì cũng là lúc tôi không có mặt ở nơi này. Cảo để rơi tờ báo trên tay xuống thảm. Tôi chỉ kịp nhìn thấy lúc chàng luống cuống cúi nhặt.

Lẽ ra chàng phải biết chuyện phải đến đó. Vấn đề chỉ là thời gian. Chúng tôi đã có một đêm nói chuyện với nhau. Rất thẳng thắn. Rất thành thực và đầy tự trọng.

Chàng bảo tôi đã học xong, đã có bằng hành nghề. Chàng thấy an tâm, chàng thấy mãn nguyện lắm rồi. Bây giờ là lúc tôi cần lo cho kẻ khác. Còn chàng? Chàng không cần. Đúng hơn, chàng cần tôi chứ. Cần lắm. Cần cho phần tâm linh. Cần cho phần trái tim. Bởi vì, chàng bảo: “tự lúc nào không biết, anh và Thiện chỉ còn một trái tim duy nhất. Chúng ta đã chia nhau trái tim ấy”. Tôi gật đầu. Chàng nói đúng. Mặc nhiên, tôi và chàng, đã chung một trái tim.

Nhưng, chàng nói, đời sống của mỗi con người không chỉ là đời sống của trái tim, dù cho người ta có chung nhau. Đời sống còn làm thành bởi những bổn phận, những trách nhiệm. Chính nhờ cái phần bổn phận hay trách nhiệm này mà đời sống con người trở nên cao quý hơn, ý nghĩa hơn. Thiếu một trong hai, là đời sống tàn tật. Là handicap. Thực sự handicap.

Chàng bảo đã tới lúc chàng phải chạm mặt với trách nhiệm. Trách nhiệm bảo lãnh vợ và các con. Tôi nói, tôi hiểu. Tôi thông cảm, tôi chia xẻ hoàn toàn với chàng. Tôi bảo nếu chàng không làm giấy tờ bảo lãnh họ thì, chính tôi cũng sẽ nhắc nhở chàng làm việc ấy. Tôi nói rất chân thành (một cách đau đớn) rằng “Thiện cảm thấy vinh dự được sống với anh một thời gian. Việc làm của anh làm Thiện hãnh diện, không ân hận.”

Tôi tin Cảo không một chút nghi ngờ trước bày tỏ này. Cũng như tôi tin, Cảo sẽ tha thứ tất cả mọi sai quấy cho tôi, trong thời gian chung sống với nhau. Tôi cũng xin Cảo tha lỗi cho sự yếu lòng của tôi. Tôi nói, nếu tôi không yếu lòng, nếu tôi giữ được trái tim mình không mềm yếu quá... chắc chúng tôi đã không có những ngày, như những ngày vừa. Cảo không cho tôi nói hết ý tưởng của mình. Chàng đưa tay bịt miệng tôi. Chàng bảo “nếu phải có một lời thú nhận nào đó thì, người nói phải là chính chàng. Không phải tôi...” Cảo nhấn mạnh “điều quan trọng là khi xa nhau, thâm tâm, ta tự biết đã không có một điều gì xấu hổ với chính mình. Điều quan trọng là trước nhan Chúa, chúng ta trong sạch như giọt nước thứ nhất. Như khi chúng ta được sinh ra, trong mắt nhìn thương yêu của Ngài”.

Suốt đêm nói chuyện với nhau, không thiếu những lần cả hai đứa chảy nước mắt. Lúc đứa này lau nước mắt đứa kia. Lúc đứa kia an ủi, khích lệ tinh thần đứa nọ. Cũng có lúc cả hai đứa cùng khóc. Đó là lúc không đứa nào còn đủ bình tĩnh lau nước mắt cho nhau nữa. Mỗi đứa, tự bưng lấy mặt mình, như bưng lấy nửa trái tim mà nó đang gìn giữ.

Với sự tha thứ trước của chàng, tôi xin lỗi chàng trong mấy năm chung sống với nhau, tôi đã chỉ cho ba má biết mặt chàng là một ân nhân, giúp đỡ tôi từ tinh thần đến vật chất... Mà, tôi không kể tôi với chàng đã chung sống đời sống vợ chồng với nhau. Tôi không kể với gia đình, tôi đã cho chàng đời con gái của tôi. Với sự tha thứ trước của chàng, tôi nói, nhưng thế nào cũng sẽ có một ngày, bí mật cuối cùng ở trong tôi sẽ được phơi bày một cách thẳng thắn với ba má... Đó là ngày có một người đàn ông định lấy tôi làm vợ. Đó là ngày tôi sẽ nói với ba má tôi trước nhất và sau đấy là người đàn ông kia, nếu có. Cảo hỏi lại tôi, có cần thiết chăng? Có nên chăng? Để làm gì? Tôi đáp cần lắm chứ. Nên lắm chứ. Nếu ta phủ nhận chính ta, thì ta có còn là ta nữa không? Nếu ta phủ nhận cái phần đời sống quan trọng của ta, làm nên ta ngày hôm nay, thì, ta và con vật khác nhau chỗ nào? Không có khinh bỉ nào ghê gớm hơn sự khinh bỉ chính mình. Tôi nói.

Bây giờ ngồi đây. Hai đứa, như hai hòn đảo, như hai vũ trụ xa lạ, chỉ tiếp cận mà không hòa nhập? Tôi chua xót, nhiều lần lén nhìn Cảo. Không biết những gì sẽ chờ tôi ở cuối đường bay? Không biết tôi có còn nhìn thấy mặt chàng? Không biết tôi có còn giữ được thói quen mỗi ngày viết cho chàng một cái note, như một lá thư nhỏ, những lúc ở với chàng cũng như những lúc xa chàng? Không ai biết được ngày mai. Không ai biết được giờ sắp tới. Chỉ biết sẽ không còn ai cho tôi những cái note như những lá thư nhỏ, những lượng dưỡng khí, những khoảng trời xanh, bé, nhỏ nhoi, nhưng cần thiết cho tôi thấy cuộc đời còn đáng sống.

Bây giờ ngồi đây, tôi chỉ mong chuyến bay được hủy bỏ hoặc hoãn lại vì lý do thời tiết. Tôi sẽ xách valise trở về căn nhà tôi đã sống. Tôi sẽ được chui vào cái ổ chuột của hai đứa trong nhiều năm qua. Tôi mong. Tôi ao ước. Tôi thèm khát. Nhưng tôi không hành động. Tôi không tích cực. Tôi không tự chủ. Tôi chờ chàng quyết định. Tôi muốn chàng quyết định. Nói đi. Nói với Thiện đi, Cảo. Hãy bảo Thiện, đứng lên. Ta về nhà. Hãy bảo Thiện, anh yêu em. Anh muốn sốt. High fever. Nói đi. Nói cho Thiện muốn sốt theo.

Chuyến bay Seattle khởi sự. Hành khách vào cửa. Chưa tới mười người. Tôi là người cuối cùng chui vào cái cửa đó. Người nữ tiếp viên hàng không chỉ chờ có thế, để khép cửa phi cơ. Tôi không nhìn lại. Cảo còn đó. Ở đầu hành lang. Tôi biết chứ. Nhưng quay lại để làm gì? Nếu được, hãy khóc. Khóc đi con.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,